Hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài tạm ngừng thực hiện hợp

Một phần của tài liệu 538 hoàn thiện pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại (Trang 73 - 74)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.2.5. Hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài tạm ngừng thực hiện hợp

đồng

Như đã trình bày, bất cập lớn nhất của chế tạm ngừng thực hiện hợp đồng là quy định về căn cứ áp dụng của loại chế tài này. LTM năm 2005 quy định hành vi vi phạm cơ bản là một trong các cơ sở để áp dụng chế tài này. Thực tế, căn cứ áp dụng cả ba loại chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng đều được quy định giống nhau. Trong khi đó, bản chất của hậu quả pháp lý của những chế tài trên là khác nhau, và mỗi chế tài cũng sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Giả sử các bên không thỏa thuận trong hợp đồng về việc lựa chọn hình thức chế tài áp dụng khi có hành vi vi phạm xảy ra, nếu như căn cứ áp dụng của tất cả các loại chế tài này đều giống như nhau thì bên bị vi phạm phải căn cứ vào đâu để áp dụng loại chế tài cho phù hợp. Việc bên bị vi phạm tự do lựa chọn một trong ba chế tài mà không phù hợp thì hậu quả sẽ như thế nào. Hơn nữa việc quy định căn cứ áp dụng như vậy vô hình chung làm mất đi ý nghĩa của việc phân chia các loại chế tài. Nếu theo đúng logic, thì việc áp dụng loại chế tài nào phải căn cứ dựa trên mức độ vi phạm để đánh giá và xác định cho phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của hai bên.

Việc LTM năm 2005 quy định chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng khi xảy ra việc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng cũng không hợp lý. Hậu quả của hành vi vi phạm cơ bản đã đạt đến mức độ có một bên “không đạt được mục đích

của việc giao kết hợp đồng”. Vậy, thông thường, khi đã đạt đến trạng thái “không

đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” thì sẽ không ai muốn phải duy trì

một mối quan hệ không đem lại lợi ích cho mình, hoặc thậm chí tệ hơn, việc duy trì còn tạo ra những chi phí, thiệt hại lớn hơn. Trong khi đó, tại LTM năm 2005 cũng không có quy định về việc thời hạn tạm ngừng thực hiện hợp đồng sẽ kéo dài tối đa bao lâu, vậy quan hệ hợp đồng mãi chỉ dừng ở việc tạm ngừng mà không thể giải quyết một cách dứt điểm. Như vậy, việc áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng khi có vi phạm cơ bản xảy ra là không phù hợp, chế tài này nên được áp dụng ở thời điểm sớm hơn để đảm bảo phát huy hết tác dụng của nó.

Việc sửa đổi quy định về căn cứ áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng có thể tham khảo quy định tại BLDS năm 2015 và Bộ nguyên tắc Unidroit. Thực tế, BLDS năm 2015 không có quy định về chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, nhưng lại có quy định về “quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ” tại Điều 411. Quy định này lại có nội dung khá tương tự với nội dung về “tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ” theo quy định tại Điều 7.1.3 của Bộ nguyên tắc Unidroit. Với quy định tại hai văn bản nêu trên chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng được áp dụng trong hai trường hợp:

“(i) Khi hai bên phải thực hiện nghĩa vụ đồng thời với nhau thì một bên có quyền tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình khi bên kia chưa chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ của họ;

(ii) Khi một bên thực hiện nghĩa vụ sau bên kia thì có quyền tạm ngừng thực

hiện nghĩa vụ của mình khi bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ của họ”.

Việc sửa đổi căn cứ để áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng theo hướng trên vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời giúp các quy định của BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 về vấn đề này được hệ thống hóa, có tính logic cao.

Một phần của tài liệu 538 hoàn thiện pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w