Khái niệm pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại

Một phần của tài liệu 538 hoàn thiện pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại (Trang 27 - 31)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Khái niệm pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các QHTM có điều kiện được mở rộng hơn, tự do hóa hơn. Pháp luật hợp đồng chính là nền tảng pháp lý của mọi sự thỏa thuận, sự thống nhất về mặt ý chí giữa các bên, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các quan hệ hợp đồng bình đẳng, an toàn, cùng có lợi giữa các tổ chức, cá nhân. Việc pháp luật quy

định và từng bước mở rộng quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng giúp các doanh nghiệp có điều kiện phát triển, mở rộng tốt hơn, góp phần kiến thiết một diện mạo mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên và ổn định quan hệ kinh tế, ngoài việc mở rộng quyền của các bên thì việc thiết lập những khuôn khổ pháp lý nhằm trừng phạt chủ thể có hành vi vi phạm nghĩa vụ, vi phạm quy định của pháp luật là điều cần thiết. Do đó, song song với pháp luật về hợp đồng, pháp luật về chế tài do VPHĐTM có ý nghĩa quan trọng không hề kém. Pháp luật về chế tài do VPHĐTM không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong quan hệ hợp đồng mà còn nhằm duy trì trật tự vận hành của toàn bộ nền kinh tế.

Trong luận văn thạc sĩ Luật học của mình, tác giả Hoàng Thị Hà Phương và tác giả Tạ Thị Thanh Hằng đều có cùng quan điểm khi đưa ra định nghĩa: iiPhap luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

do vi phạm chế độ pháp lý về hợp đồng thương mại'. Xuất phát từ định nghĩa trên

cùng với những lý luận chung về khái niệm pháp luật, bản chất của pháp luật về chế tài do VPHĐTM là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể do vi phạm chế độ pháp lý về HĐTM.

Pháp luật về chế tài do VPHĐTM ở Việt Nam là một bộ phận của pháp luật về hợp đồng và pháp luật thương mại nói chung. Do đó nguồn của pháp luật về hợp đồng và pháp luật thương mại nói chung cũng là nguồn của pháp luật về chế tài do VPHĐTM.

Cấu trúc pháp luật về chế tài do VPHĐTM có sự khác biệt phụ thuộc vào nguồn điều chỉnh của HTPL đó. Ở HTPL các nước Common law với đại diện tiêu biểu là Anh, Mỹ, án lệ được coi là nguồn luật quan trọng nhất, pháp luật không do cơ quan lập pháp làm ra mà được tạo ra bằng các phán quyết của toà án, thẩm phán có quyền giải thích và sáng tạo pháp luật. Trái ngược với dòng họ Common law, dòng họ Civil law (HTPL Châu Âu lục địa) lại coi pháp luật thành văn là nguồn quan trọng nhất trong hệ thống các nguồn pháp luật. Tại Việt Nam, tiếp cận với ý nghĩa hình

thức thể hiện chính của các quy tắc bắt buộc chung được Nhà nước ban hành và thừa nhận, nguồn của pháp luật về hoạt động thương mại nói chung và nguồn của pháp luật về chế tài do VPHĐTM nói riêng bao gồm:

Thứ nhất, là các văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện các quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hoặc các cá nhân, tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền) ban hành theo những trình tự, thủ tục pháp lý nhất định, trong đó quy định những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung đối với tất cả các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều trong đời sống. Các văn bản quy phạm pháp luật thường được phân chia thành hai loại chính: văn bản luật và văn bản dưới luật. Theo quan hệ thứ bậc về hiệu lực pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, tiếp đó là các đạo luật. Với vai trò là nguồn quan trọng của LTM, Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định chế độ kinh tế, quy định quyền công dân trong lĩnh vực kinh tế, theo đó: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề

mà pháp luật không cấm”. Đây là quy định mang tính nền tảng, đặt nền móng cho

việc xây dựng, cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh trong các văn bản pháp luật thương mại hiện hành. Dưới Hiến pháp năm 2013 là hệ thống các đạo luật điều chỉnh cụ thể về hợp đồng và thương mại: BLDS năm 2015, LTM năm 2005, các luật chuyên ngành có liên quan. BLDS năm 2015 được coi là đạo luật xương sống áp dụng cho mọi quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân giữa các chủ thể tham gia. BLDS năm 2015 quy định các yêu cầu buộc thực hiện nghĩa vụ, buộc bồi thường thiệt hại và các yêu cầu khác theo quy định của Luật là những phương thức bảo vệ của cá nhân và pháp nhân khi quyền dân sự bị xâm phạm. Chương XV, Mục 4 của BLDS năm 2015 là những quy định chung về nghĩa vụ và hợp đồng; căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thỏa thuận phạt vi phạm và căn cứ yêu cầu phạt vi phạm; các biện pháp nhằm khắc phục quan hệ dân sự bị xâm phạm do hành vi vi phạm hợp đồng... LTM năm 2005 là văn bản luật điều chỉnh trực tiếp về hoạt động thương mại. Chương VII Mục 1 của LTM năm 2005 quy định trực tiếp về nội dung chế tài do VPHĐTM: các loại chế tài trong thương mại; nội dung các chế tài trong thương mại; căn cứ áp dụng các chế tài trong thương mại; mối quan hệ giữa các loại chế tài do VPHĐTM; các trường hợp miễn trách nhiệm do VPHĐ. Việc áp

dụng LTM và pháp luật có liên quan được quy định cụ thể tại Điều 4 LTM năm 2005 như sau:

“1. Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan.

2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.

3. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của BLDS”.

Như vậy, đặt trong mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành điều chỉnh QHTM, LTM năm 2005 được coi là luật chuyên ngành, mọi hoạt động thương mại nói chung và chế tài do VPHĐTM nói riêng trước hết sẽ tuân theo LTM năm 2005. Đối với các hoạt động thương mại trong lĩnh vực đặc thù được quy định trong luật khác thì sẽ ưu tiên áp dụng quy định của luật đó trước, trường hợp luật đó không quy định thì quay trở lại áp dụng quy định của LTM năm 2005. Ví dụ, đối với chế tài do VPHĐTM trong lĩnh vực thi công, thiết kế, xây dựng thì được quy định tại Luật Xây Dựng năm 2014, mức phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng được áp dụng là không quá 12 % giá trị phần hợp đồng bị vi phạm ( Khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014). Trong trường hợp hoạt động thương mại không được quy định trong LTM và trong các luật khác thì sẽ áp dụng quy định tại luật chung là BLDS.

Thứ hai, bên cạnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quốc gia, các ĐƯQT, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế cũng được coi là một nguồn của hoạt động thương mại và chế tài do VPHĐTM. Việc xác định HTPL điều chỉnh hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài sẽ căn cứ vào pháp luật quốc gia cùng với ĐƯQT mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập (do ĐƯQT dẫn chiếu đến hoặc do các bên tự do thỏa thuận và lựa chọn áp dụng). Một số ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên có quy định về chế tài do VPHĐTM tiêu biểu như: Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG 1980) quy định về các chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng, các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng (Chương V); Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về

Một phần của tài liệu 538 hoàn thiện pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w