Phân tích cơ sở cho xây dựng chiến lƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty điện lực phú thọ (PTPC) đến 2020 (Trang 73)

5. Nội dung luận văn: gồm 4 chƣơng:

4.1. Phân tích cơ sở cho xây dựng chiến lƣợc

Nhƣ chúng ta đã biết môi trƣờng vĩ mô gồm có 5 yếu tố đó là: Kinh tế, Chính trị - Pháp luật, dân số - văn hóa và điều kiện tự nhiên. Vì vậy khi tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố môi trƣờng vĩ mô ta sẽ thấy đƣợc những ảnh hƣởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một yêu cầu rất quan trọng, là cơ sở khoa học trong việc hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của công ty Điện lực Phú Thọ.

4.1.1.1. Môi trường kinh tế

a. Yếu tố tốc độ tăng trƣởng kinh tế:

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp tốc độ tăng trƣởng GDP từ năm 2012 đến 2014

Năm 2012 2013 2014

Tăng trƣởng GDP (%) 6,78 5,89 5,03

(Nguồn: Tổng cục thống kê tại: http:www.gso.gov.vn)

Hình 4.1: Tốc độ tăng trƣởng GDP từ năm 2012 đến 2014

Tốc độ tăng trƣởng GDP có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì sự tăng trƣởng GDP tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác nhƣ tăng trƣởng xuất khẩu thu hút đầu tƣ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cƣ...

Qua bảng 4.1 ta thấy tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam trong những năm qua còn thấp, cùng với những tác động xấu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung trong đó có

ngành điện. Dự báo trong thời gian tới, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế trong nƣớc sẽ tác động và ảnh hƣởng đến việc sản xuất kinh doanh điện.

→ Đây là nguy cơ của công ty Điện lực Phú Thọ (Nguy cơ 01).

b. Yếu tố lạm phát:

Lạm phát có tác động rất lớn đến nền kinh tế đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì nếu lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá cả thị trƣờng tăng cao, đồng nội tệ mất giá, chi phí sản xuất tăng làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng dẫn đến những bất lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Bảng 4.2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2012 đến 2014

Năm 2012 2013 2014

Tỷ lệ lạm phát (%) 11,8 18,58 6,81

(Nguồn: Tổng cục thống kê tại: http:www.gso.gov.vn)

Hình 4.2: Tốc độ lạm phát của Việt Nam từ năm 2012 đến 2014

Qua bảng 4.2 ta thấy tỷ lệ lạm phát không ổn định, năm 2013 lạm phát tăng tƣơng đối cao (18,58%). Theo các chuyên gia kinh tế của Việt Nam và thế giới dự báo trong một vài năm tới lạm phát có nguy cơ tăng.

→ Đây là nguy cơ đối với công ty Điện lực Phú Thọ (Nguy cơ 02).

c. Yếu tố sự thay đổi lãi suất ngân hàng:

Trong nền kinh tế thị trƣờng hầu hết các doanh nghiệp đều phải vay vốn ngân hàng, hoặc huy động vốn bằng cổ phiếu, trái phiếu, do vậy sự thay

đổi của tỷ giá, lãi suất có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty Điện lực Phú Thọ việc tăng lãi suất có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản suất kinh doanh vì những năm gần đây công ty phải vay vốn để đầu tƣ cải tạo và phát triển lƣới điện.

Bảng 4.3: Lãi suất tiền gửi của Việt nam từ 2012 đến 2014.

Lãi suất (%năm) 2012 2013 2014

Không kỳ hạn 3 6 2

Kỳ hạn 6 tháng 11,4 14 9

Kỳ hạn 12 tháng 11,65 17 13

(Nguồn: Ngân hàng ADB 2014)

Hình 4.3: Lãi suất tiền gửi ngân hàng

Bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy lãi suất 2013 tăng rất cao 17%, điều này đã làm cho chi phí của doanh nghiệp cũng tăng dẫn đến lợi nhuận giảm.

→ Đây là nguy cơ đối với công ty Điện lực Phú Thọ (Nguy cơ 03).

d. Yếu tố vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam:

Bảng 4.4: Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt nam từ 2012 đến 2014

Năm 2012 2013 2014

Tổng vốn đăng ký FDI 18,1 14,7 16,3

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)

Hình 4.4: Đầu tƣ FDI vào Việt nam từ 2012 đến 2014

Đầu tƣ nƣớc ngoài có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam. Đã có nhiều ngành công nghiệp mới đƣợc tạo ra từ nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ lọc dầu, sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử... Có ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu cao nhƣ: Điện thoại các loại và linh kiện đạt cao nhất 13,1 tỷ USD, tăng 76,2%. Tiếp đến là hàng dệt may đạt 11,5 tỷ USD, tăng 17,3%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 6,8 tỷ USD, tăng 42,2%; giày dép đạt 5,5 tỷ USD, tăng 16,1%... Do vậy có thể khẳng định đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, đời sống thu nhập của ngƣời dân đƣợc nâng cao, từ đó sản lƣợng điện cũng tăng cao, tạo điều kiện cho nghành điện phát triển.

→ Đây là cơ hội đối với công ty Điện lực Phú Thọ (Cơ hội 01). 4.1.1.2. Môi trường chính trị và pháp luật:

Chính sách khuyến khích đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc mở rộng làm cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng ngày càng nhiều. → Đây là cơ hội đối với công ty Điện lực

Phú Thọ (Cơ hội 02).

Văn bản pháp lý cho các hoạt động điện lực hiện nay là Nghị định số 45/2001/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 02/08/2001 và Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26/06/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực. Đối với Nghị định số 45 CP qui định về hoạt động điện lực và sử dụng điện trên lãnh thổ Việt nam cho mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc. Trong Nghị định 45 qui định quan hệ giữa các đơn vị điện lực với khách hàng là quan hệ mua bán, đƣợc thể hiện cụ thể trong hợp đồng mua bán điện. Đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, theo nguyên tắc sòng phẳng, bình đẳng và rõ ràng. Trách nhiệm kiểm tra, bồi thƣờng thiệt hại... đƣợc qui định rõ ràng cho cả hai bên, tạo ra sự công khai minh bạch trong việc đầu tƣ và kinh doanh điện giữa ngành điện và khách hàng, tránh đƣợc các hiện tƣợng tiêu cực. → Đây là cơ hội đối với công ty Điện lực Phú

Thọ (Cơ hội 03).

Việc thực hiện Nghị định 45 đã tạo cho Công ty một vài khó khăn đó là: việc bồi thƣờng thiệt hại cho khách hàng khi mất điện, trong khi đó hiện tại lƣới điện vẫn chƣa đƣợc đảm bảo, hiện tƣợng thiếu nguồn, sụt áp, sự cố do khách quan vẫn còn xảy ra. → Đây là nguy cơ đối với công ty Điện lực Phú

Thọ (Nguy cơ 04).

4.1.1.3. Môi trường văn hoá xã hội

Với chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao, Công ty Điện lực Phú Thọ quản lý và kinh doanh trên địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nhƣ: Mƣờng, Tày, Dao, Sán Chay, Mông, Thái, Nùng … Thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nƣớc về đƣa điện về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đến nay Công ty Điện lực Phú Thọ đã triển khai đầu tƣ cấp điện hơn 270 xã

với tổng vốn đầu tƣ hơn 4.350 tỉ đồng. Với đời sống của các dân tộc thiểu số còn khó khăn, lạc hậu và sống không tập trung, vì vậy đã tạo ra khó khăn rất lớn cho công tác quản lý cũng nhƣ hiệu quả mang lại từ hoạt động này là rất kém làm ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả chung của Công ty. → Đây là nguy

cơ đối với công ty Điện lực Phú Thọ (Nguy cơ 05).

Do chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ngày đƣợc cải thiện, sở thích vui chơi giải trí của các tầng lớp xã hội đƣợc nâng cao làm cho các loại hình dịch vụ, du lịch đƣợc phát triển mạnh. Là vùng trung du đồi núi, có Di tích lịch sử Đền hùng đƣợc công nhận di sản văn hoá thế giới đây là điều kiện rất tốt để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch và là động lực cho ngành điện phát triển trong tƣơng lai. → Đây là cơ hội đối với công ty Điện lực Phú Thọ (Cơ hội 03).

4.1.1.4. Môi trường tự nhiên

Là một ngành cơ sở hạ tầng, các công trình nguồn điện, lƣới điện chịu tác động và ảnh hƣởng rất lớn của các yếu tố môi trƣờng tự nhiên. Do địa bàn quản lý đa số là đồi núi nên việc phát triển và duy trì lƣới điện là rất khó khăn. . → Đây là nguy cơ đối với công ty Điện lực Phú Thọ (Nguy cơ 06).

4.1.1.5. Môi trường công nghệ

Ngày nay nhiều kỹ thuật công nghệ mới ra đời và phát triển rất nhanh đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của các nƣớc, trong đó công nghệ thiết bị sản xuất, truyền tải và phân phối điện ngày càng đƣợc nâng cao, đặc biệt công nghệ thông tin phát triển nhanh làm cho việc điều hành hệ thống điện càng trở nên hiện đại hơn. Công ty lần lƣợt đƣa vào sử dụng nhiều loại thiết bị: máy cắt tự động đóng lại, cầu dao cắt có tải, công tơ điện tử, bộ chống sét kỹ thuật mới, các rôle kỹ thuật số... để từng bƣớc hiện đại hoá lƣới điện phân phối. Hầu hết lƣới điện trung hạ áp khu vực đông dân cƣ đều đƣợc sử dụng cáp bọc cách điện để đảm bảo độ tin cậy và tính an toàn, do đó giá thành thiết bị mới, chi phí cho đầu tƣ phát triển công nghệ cũng tăng cao.

Bảng 4.5: Bảng tổng hợp các yếu tố môi trƣờng vĩ mô Các yếu tố môi trƣờng Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành Tác động đối với hãng Tính chất tác động Điểm Môi trƣờng kinh tế Tăng trƣởng kinh tế 3 2 - -6 Lạm phát 2 2 - -4 Lãi suất 2 2 - -4

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 3 3 + 9

MT Chính trị Pháp luật

Các văn bản pháp lý cho

hoạt động điện lực 3 3 + 9

Quy định về giá bán 3 3 - -9

Môi trƣờng văn hóa xã hội

Nhiều dân tộc 2 3 - -6

Đời sống xã hội nâng cao 3 3 + 9

Môi trƣờng tự nhiên

Địa bàn đồi núi 3 3 - -9

Môi trƣờng công nghệ

Áp dụng công nghệ mới 3 3 - -9

* Nhận xét: Qua bảng tổng hợp các yếu tố môi trƣờng vũ mô ta thấy hiện tại công ty Điện lực Phú Thọ có nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển, nhƣng cũng có những nguy cơ từ môi trƣờng vĩ mô, tổng hợp những cơ hội và nguy cơ nhƣ sau:

1. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

2. Các văn bản pháp lý cho hoạt động điện lực. 3. Đời sống xã hội nâng cao.

- Nguy cơ:

1. Lạm phát cao. 2. Lãi suất cao.

3. Không thuận lợi về địa lý.

4.1.2. Môi trường ngành

Môi trƣờng ngành có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Sức ép của yếu tố này có tác động đến Công ty ngày càng mạnh mẽ:

4.1.2.1. Khách hàng

Bảng 4.6: Số lƣợng khách hàng sử dụng điện 2012-2014

Năm

Cơ cấu khách hàng sử dụng điện Tổng số Nông lâm thủy sản Công nghiệp xây dựng Thƣơng nghiệp khách sạn Quản lý & tiêu dùng dân cƣ Khác 2010 192.25 0 35.023 4.086 16.835 136.16 4 142 2011 202.07 5 1.337 4.519 7.246 188.26 6 707 2012 217.15 2 636 4.546 1.931 207.22 6 2.813

Hình 4.5: Biểu đồ tăng trƣởng khách hàng sử dụng điện 2012-2014

Ở nƣớc ta, từ ngày thành lập ngành điện cho đến nay, thị trƣờng điện lực của chúng ta cũng là thị trƣờng độc quyền. Chƣa xuất hiện quá trình cạnh tranh trong quan hệ mua bán điện; ngƣời sử dụng điện chƣa đƣợc lựa chọn ngƣời bán điện, giữa những ngƣời sản xuất điện năng cũng chƣa có sự cạnh tranh với nhau trong khâu sản xuất và bán điện cho ngƣời mua. Vì thế, áp lực từ phía khách hàng còn chƣa thực sự mạnh. → Đây là cơ hội đối với công ty

Điện lực Phú Thọ (Cơ hội 04). 4.1.2.2. Nhà cung cấp

Hình thức cạnh tranh của lực lƣợng này ảnh hƣởng đến lợi nhuận đáng kể đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành điện. Đó là những hành vi gây sức ép tăng giá bán điện cho ngành điện, khi mà ngành điện hiện nay đang trong giai đoạn căng thẳng về thiếu điện cung cấp, buộc phải mua nhằm cân bằng công suất.(EVN phải chấp nhận mua điện của Trung Quốc với giá 5,8 cent /kwh)

Đối với ngành điện, thì nhu cầu đầu tƣ các công trình nguồn, lƣới điện rất lớn. Do vậy việc tìm kiếm nhà cung cấp nguồn vốn tài trợ tài chính từ bên ngoài vay vốn để đầu tƣ phát triển có tác động rất lớn và ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp nhƣ điều kiện vay nợ, thời hạn cho vay và khả năng kéo dài thời hạn…

Với sự phát triển mạnh mẽ của phụ tải, trong những năm qua đã gây khó khăn rất lớn đối với ngành điện về nhu cầu vốn đầu tƣ để phát triển nguồn, lƣới điện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải. Vì vậy việc tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ là một yêu cầu bức bách và cần thiết trong thời gian đến.

→ Đây là nguy cơ đối với công ty Điện lực Phú Thọ (Nguy cơ 08). 4.1.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Chính phủ đang có chủ trƣơng tái cơ cấu ngành điện theo hƣớng phù hợp với cơ chế cho thị trƣờng; kêu gọi đầu tƣ vào ngành điện (trƣớc mắt tập trung vào nguồn điện) và đa dạng hoá thành phần đầu tƣ đã tạo lực hút và cơ hội cho các đối thủ tiềm năng gia nhập ngành, điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp hiện tại trong ngành. Trong thời gian tƣơng đối ngắn đã có các chủ đầu tƣ: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn CN Than-Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, IPP/BOT với tổng công suất đặt là 4.600 tham gia vào thị trƣờng phát điện. Tuy vậy giai đoạn này vẫn tồn tại các rào cản nhƣ việc Chính phủ qui định giá điện đầu ra thấp dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất điện hiện tại xấp xỉ 7-8% và thấp hơn nhiều so với các ngành nghề kinh doanh khác hấp dẫn khác. Mặt khác, nhu cầu vốn đòi hỏi rất lớn, suất đầu tƣ xấp xỉ 3000 USD/ KWh (nguồn, truyền tải và phân phối). Đây là những rào cản đáng kể cho việc ra nhập ngành điện.. → Đây là nguy cơ đối với công ty Điện lực Phú Thọ (Nguy cơ 09).

4.1.2.4. Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại

Đối với ngành điện từ trƣớc đến nay là một ngành độc quyền, vì vậy mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành hầu nhƣ không có. Nhƣng trong tƣơng lai, thì ngành điện sẽ tiến tới xoá bỏ độc quyền và hình thành thị trƣờng điện có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng với sự ra đời của công nghệ mới sẽ ảnh hƣởng đến tính chất và mức độ cạnh tranh mạnh mẽ không những đối thủ tiềm tàng mà cả các đối thủ trong ngành hiện tại. → Đây là cơ hội đối

với công ty Điện lực Phú Thọ (Cơ hội 05). 4.1.2.5. Sản phẩm thay thế

Trong thực tế, cùng một nhu cầu, khách hàng có thể đƣợc đáp ứng bằng nhiều sản phẩm khác nhau, những sản phẩm này gọi là sản phẩm thay thế. Điện năng thƣơng phẩm đƣợc coi là một dạng hàng hoá đặc biệt với các đặc điểm riêng của nó không có sản phẩm dở dang và dự trữ, không có sản phẩm tồn kho (quá trình sản xuất và tiêu thụ xẩy ra đồng thời); Điện năng là một dạng năng lƣợng đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến, có vai trò to lớn đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Cho đến hiện tại chƣa có sản phẩm nào thay thế đƣợc điện năng với tƣ cách là nguồn năng lƣợng sạch, tiên tiến và hiệu quả→ Đây là cơ hội đối với công ty Điện lực Phú Thọ (Cơ hội 06).

Bảng 4.7: Bảng tổng hợp các yếu tố môi trƣờng ngành Các yếu tố môi trƣờng Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty điện lực phú thọ (PTPC) đến 2020 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)