6. Kết cấu của đề tài
1.1.3.3. Mục đích của chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại
Giao kết HĐTM là kết quả của sự thống nhất cao về mặt ý chí giữa các bên. Tuy nhiên, không phải hợp đồng nào được giao kết cũng sẽ được thực hiện đúng bởi luôn tồn tại rủi ro một bên có hành vi bội ước, đi ngược lại với sự thỏa thuận ban đầu. Khi xuất hiện chế tài thương mại, các chủ thể hợp đồng sẽ lường trước được sự trừng phạt hay hậu quả pháp lý bất lợi dự kiến sẽ áp dụng nếu mình có hành vi VPHĐTM. Điều đó khiến các bên sẽ có ý thức tự giác tuân thủ khung pháp lý gồm các quy định, thủ tục, tiêu chuẩn, yêu cầu đã được thỏa thuận trước và thực hiện hoạt động thương mại trong khuôn khổ đó. Như vậy, trước hết chế tài thương mại sinh ra nhằm mục đích ngăn ngừa và hạn chế hành vi VPHĐ, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các bên trong việc thiết lập và thực hiện hợp đồng.
Thứ hai, chế tài do VPHĐTM hướng tới mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong QHTM. Chủ thể nào tham gia QHTM cũng mong muốn
có thể đạt được nhiều lợi ích nhất. Việc một trong các bên có hành vi VPHĐ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích hợp pháp của bên còn lại. Chế tài do VPHĐTM sẽ là căn cứ để bên bị vi phạm dựa vào đó yêu cầu bên vi phạm phải khôi phục QHTM bị xâm phạm, bù đắp những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Đồng thời đó cũng chính là sự trừng phạt mà pháp luật mà Nhà nước đưa ra cho bên vi phạm vì hành vi mà họ đã gây ra. Khi quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm phạm, pháp luật sẽ can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Nếu bên vi phạm không tự nguyện thi hành thì sẽ có cơ chế cưỡng chế thi hành từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Thứ ba, chế tài do VPHĐTM góp phần đảm bảo trật tự vận hành của nền