Thực trạng thuế điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 065 các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ thuế điện tử tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 44)

d) Mô hình tiền đề và trung gian củ aD abholkar và cộng sự (2000)

3.1.2. Thực trạng thuế điện tử tại Việt Nam

a) Kê khai thuế điện tử

Năm 2016: Trong năm 2 016, hệ thống khai thuế qua mạng và dịch vụ nộp thuế điện tử đã được triển khai tại tất cả các tỉnh thành phố, có 566.662 DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế qua mạng, đạt 99,81%; số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận và xử lý là trên 35,8 triệu hồ sơ. [1]

Năm 2017:Tính đến thời điểm 31/12/2 017 đã có gần 100% doanh nghiệp thực

hiện kê khai thuế điện tử qua mạng. Cụ thể, về khai thuế điện tử đến thời điểm tháng 12 2 17, đã triển khai tại 63 tỉnh, thành phố và 100% các Chi cục Thuế trực thuộc; với 637.256 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,71% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước; số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận là trên 45,6 triệu hồ sơ. [2]

Năm 2018: Qua thống kê, đến 31/12/2018, 254 DN đã thực hiện xuất hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, với tổng số hơn 7,4 triệu hóa đơn đã được xác

thực; tổng doanh thu xác thực là hơn 86.322 tỷ đồng. Hệ thống khai thuế qua mạng đã

được triển khai cho 63 Cục Thuế và 100% các Chi cục Thuế trực thuộc. Kết quả đến hết năm 2 018 đã có đến 762.659 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện

tử chiếm 99,81% số doanh nghiệp thực hiện khai thuế qua mạng. [3]

Biểu đồ 3.1: Các doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng năm 2016-2018

(nguon:tong cục thuế) Từ biểu đồ cho thấy Việt Nam số lượng doanh nghiệp kê khai thuế năm 2 017 tăng so với năm 2016(70.594 DN), nhưng tỷ lệ đạt 99.71% lại thấp hơn so với năm 2 016 là 99.81%, điều này chứng tỏ số lượng doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng năm 2 017 tăng so với 2 016, nhưng số doanh nghiệp tham gia kê khai thuế điện tử lại chiếm tỷ lệ ít hơn so với năm 2 016 là 1%

Năm 2018 cả nước có số lượng doanh nghiệp mới tiếp tục tăng, tăng thêm 125.403

DN tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng tăng lên 99.81% bằng năm 2016. Với tỷ lệ này có thể nói gần như 10 0 % doanh nghiệp đã tham gia dịch vụ kê khai thuế điện tử.

b) Nộp thuế điện tử

Triển khai từ năm 2 014 đến nay, nộp thuế điện tử ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:

Năm 2016: Trong năm 2 016, hệ thống khai thuế qua mạng và dịch vụ nộp thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố, có 566.662 DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế qua mạng, đạt 99,81%; số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận và xử lý là trên 35,8 triệu hồ sơ. Thu ngân sách nhà nước năm 2 016 do ngành Thuế quản lý ước đạt 884.399 tỷ đồng, trong đó Số tiền đã nộp NSNN từ

1/1/2 016 đến 31/12/2016 là trên 492.000 tỷ đồng và trên 2,2 triệu lượt giao dịch nộp thuế điện tử.[4]

Năm 2017: Năm 2017, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách, gắn với cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, nhờ đó kết quả thu ngân sách trong năm ước đạt 1.001.600 tỷ đồng, bằng 103,4% dự toán, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2 016. [5]

Về nộp thuế điện tử, Cơ quan thuế đã phối hợp với 47 Ngân hàng thương mại đã hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với Tổng cục Thuế và 63 Cục thuế để triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử và tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ. Số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là 625.010 trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đạt tỷ lệ 97,79%. Số lượng doanh nghiệp hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng là 613.989, chiếm 96,07% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, với số tiền đã nộp NSNN từ ngày 1/1/2 017 đến 31/12/2017 là 520.300 tỷ đồng với 2.724.718 giao dịch nộp thuế điện tử.[6]

Năm 2018: Tính đến 31/12/2018, số lượng doanh nghiệp (DN) hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng là 672.599 DN, chiếm tỷ lệ 96,42% trên tổng số DN đang hoạt động. Trong năm 2 018, các DN đã nộp tiền thuế thông qua hơn 3,1 triệu giao dịch nộp thuế điện tử, với tổng số hơn 658 nghìn tỷ đồng. Tiếp tục phối hợp với 43 Ngân hàng thương mại đã hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với Tổng cục Thuế và 63 Cục thuế triển khai dịch vụ Nộp thuế điện tử tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ. Theo báo cáo của Tổng cục Thuế về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2 18 cho thấy, thu ngân sách do ngành Thuế thực hiện đạt 1.146.933 tỷ đồng, vượt 7,2% dự toán, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2 17. [7]

1400000

■Tổ n g số tie n n ộ P ■Số t ie n DN n ộ P q U a m ạ n g

Biểu đồ 3.2: Số tiền nộp thuế năm 2016-2018(đv: tỷ đồng)(nguồn tổng cục thuế)

Có thể thấy từ năm 2016-2018 xu hướng tổng số tiền nộp thuế và nộp thuế qua mạng tăng đều qua các năm từ 884.399 tỷ đồng lên 1.146.933 tỷ đồng. Số tiền doanh nghiệp nộp thuế qua mạng tăng từ 492.000 tỷ lên 658.000 tỷ trong 2 năm từ 2016-2018 càng chứng tỏ hiệu quả của dịch vụ thuế điện tử có thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người nộp thuế.

Việc nộp thuế qua ngân hàng thương mại mang lại lợi ích người nộp thuế: Quy trình thủ tục đơn giản, thuận tiện; giảm thời gian làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa, từ đó giảm chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.

Được thanh khoản nợ, thông quan hàng hóa và xét ân hạn thuế ngay sau khi cơ quan hải quan nhận được thông tin nộp thuế từ ngân hàng thương mại.

Người nộp thuế được lựa chọn dịch vụ thanh toán thu ngân sách nhà nước hiện đại, đa dạng do ngân hàng cung cấp.

Vướng mắc trong việc thu nộp ngân sách được ngân hàng phối hợp thu và cơ quan hải quan giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Giảm thời gian lưu kho bãi, giải phóng hàng hóa nhanh, hạn chế phát sinh không có lợi cho doanh nghiệp.

c) Hoàn thuế điện tử

Ke từ khi được đưa vào áp dụng năm 2 017 nhưng hoàn thuế điện tử đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp: theo thống kê của Tổng cục Thuế. Công tác hoàn thuế luôn được quan tâm, thực hiện đúng chính sách, quy trình; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là đối với các trường hợp có dấu hiệu rủi ro theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.

Từ ngày 4/8/2017, Tổng cục thuế đã triển khai cung cấp dịch vụ hoàn thuế điện tử cho tất cả người nộp thuế tại 63 tỉnh, thành, tính đến thời điểm báo cáo, đã tiếp nhận 8.184 hồ sơ (trong đó 878 hồ sơ hủy), tổng số tiền đề nghị hoàn thuế là hơn 34.000 tỷ đồng. Hệ thống đã giải quyết hoàn thuế cho 6.003 hồ sơ với tổng số tiền đã giải quyết hoàn là hơn 32.000 tỷ đồng, trong đó hoàn thuế GTGT là hơn 28.800 tỷ đồng.[8]

Trong năm 2018: Tổng cục thuế đã thực hiện công tác giám sát hoàn thuế tự động đã giúp người nộp thuế giảm bớt thời gian, tiền bạc cũng như công sức... Do đó đã duy trì hệ thống khai thuế qua mạng cho hơn 99,93% số doanh nghiệp. Thực hiện hoàn thuế điện tử cho hơn 93,18% số hồ sơ hoàn thuế. Đến nay đã xây dựng và triển khai thí điểm hệ thống hóa đơn điện tử có mã xác thực đối với 254 doanh nghiệp tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nang với hơn 7,4 triệu hóa đơn. Tổng cục Thuế cho biết, năm 2 18, toàn ngành thuế đã g

iải quyết hoàn thuế theo pháp luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 20.220 quyết định hoàn với tổng số tiền thuế GTGT được hoàn là 112.373 tỷ đồng.[9]

Tiền thuế GTGT đã hoàn

■2017

■2018

Biểu đồ 3.3: Số tiền đã hoàn thuế GTGT năm 2017 và 2018

(Đv: tỷ đồng)

(Nguồn tổng cục thuế)

Từ biểu đồ có thể thấy số tiền hoàn thuế năm 2 017 là 28.800 tỷ đồng, bằng 25,6% so với cả năm 2 018. Sở dĩ số tiền hoàn thuế GTGT năm 2017 gần bằng ¼ so với năm 2 018 là vì Tổng cục thuế mới chính thức đưa vào áp dụng thuế điện tử từ ngày 4/8/2017 tức 4 tháng cuối năm 2 017. Như vậy tính ra số tiền hoàn thuế qua các

năm thay đổi không đáng kể.

Một phần của tài liệu 065 các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ thuế điện tử tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w