Nâng cao hiệu quả áp giải quyết tranh chấp thương mại của cơ quan tà

Một phần của tài liệu 538 hoàn thiện pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại (Trang 77 - 78)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Nâng cao hiệu quả áp giải quyết tranh chấp thương mại của cơ quan tà

tài phán

Các quan hệ HĐTM ngày càng đa dạng và phức tạp hơn kéo theo sự VPHĐTM trở nên tinh vi và rắc rối hơn. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc VPHĐTM đòi hỏi phải được nhanh chóng, kịp thời, rõ ràng, bảo quyền và lợi ích của các chủ thể.

Không thể phủ nhận vai trò của Tòa án trong câu chuyện giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đối với các HĐTM Việt Nam và đôi khi là các quan hệ kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, cũng không thể khẳng định hoạt động giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại của cơ quan tài phán công đã phát huy được hiệu quả tối đa. Trên thực tế, vì yếu tố phức tạp, có những tranh chấp bị kéo dài thời gian giải quyết quá lâu. Vẫn còn không ít trường hợp bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết tranh chấp thương mại bị hủy, trong đó có những vụ án mà bản án, quyết định bị hủy nhiều lần. Bất cập về thời gian giải quyết vụ án dài cũng như sự không thống nhất giữa các cấp Tòa xét xử gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Điều đó có thể khiến cho niềm tin của các thương nhân vào các cơ quan tài phán công bị giảm sút, họ sẽ không muốn lựa chọn một hình thức giải quyết tranh chấp với thủ tục rườm rà, phức tạp, thời gian giải quyết lâu mà quyền lợi của bản thân thì không được đảm bảo.

Vì vậy, các cơ quan tài phán công, mang trách nhiệm bảo vệ các quy định của pháp luật cần phải nâng cao năng lực giải quyết những tranh chấp về kinh doanh thương mại. Việc sửa đổi các quy định của pháp luật về chế tài thương mại

chỉ có hiệu quả khi những quy định đó được áp dụng một cách chính xác trên thực tế. Điều này đòi hỏi năng lực ở các Thẩm phán, người cầm cân nảy mực, đóng vai trò là cán cân công lý đưa ra các quyết định giải quyết tranh chấp. Rất khó để có thể đưa ra được quy định pháp luật dự liệu tất cả mọi trường hợp bởi QHTM luôn có những biến hóa khôn lường. Vì vậy, thẩm phán phải nắm chắc các quy định của pháp luật, vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý các quy định của pháp luật vào từng vụ việc, tình huống trên thực tế.

Ngoài ra, pháp luật thương mại Việt Nam nên thừa nhận án lệ là một nguồn của LTM. Việc thừa nhận án lệ sẽ góp một phần lớn vào việc nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp. Các thẩm phán có thể dựa vào những án lệ đã được pháp luật thừa nhận trước đó để xem xét, đối chiếu với các vụ án cụ thể, từ đó đưa ra một quyết định công bằng, hợp lý, cân xứng được quyền và lợi ích chính đáng của tất cả các bên.

Một phần của tài liệu 538 hoàn thiện pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w