6. Kết cấu của đề tài
1.1.3.2. Đặc điểm của chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại
Với cách hiểu là chế tài do VPHĐTM, chế tài trong thương mại có những đặc điểm pháp lý sau đây:
- Thứ nhất, về căn cứ phát sinh: chế tài do VPHĐTM phát sinh khi có hành vi VPHĐTM đã có hiệu lực pháp luật. Khác với các loại chế tài pháp lý nói chung
được áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật, chế tài do VPHĐTM
chỉ được
áp dụng đối với những hành vi vi phạm những điều khoản trong HĐTM mà
các bên
đã thỏa thuận. Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng, các bên tự do thỏa thuận,
thiết lập hợp đồng sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Khi hợp
đồng đã được thiết lập, các bên sẽ chịu sự ràng buộc lẫn nhau về quyền và
nghĩa vụ
và họ phải tuân thủ theo những ràng buộc đó. Nếu một bên có hành vi vi phạm
những thỏa thuận trong hợp đồng đồng nghĩa với việc họ chấp nhận phải
gánh chịu
những hậu quả pháp lý bất lợi.
- Thứ hai, về tính chất: chế tài do VPHĐTM mang tính tài sản rõ rệt. Như đã trình bày, trách nhiệm pháp lý là những hậu quả pháp lý bất lợi về mặt vật
chất hoặc
tinh thần mà chủ thể có hành vi phạm pháp luật phải gánh chịu. Mục đích
nhiệm của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Quan hệ hợp đồng trong thương mại được xây dựng trên nguyên tắc là quan hệ bình đẳng giữa các bên với nhau, HĐTM mang tính chất hợp đồng song vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên đối xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Vậy nếu một bên vi phạm nghĩa vụ của mình thì chính là đang xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên kia. Việc bên vi phạm nghĩa vụ gánh chịu hậu quả pháp lý từ hành vi vi phạm của mình cũng đồng nghĩa với trực tiếp chịu trách nhiệm với bên bị vi phạm nghĩa vụ.
- Thứ tư, chế tài do VPHĐTM có hình thức đa dạng và được áp dụng trực tiếp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. LTM năm 2005 liệt kê 6 hình thức chế tài cụ thể do VPHĐTM bao gồm: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm; Buộc bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp khác do các bên thỏa thuận mà không trái với quy định của pháp luật. Khi có hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm căn cứ vào những thỏa thuận trong hợp đồng cũng như quy định của pháp luật để yêu cầu bên vi phạm thực hiện những chế tài đảm bảo bù đắp lại những tổn thất về mặt lợi ích của mình cũng như cố gắng khôi phục phần nào QHTM bị xâm phạm.