6. Kết cấu của đề tài
3.1.2.8. Hoàn thiện quy định pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng
thương mại
Ngoài việc sửa đổi, bổ sung quy định về các chế tài do VPHĐTM, việc sửa đổi các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm do VPHĐTM đóng vai trò quan trọng không hề kém. Quy định về chế tài do VPHĐTM được đề ra nhằm mục đích bảo vệ bên bị vi phạm trước những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của họ, trong khi đó, quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm do
VPHĐTM là căn cứ để bảo vệ bên vi phạm trong những tình huống đặc biệt. Việc sửa đổi quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm do VPHĐTM cần phải lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, cần có quy định cụ thể hơn về vấn đề “xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận”. Trong LTM năm 2015 chỉ quy định nếu hành vi VPHĐ thuộc trường hợp mà hai bên đã dự kiến từ trước thì sẽ được miễn trách nhiệm, ngoài ra, không có bất cứ một quy định nào hướng dẫn về vấn đề này. Vậy tất cả mọi trường hợp mà các bên thỏa thuận đều có thể được coi là căn cứ miễn trách nhiệm cho VPHĐ kể cả do lỗi cố ý của bên vi phạm? Pháp luật thương mại cần đưa ra quy định cụ thể hơn cho vấn đề này, giả sử quy định những trường hợp loại trừ việc miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm cố ý của một bên.
Thứ hai, bổ sung quy định về vấn đề miễn trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Như đã trình bày, BLDS năm 2015 chỉ đưa ra khái niệm của sự kiện bất khả kháng, LTM năm 2005 và BLDS năm 2015 đều không có bất cứ quy định nào về căn cứ đánh giá, xác định sự kiện bất khả kháng. Vậy nếu chỉ dựa trên một khái niệm để đánh giá một sự kiện xảy ra có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không là khó thực hiện cho cả bên vi phạm và bên bị vi phạm. Các bên đều sẽ có những cách hiểu khác nhau về vấn đề này để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho mình. Do đó, để tránh phát sinh tranh chấp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc áp dụng trường hợp miễn trách nhiệm do VPHĐ khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, pháp luật cần quy định cụ thể về đặc điểm nhận diện của sự kiện bất khả kháng, các căn cứ để đánh giá xác định một sự kiện là sự kiện bất khả kháng. Đồng thời pháp luật nên có quy định trực tiếp về mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện bất khả kháng với hành vi VPHĐ. Như vậy mới đảm bảo việc miễn trách nhiệm cho hành vi vi phạm là hợp lý.
Thứ ba, bổ sung quy định về lỗi của người thứ ba. Trong BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 đều không có quy định về vấn đề xử lý trường hợp hành vi vi phạm do lỗi của bên thứ ba gây ra. Trên thực tế đã hoàn toàn xảy ra những tình huống do lỗi của bên thứ ba dẫn đến việc một bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng, ví dụ do lỗi của bên chở hàng dẫn đến người bán không giao hàng hóa cho người mua theo
như thỏa thuận ban đầu của hai bên. Rõ ràng trong trường hợp này, việc phát sinh VPHĐ hoàn toàn không phải mong muốn cũng như lỗi của bên vi phạm. Vậy nếu bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm cho trường hợp này thì sẽ bất lợi cho họ. Vì vậy, các nhà làm luật Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo các HTPL khác và đưa ra quy định về trường hợp hành vi vi phạm xảy ra do lỗi của bên thứ ba.