Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểmtoán

Một phần của tài liệu 555 hoàn thiện quy trình kiểm toán đối với khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tín việt AICA chi nhánh hà nội thực hiện (Trang 48)

- Hợp đồng kiểm toán: được kí kết giữa khách hàng và công ty kiểm toán, quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên, thời gian kiểm toán, phí kiểm toán...

- Các thông tin về khách hàng: Quyết định thành lập, đặc điểm ngành nghề, quy mô hoạt động, chính sách nhân sự tiền lương...

- Bộ báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

- Sổ sách, chứng từ.của khách hàng được KTV lựa chọn làm bằng chứng kiểm toán.

- Giấy tờ làm việc: công ty có các mẫu Working Papers, bao gồm giấy tờ làm việc chi tiết và các giấy tờ làm việc tổng hợp. Tuy nhiên mỗi KTV có thể thiết kế cho mình mẫu giấy tờ làm việc riêng cho phù hợp với từng khoản mục, đối tượng khách hàng.

2.2.5. Đặc điểm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty

Chất lượng là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực dịch vụ, có thể nói rằng chất lượng dịch vụ

38

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

là điều quan trọng nhất mà khách hàng hướng tới khi có nhu cầu tiêu dùng. Chính vì vậy, mỗi một doanh nghiệp đều có những biện pháp kiểm soát riêng nhằm mang đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Điều này trở nên quan trọng hơn nữa khi đề cập đến những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên nghiệp, kế toán - kiểm toán. Chỉ cần một sự cố nhỏ trong chất lượng của Báo cáo kiểm toán cũng có thể khiến không chỉ uy tín của công ty giảm mạnh mà còn ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của nghề nghiệp nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng này, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tín Việt - AICA đã thiết lập một hệ thống kiểm soát chất lượng khắt khe, gồm 3 cấp kiểm soát: cấp 1, cấp 2 và cấp 3.

Cấp kiểm soát 1 được thực hiện bởi trợ lý kiểm toán giàu kinh nghiệm nhất của đoàn kiểm toán. Mỗi phần của các trợ lý khác đều được kiểm soát về mặt chất lượng ở cấp này. Thông thường, việc thực hiện xem xét diễn ra ngay từ khi phần hành được bắt đầu để đảm bảo cuộc kiểm toán đi đúng hướng.

Cấp kiểm soát thứ 2 được thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán hoặc giám đốc kiểm toán. Thường thì chỉ những phần chứa đựng nhiều rủi ro là đối tượng soát xét của những kiểm toán viên này.

Cấp kiểm soát thứ 3 được thực hiện bởi những người không là thành viên của đoàn kiểm toán. Mỗi năm hai lần, bộ phận kiểm tra nội bộ của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tín Việt - AICA tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán của công ty nhằm đảm bảo việc kiểm toán được thực hiện theo đúng chuẩn mực, đúng phương pháp.

2.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂMTOÁN BCTC CỦA KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY ABC DO CÔNG TOÁN BCTC CỦA KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÍN VIỆT - AICA CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN

2.3.1. Quy trình chung kiểm toán khoản mục tiền tại AICA

Kể từ ngày thành lập, mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ kiểm toán tốt nhất là mục tiêu cao nhất mà AICA luôn hướng tới. Để đạt được điều này, AICA luôn luôn cập nhật, tìm hiểu và nghiên cứu những điều luật, quy định mới nhất. Chính vì vậy, AICA nỗ lực không ngừng nghiên cứu và thay đổi để nâng cao chất lượng chương trình kiểm toán đối với mỗi khoản mục cụ thể, từ đó cuộc kiểm toán có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quy trình kiểm toán đối với khoản mục tiền trên BCTC tại công ty AICA được tóm tắt như sau:

2.3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Chỉ tiêu Mức trọng yếu 39

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

Các cuộc kiểm toán tại AICA đều bắt đầu bằng việc đề nghị kiểm toán của khách hàng đến AICA. Khi nhận đươc đề nghị kiểm toán, AICA sẽ tìm hiểu về mục đích của khách hàng khi đưa ra đề nghị và xem xét vấn đề liên quan đến thời gian phát hành báo cáo, nhân sự để quyết định có nhận lời đề nghị hay không. Khi nhận lời đề nghị, KTV của AICA sẽ dựa trên kinh nghiệm và xét đón của mình để đánh giá về rủi ro hợp đồng.

Sau khi AICA quyết định chấp nhận đề nghị của khách hàng, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và AICA sẽ lựa chọn thành viên cho nhóm kiểm toán.

Sau khi nhóm kiểm toán được thành lập, KTV tiến hành thu thập, tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp được kiểm toán bao gồm: chính sách quy định của Nhà nước với ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động của đơn vị, bộ máy tổ chức nhân sự, loại hình sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, đặc điểm của các khách hàng và nhà cung cấp thường xuyên, các bên liên quan,.

Tiếp theo, trưởng nhóm kiểm toán của AICA sẽ tiến hành phân tích sơ bộ BCTC để có đánh giá tổng quát về chênh lệch, rủi ro về sai phạm của khách hàng và khối lượng công việc cần phải làm để phân bổ nhân sự phù hợp. KTV tìm hiểu nguyên nhân sự biến động của khoản mục tiền trên BCTC, do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, mức độ của biến động, khoản mục tiền có chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng tài sản,. Từ đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ đưa ra sự phận công phù hợp cho phần hành này.

Sau khi thực hiện phân tích sơ bộ về BCTC, KTV sẽ tiến hành đánh giá chung về KSNB và rủi ro kiểm soát của đơn vị khách hàng. KTV thực hiện phương pháp lập bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát,. để có cái nhìn tổng quát về KSNB của doanh nghiệp. Từ đó, có thể đánh giá được KSNB của doanh nghiệp có đang hoạt động tốt hay không và đưa ra nhận xét về mức rủi ro kiểm soát.

Bước tiếp theo trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại AICA là xác định mức trọng yếu. Thông thường, KTV sẽ lựa chọn các chỉ tiêu sau: doanh thu, tổng tài sản, tài sản lưu động hoặc VCSH và lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, tùy từng cuộc kiểm toán mà KTV sẽ lựa chọn chỉ tiêu phù hợp để xác định mức trọng yếu.

40

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

Nguồn: Tài liệu nội bộ AICA

Cuối cùng, KTV tại AICA sẽ thực hiện xây dựng chương trình kiểm toán. KTV xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể đối với khách hàng cụ thể dựa trên hướng dẫn mẫu của công ty và đặc điểm của khách hàng để cuộc kiểm toán hiệu quả và phù hợp nhất. AICA đã thiết kế sẵn mẫu Chương trình kiểm toán khoản mục tiền để KTV có thể sử dụng nhằm tiết kiệm thời gian cho KTV. KTV cũng có thể dựa trên cơ sở mẫu có sẵn của AICA để thay đổi phù hợp với khách hàng cụ thể.

2.3.1.2. Thực hiện kiểm toán

Đánh giá KSNB đối với khoản mục tiền: KTV tìm hiểu về các quy định của đơn vị khách hàng đối với khoản mục tiền bao gồm các bước thực hiện thu - chi, người có thẩm quyền phê duyệt đối với các giao dịch phát sinh, chứng từ liên quan đến khoản mục tiền có được thu thập và bảo quản cẩn thận, tiền mặt được bảo quản như thế nào,... Các thủ tục thường được KTV của AICA sử dụng khi tiến hành thử nghiệm kiểm soát là: trực tiếp phỏng vấn, tìm hiểu về KSNB, quan sát, kiểm tra lưu trữ giấy tờ liên quan, quy trình thực hiện thu - chi, người có quyền ký các quyết định,. KTV có thể sử dụng bảng câu hỏi mẫu của AICA để thực hiện tìm hiểu về KSNB của doanh nghiệp khách hàng.

Thực hiện thủ tục phân tích: KTV có thể sử dụng phương pháp phân tích ngang (so sánh tỉ lệ tiền tại thời điểm đầu năm và cuối năm) hoặc phương pháp phân tích dọc (các tỷ số về khả năng thanh toán) để phân tích các biến động, phát hiện xu hướng và tìm ra mối quan hệ với các thông tin liên quan. Các KTV của AICA thường sử dụng phương pháp phân tích ngang đối với khoản mục tiền. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của AICA thì số dư của khoản mục tiền chịu tác động khá nhiều bởi chính sách của doanh nghiệp, nên thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục tiền vẫn được chú trọng hơn.

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư khoản mục tiền: Khi thực hiện kiểm tra chi tiết, KTV tại AICA sẽ thực hiện các công việc sau:

41

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

- Lập bảng tổng hợp: AICA cũng đã có mẫu bảng tổng hợp để phù hợp với quy trình kiểm toán tại AICA. Mẫu bảng tổng hợp bao gồm số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ chưa kiểm toán, số dư cuối kỳ đã kiểm toán, chênh lệch, điều chỉnh của các tài khoản cụ thể thuộc khoản mục tiền

- Kiểm tra số dư tiền mặt tồn quỹ: KTV thực hiện chứng kiến kiểm kê tiền mặt, số tiền được kiểm kê sẽ điền vào mẫu biên bản kiểm kê do AICA cung cấp. Sau đó, KTV sẽ thực hiện các thủ tục để so sánh đối chiếu giữa số dư tiền mặt trên sổ sách với số thực tế kiểm kê để đưa ra kết luận phù hợp.

- Kiểm tra số dư tiền gửi ngân hàng: KTV tiến hành thu thập thông tin về các ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản tiền gửi, sau đó gửi thư xác nhận đến tất cả các ngân hàng theo mẫu của AICA. Nếu gửi thư lần 1 không nhận được phản hồi từ phía ngân hàng, KTV sẽ tiếp tục gửi lại thư xác nhận lần thứ hai. Nếu vẫn không nhận được thư phản hồi, KTV sẽ sử dụng thủ tục thay thế: thu thập sao kê ngân hàng tại thời điểm 31/12 để tiến hành kiểm tra đối chiếu. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên thư xác nhận với số liệu khách hàng đã cung cấp thì KTV sẽ tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch và điều chỉnh nếu cần thiết.

- Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ thu - chi tiền: tại AICA, KTV sẽ chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh trong 7 ngày trước và 7 ngày sau ngày kết thúc năm tài chính và thu thập chứng từ kiên quan để kiểm tra tính đúng kỳ của nghiệp vụ.

- Kiểm tra các nghiệp vụ thu - chi bất thường: KTV của AICA thường dựa trên xét đoán và kinh nghiệm của mình để chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh bất thường

- Kiểm tra số dư các tài khoản có gốc ngoại tệ: KTV dựa trên các quy định hiện hành để thực hiện lấy tỉ giá phù hợp đối với tài khoản có gốc ngoại tệ, sau đó thực hiện đánh giá lại số dư tài khoản có gốc ngoại tệ và so sánh với số liệu do khách hàng cung cấp rồi thực hiện bút toán điều chỉnh (nếu có).

2.3.1.3. Kết thúc kiểm toán

Tuân thủ theo quy trình chung về kiểm toán BCTC tại AICA, trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán, KTV cần phải hoàn thành các công việc sau: Tổng hợp lại kết quả kiểm toán: trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tổng hợp lại kết quả kiểm toán của các phần hànhSoát xét lại GTLV; Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục; Phát hành Báo cáo Kiểm toán và thư quản lý.

42

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

2.3.2. Quy trình đối với công ty ABC

2.3.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

a. Xem xét, chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng

Do công ty ABC là khách hàng truyền thống của AICA, khi nhận được đề nghị kiểm toán năm 2020 từ phía công ty ABC, AICA có thể nhanh chóng và dễ dàng nắm bắt được đặc điểm ngành nghề và rủi ro trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng. AICA sử dụng hồ sơ khách hàng đã được lưu trữ từ các năm trước và tiến hành thu thập và cập nhật sự thay đổi của khách hàng về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, chế độ kế toán, chính sách kế toán.

Bên cạnh đó, tình hình thanh toán chi phí kiểm toán của công ty ABC là cơ sở để AICA đánh giá việc có chấp nhận khách hàng hay không. Dựa trên bảng chi tiết thanh toán chi phí kiểm toán của công ty ABC, KTV thấy rằng khách hàng thường thanh toán cho AICA trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được Yêu cầu thanh toán từ AICA. Mức độ phối hợp và thái độ hợp tác của công ty ABC với KTV cũng là một yếu tố tác động tới việc chấp nhận khách hàng của AICA.

KTV đánh giá năm 2020 - 2021 tình hình kinh tế - xã hội không ổn định do tác động của dịch bệnh nên có thể sẽ có rủi ro đến tiến độ của cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, do công ty ABC là khách hàng truyền thống của AICA nên cũng có rủi ro gây ảnh hưởng đến tính độc lập. Tuy nhiên, rủi ro này có thể phòng ngừa bằng cách không lựa chọn các KTV đã từng kiểm toán cho công ty ABC. Cũng vì công ty ABC là khách hàng truyền thống của AICA nên rủi ro mẫu thuẫn với AICA hoặc khách hàng hiện tại của AICA là thấp. KTV đánh giá rủi ro hợp đồng khi chấp nhận khách hàng ABC là thấp.

Họ và tên Chức vụ Công việc

Trần Bá A Chủ nhiệm kiểm toán Ký BCKiT, chịu trách

nhiệm về toàn bộ cuộc kiểm toán

Ninh Văn Q Trưởng Nhóm kiểm

toán tờ Tổng hợp, soát xét giấy

Phạm Lệ Q Trợ lý kiểm toán Phần hành chi tiết

Ngô Thị Thu T Trợ lý kiểm toán Phần hành chi tiết

Vũ Thu T Trợ lý kiểm toán Phần hành chi tiết

Nguồn: Tài liệu nội bộ AICA

Sau khi đánh giá thư mời kiểm toán, AICA quyết định chấp nhận khách hàng.

Tiếp đến, Ban lãnh đạo của AICA và khách hàng sẽ gặp gỡ trực tiếp, thỏa thuận về các điều khoản trong Hợp đồng kiểm toán. Đây là sự thỏa thuận chính thức giữa Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tín Việt - AICA chi nhánh Hà Nội và

Sinh viên: Vũ Thu Thủy GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

43

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

công ty ABC về các điều khoản và điều kiện tiến hành cuộc kiểm toán, trong đó bao gồm: vấn đề về việc xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện cùng với các điều khoản về chi phí phát sinh trong thời gian diễn ra cuộc kiểm toán, và các biện pháp xử lý trong trường hợp xuất hiện sự thay đổi hoặc xảy ra sự tranh chấp về hợp đồng.

b. Ký kết hợp đồng và lựa chọn nhóm kiểm toán

Sau khi Công ty ABC và AICA đi đến sự thống nhất về hợp đồng, đôi bên sẽ cùng ký kết, hợp đồng có hiệu lực. Tiếp theo, AICA thực hiện lựa chọn và chỉ định các thành viên cho nhóm kiểm toán.

Việc lựa chọn nhân sự cho cuộc kiểm toán được thực hiện nhằm tuân thủ theo các quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam, quy định của Aica và đảm bảo cho cuộc kiểm toán thực hiện một cách hiệu quả nhất. Với hợp đồng kiểm toán cho Công ty ABC nhân sự bố trí cho cuộc kiểm toán gồm 5 người bao gồm 1 trưởng nhóm kiểm toán và 4 trợ lí kiểm toán trong đó có 1 thành viên là người đã tham gia kiểm toán công ty ABC năm trước. Tùy theo trình độ và kinh nghiệm của từng người mà trưởng nhóm sẽ phân công công việc một cách phù hợp.

Các thành viên nhóm kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán tại công ty ABC bao gồm:

44

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

trình kiểm toán mẫu của VACPA. Dựa vào chương trình này, các KTV tiến hành kiểm toán các phần hành được giao. Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ tổng hợp kết quả của các phần hành kiểm toán, sau đó Chủ nhiệm kiểm toán thực hiện soát xét lại lần thứ hai. Trên cơ sở đó, Chủ nhiệm kiểm toán đưa ra ý kiến về toàn bộ cuộc kiểm toán thể hiện trên báo cáo kiểm toán. Đồng thời, Chủ nhiệm kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và công ty khách hàng về chất lượng cuộc kiểm toán.

c. Thu thập thông tin về khách hàng

- Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

Giới thiệu về Công ty ABC

Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển nhanh với Hàn Quốc là nguồn FDI lớn nhất trong những năm gần đây. Một số lượng lớn các doanh nghiệp Hàn

Một phần của tài liệu 555 hoàn thiện quy trình kiểm toán đối với khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tín việt AICA chi nhánh hà nội thực hiện (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w