Khối lượng chất hấp phụ là một trong các thông số quan trọng ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ tại nồng độ ban đầu nhất định của chất bị hấp phụ. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của khối lượng chất hấp phụ từ 10 mg đến 100 mg trong 25 mL dung dịch CV tại nồng độ ban đầu 50 mg/L, pH = 10 và nhiệt độ 30oC được chỉ ra trong Bảng 3.8 và trên Hình 3.11.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của khối lượng chất hấp phụ đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ CV của MBC, sử dụng nồng độ ban đầu CV = 50 mg/L, pH = 10, nhiệt độ 30oC, thời gian rung lắc 60 phút.
Khối lượng (mg/25 mL) C0 (mg/L) Ccb (mg/L) H (%) q (mg/g) 10 99.69252078 25.24376731 74.67837395 74.44875346 25 99.69252078 11.47645429 88.48814916 88.21606648 50 99.69252078 3.387811634 96.60173942 96.30470914 75 99.69252078 3.470914127 96.51838062 96.22160665 100 99.69252078 4.412742382 95.5736475 95.27977839
Từ Hình 3.11 có thể nhận thấy rằng, khối lượng chất hấp phụ ảnh hưởng đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ CV.
Hình 3.11. Ảnh hưởng của khối lượng chất hấp phụ MBC đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ CV tại nồng độ ban đầu CV = 50 mg/L, pH = 10,
nhiệt độ 30oC, thời gian rung lắc 60 phút.
Kết quả chỉ ra rằng, khi khối lượng chất hấp phụ tăng từ 10 đến 50 mg/25 mL thì hiệu suất và dung lượng hấp phụ tăng từ 74.7 % đến 96.6 % và 74.4 mg/g đến 96.3 mg/g tương ứng. Điều này có thể là do sự có mặt của các vị trí chất hấp phụ nhiều hơn cũng như sự có mặt của các bề mặt đặc biệt của chất hấp phụ. Tuy nhiên, khi khối lượng tăng từ 50 đến 100 mg/25 mL sự thay đổi hiệu suất và dung lượng hấp phụ không đáng kể. Nguyên nhân có thể là do có sự kết tụ của các hạt chất hấp phụ, do đó mà không có sự tăng diện tích bề mặt của của chất hấp phụ. Kết quả tương tự cũng được quan sát thấy trong công bố trước đây [32].