6. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương
hủy hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong trường hợp một bên không thực hiện hợp đồng (Mục 2, 3, 4 Chương 7),...
Thứ ba, ngoài những quy định thành văn thì các quy định bất thành văn cũng được coi là nguồn của hoạt động thương mại và chế tài do VPHĐTM. Tại Điều 12 và Điều 13 của LTM năm 2005 quy định các bên có thể áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên hoặc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại. Việc áp dụng các thói quen thương mại hoặc tập quán không được trái với quy định của LTM năm 2005 và BLDS năm 2015.
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồngthương thương
mại
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị VPHĐTM, pháp luật quy định về các hình thức chế tài cụ thể do VPHĐTM. Những quy định này cho phép bên bị vi phạm hợp đồng được quyền áp dụng các chế tài phù hợp khi có hành vi vi phạm xảy ra. Nội dung cơ bản của pháp luật về chế tài do VPHĐTM bao gồm:
- Quy định về các hình thức chế tài do VPHĐTM: bao gồm chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện
hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và các chế tài khác
do các
bên thỏa thuận mà không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Trong
đó có
quy định cụ thể về điều kiện áp dụng từng loại chế tài, quyền, nghĩa vụ của
các bên
khi áp dụng hình thức chế tài đó và mối quan hệ giữa các hình thức chế tài. - Quy định về căn cứ áp dụng chế tài do VPHĐTM. Đây là quy định nền
tảng để bên bị vi phạm hợp đồng dựa vào đó tiến hành lựa chọn hình thức chế tài
trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận, xảy ra sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên còn lại, hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng thi bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình.
Có thể thấy, pháp luật về chế tài do VPHĐTM đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như sự vận hành và phát triển có định hướng của nền kinh tế thị trường do đó luôn được nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển của các quan hệ kinh tế cũng như định hướng phát triển kinh tế đất nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chế tài do VPHĐTM là một phần quan trọng không thể thiếu trong HTPL về hoạt động thương mại, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại đồng thời góp phần đảm bảo tính công bằng và cạnh tranh lành mạnh của môi trường kinh doanh, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế. Chương 1 của khóa luận đã nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận chung về chế tài do VPHĐTM cũng như pháp luật về chế tài do VPHĐTM. Đây là nền tảng quan trọng để nghiên cứu thực trạng pháp luật về chế tài do VPHĐTM một cách logic, hệ thống và đầy đủ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNGTHƯƠNGMẠI 2.1. CÁC LOẠI CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 2.1.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng có thể được coi là chế tài nhân văn nhất mà bên vi phạm phải chịu khi VPHĐ. Theo đó, việc áp dụng chế tài này không ảnh hưởng tới QHTM giữa các bên, HĐTM sẽ vẫn được thực hiện theo những thỏa thuận ban đầu, các bên vẫn có thể đạt được mục tiêu giao kết hợp đồng ban đầu.
Khi hành vi VPHĐ xảy ra, Dòng họ Civil law quan niệm yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng là yêu cầu cần thiết nhất, cần được ưu tiên hàng đầu so với các hình thức chế tài khác. Vì thế chế tài bồi thường thiệt hại chỉ được xem xét áp dụng khi việc buộc thực hiện đúng hợp đồng là bất khả thi hoặc bên bị vi phạm không còn mong muốn thực hiện hợp đồng nữa. Dòng họ Common law lại có quan điểm trái ngược về vấn đề này khi cho rằng cốt lõi của vấn đề là khi phát sinh VPHĐ, quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại bị ảnh hưởng thì họ luôn luôn có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại bằng vật chất. Và trên thực tế, Tòa án thường không quan tâm, coi trọng chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng”. Chỉ khi việc BTTH không thể đáp ứng được quyền lợi cho bên bị vi phạm, Tòa án mới công nhận sự hợp pháp của yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng.
BLDS năm 2015 không có quy định về chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng”. Trong những trách nhiệm dân sự được quy định tại Chương XV Mục 4 BLDS năm 2015 chỉ có quy định về trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể:
“Khi bên có nghĩa thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được
yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”. Quy định này cũng hướng tới
việc khắc phục quan hệ dân sự bị xâm phạm, đảm bảo quan hệ được tiếp tục theo những thỏa thuận ban đầu thì hai bên thiết lập giao dịch. Mặc dù tên gọi khác nhau, nhưng thực tế về bản chất đây cũng chỉ là một cách gọi khác đi của chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng”.
LTM năm 2005 quy định chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng” là chế tài đầu tiên trong các loại chế tài thương mại và nêu ra định nghĩa: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm
phải chịu chi phí phát sinh”6. Có thể thấy, các nhà làm luật Việt Nam có quan điểm
tương đồng với Dòng họ Civil law khi ưu tiên áp dụng chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng” đối với hành vi VPHĐ. Tuy nhiên khác với quy định trong HTPL của các nước Châu Âu lục địa, khoản 1 Điều 299 LTM năm 2005 quy định: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi
phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác’”. Như vậy, pháp luật thương mại
Việt nam cho phép áp dụng đồng thời chế tài “phạt vi phạm” và chế tài “buộc bồi thường thiệt hại” trong thời gian áp dụng chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng”. Quy định này khác với quy định của LTM năm 1997, tại khoản 1 Điều 225 Luật này quy định rõ “trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm không được áp dụng các chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc huỷ hợp đồng”. “Theo quy định của LTMnăm 1997, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trở nên mất ý nghĩa vì trong khi áp dụng chế tài nếu bên vi phạm chây ỳ không thực hiện thì không có chế tài tiền tệ bổ sung nào được áp dụng. Chỉ khi hết thời hạn áp dụng chế tài khác như phạt vi phạm, BTTH.Như vậy tình trạng kinh tế lúc này giống hệt như khi chưa áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng; không tuân thủ chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì bên vi phạm cũng không bị bất lợi gì hơn. Điều này không khuyến khích bên vi phạm thực hiện đúng chế tài, tạo điều kiện cho bên vi phạm trì hoãn việc phải BTTH hay phạt vi phạm hợp đồng””
[19, tr.293 - 294]. Quy định mới của LTM năm 2005 hỗ trợ việc áp dụng chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng” sẽ hiệu quả hơn đồng thời quyền lợi của bên bị vi phạm sẽ được đảm bảo ở mức tối đa.
So với quy định của LTM năm 1997, chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng” tại LTM năm 2005 đã được quy định phù hợp hơn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập cần phải sửa đổi cho chính xác và hợp lý hơn. Cụ thể LTM
năm 2005 định nghĩa “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu
cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng”. Có thể thấy, một phần trong khái niệm
về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng đang phi logic, mang tính bất khả thi, cụ thể là cụm từ “thực hiện đúng hợp đồng”. Bản chất của việc xuất hiện chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng” là có một bên đã VPHĐ, không thực hiện đúng với những thỏa thuận trong hợp đồng, do đó yêu cầu sửa chữa sai lầm và “thực hiện đúng hợp đồng” là bất khả thi. Sự bất khả thi được thể hiện rõ nét hơn với trường hợp VPHĐ về mặt thời hạn thực hiện hợp đồng. Ví dụ, hai bên có thỏa thuận thời gian thực hiện hợp đồng vào 08 giờ sáng ngày 11/04/2021, đến thời điểm phải thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận có một bên không tiến hành thực hiện hợp đồng. Vậy
“khi đã có hành vi vi phạm hợp đồng về mặt thời hạn thì hợp đồng đó không thể thực hiện đúng hợp đồng được nữa vì các bên không thể quay ngược thời gian vào
thời điểm thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện đúng hợp đồng”” [28]. Với mục
đích khôi phục lại các QHTM bị xâm phạm, Chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng” có vai trò lớn trong việc thúc đẩy thực hiện HĐTM, tuy nhiên cần phải xem xét lại cách định nghĩa về chế tài này để đảm bảo tính khoa học, hợp lý hơn.
“Buộc thực hiện đúng hợp đồng” là chế tài được ưu tiên áp dụng khi có hành vi VPHĐ xảy ra. Tuy nhiên, có phải mọi trường hợp áp dụng chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng” đều hợp lý. Việc xem xét tính phù hợp khi áp dụng chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng” là đang xem xét đến tính khả thi của việc áp dụng chế tài này trên thực tế, hoàn toàn không liên quan đến điều khoản về việc miễn trách nhiệm đối với hành VPHĐ. Bởi trên thực tế, mặc dù có căn cứ để áp dụng chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng” nhưng việc áp dụng lại không khả thi khi xảy ra các tình huống:
- “Theo quy định của pháp luật hoặc trên thực tế đều không có điều kiện để có thể thực hiện nghĩa vụ. Việc yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ
trong khi những điều đó trái với quy định của pháp luật thì chắc chắn bất khả thi.
phải thực hiện đúng theo thỏa thuận ban đầu có thể sẽ gây ra bất lợi cho cả hai bên, làm xa rời so với mục đích ban đầu của chế tài.
- Bên có quyền chấp nhận nghĩa vụ được thực hiện bởi một phương thức khác hợp lý hơn. Mặc dù hướng tới việc khắc phục quan hệ hợp đồng bị vi phạm,
tuy nhiên việc yêu cầu bên có nghĩa vụ buộc phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã không
còn ý nghĩa nữa nếu chủ thể chính trong hợp đồng đã chấp nhận với một phương
thức khác hợp lý hơn để đạt được mục đích.
- Bên có quyền không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn hợp lý kể từ thời điểm biết hoặc đáng ra phải biết về việc VPHĐ. Việc biết đến hành vi VPHĐ
mà không yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ trong một khoảng thời
gian hợp
lý cũng sẽ làm ảnh hưởng đến bên vi phạm nghĩa vụ. Có thể đến thời điểm
mà bên
có quyền yêu cầu, bên vi phạm không còn đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ dẫn
đến phải chịu một khoản bồi thường lớn về tài sản. Điều đó là không công
bằng cho
bên vi phạm, mặc dù họ là bên có lỗi, tuy nhiên hành động này của bên có quyền
cũng không phù hợp”7.
Như vậy, khi rơi vào các tình huống trên, việc tiếp tục áp dụng chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng” sẽ không còn ý nghĩa nữa. Hiện tại, cả pháp luật dân sự và pháp luật thương mại Việt Nam đều chưa đề cập đến vấn đề này. Việc bổ sung vấn đề này vào quy định của LTM là cần thiết để đảm bảo mỗi chế tài sẽ phát huy được hết công dụng của nó, đồng thời đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia quan hệ hợp đồng.
Các quốc gia thuộc dòng họ Common law sử dụng thuật ngữ " remedies for
breach of contract/non-performance”, viết tắt là "remedies' để ám chỉ đến các biện
pháp khắc phục VPHĐ. "Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ” quy định những biện pháp khắc phục VPHĐ bao gồm: Bồi thường thiệt hại, yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng; trong đó biện pháp BTTH được chia thành các loại thiệt hại gồm có: thiệt hại kỳ vọng, thiệt hại do tín nhiệm và thiệt hại ấn định (thiệt hại ước tính). Trong đó biện pháp BTTH theo mức ấn định khá gần về mặt hình thức với chế tài "phạt vi phạm” theo quy định của pháp luật Việt Nam.Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể về mục đích và căn cứ áp dụng thì bản chất của biện pháp BTTH theo mức ấn định lại hoàn toàn khác biệt. Biện pháp BTTH chỉ được phép thi hành khi nó được sử dụng như một điều khoản về thiệt hại ấn định mà không phải là phạt vi phạm. Các bên trong hợp đồng phải chứng minh giá trị thiệt hại ấn định được đưa ra trên cơ sở của việc đánh giá các yếu tố khách quan, đồng thời tòa án xem xét thấy giá trị thiệt hại ấn định có tương xứng với thiệt hại thực tế thì đó mới được coi là biện pháp bồi thường thiệt hại ấn định và mới phát sinh giá trị pháp lý. Ngược lại, khi xét thấy mức thiệt hại ấn định không tương xứng với thiệt hại thực tế khiến một bên phải gánh chịu một nghĩa vụ vật chất vượt quá so với thiệt hại được đánh giá thì sẽ coi đây là biện pháp phạt vi phạm và sẽ không phát sinh hiệu lực. Dòng họ Civil lại thừa nhận hiệu lực của điều khoản phạt vi phạm, cụ thể Điều 1226 BLDS Pháp quy định: iiBieu khoản phạt vi phạm là điều khoản theo đó, để đảm bảo thực hiện hợp đồng, một bên cam kết làm một việc nào đó trong trường hợp không thực hiện
đúng hợp đồng' [30]. Có thể thấy điều khoản phạt vi phạm theo quy định của
BLDS Pháp hướng tới mục đích bảo đảm thực hiện hợp đồng và quan trọng hơn biện pháp này có thể thay thế cho biện pháp BTTH khi có hành vi VPHĐ.
Ở Việt Nam, các ngành luật được phân chia theo đối tượng điều chỉnh, nên trong quan hệ hợp đồng cũng được chia ra thành quan hệ HĐDS nói chung chịu sự điều chỉnh của HTPL về dân sự và quan hệ HĐTM nói riêng chịu sự điều chỉnh của HTPL về thương mại. Điều này dẫn đến quy định về chế tài phạt vi phạm tại BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 thiếu tính thống nhất, đôi khi có cả những quan điểm xung đột với nhau. Chế tài phạt vi phạm trong HTPL Việt Nam được xây dựng nhằm hai mục đích chính: (i) răn đe, phòng ngừa và nâng cao ý thức tự giác tuân
thủ các thỏa thuận đã ghi nhận trong hợp đồng; (ii) trừng phạt bên có hành vi VPHĐ. Chế tài phạt vi phạm được định nghĩa là “sự thỏa thuận giữa các bên trong