Bảng phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty điện lực phú thọ (PTPC) đến 2020 (Trang 67)

5. Nội dung luận văn: gồm 4 chƣơng:

3.3.3. Bảng phân tích SWOT

Bảng 3.7: Ma trận SWOT rút gọn của công ty Điện lực Phú Thọ

Phân tích SWOT

CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)

O1 O2 O3 T1 T2 T3 ĐIỂM MẠNH (S) CÁC CHIẾN LƢỢC (S-O) CÁC CHIẾN LƢỢC (S-T) S1. S2 S3 Phối hợp S/O: 1. S3 - O1. 2. S2 - O1. Phối hợp S/T: 1. S2 - T3. 2. S3 - T2.

ĐIỂM YẾU (W) CÁC CHIẾN LƢỢC

(W-O) CÁC CHIẾN LƢỢC (W-T) W1 W2 W3 Phối hợp W/O: 1. W1 - O2. 2. W2 - O1. Phối hợp W/T: 1. W1 - T3. 2. W3 - T2

* Giải thích ma trận SWOT của công ty Điện lực Phú Thọ: - Các chiến lƣợc (SO): sử dụng thế mạnh để nắm bắt cơ hội

+ Phối hợp S3/O1: Nhằm phát huy điểm mạnh về phƣơng tiện sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại để tận dụng nhu cầu ngày càng tăng.

+ Phối hợp S2/O1: Nhằm phát huy điểm mạnh về chất lƣợng sản phẩm ổn định để tận dụng cơ hội ngày càng tăng.

- Các chiến lƣợc (ST): Sử dụng điểm mạnh để hạn chế nguy cơ:

+ Phối hợp S2/T3: Nhằm mục tiêu phát huy điểm mạnh về chất lƣợng sản phẩm ổn định để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trƣờng trong điều kiện có đối thủ cạnh tranh.

+ Phối hợp S3/T2: Nhằm mục tiêu khai điểm mạnh của phƣơng tiện sản suất, máy móc thiết bị hiện đại đảm bảo chất lƣợng điện ổn định, tổn thất điện năng giảm, hiệu quả sản xuất cao từ đó hạn chế áp lực do lãi suất ngân hàng cao.

- Các chiến lƣợc (WO): Khắc phục điểm yếu để tạn dụng cơ hội;

+ Phối hợp W1/O2: Nhằm khắc phục điểm yếu của công ty do chƣa có chiến lƣợc kinh doanh để tận dụng mở rộng thị trƣờng trong điều kiện chƣa có áp lực khách hàng mạnh.

+ Phối hợp W2/O1: Nhằm khắc phục điểm yêu do hoạt động marketting của công ty còn yếu để từ đó tận dụng cơ hội nhu cầu ngày càng tăng.

- Chiến lƣợc (WT): Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh những nguy cơ. + Phối hợp W1/T3: Nhằm mục tiêu khắc phục điểm yếu trong chiến lƣợc kinh doanh trong điều kiện xuất hiện nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

+ Phối hợp W3/T2: Nhằm mục tiêu khắc phục điểm yếu do huy động vốn gặp khó khăn trong điều kiện lãi suất ngân hàng cao.

3.2.4. Dự báo về thị trường điện đến 2020

Bảng 3.8: Dự báo tăng trƣởng về thị trƣờng điện của Việt Nam

Năm 2013 2014 2020

Tăng trƣởng % 11,8 13,1 25,1

(Nguồn: Thị trường điện tại: http://www.evn.com.vn)

Mặc dù nền kinh tế có nhiều yếu tố không thuận lợi, lạm phát tăng nhƣng thị trƣờng điện vẫn tăng trƣởng mạnh. Để đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng về thị trƣờng điện, ngành điện đã phải quy hoạch nguồn cung ứng điện tăng lên.

Bảng 3.9: Nguồn cung ứng điện tăng thêm theo quy hoạch.

Công suất đặt (MW) Tỷ trọng (%) Công trình vận hành 2013 8.309 100 - Thủy điện 2.204 27 - Nhiệt điện 5.800 70 - Khác 305 3 Công trình vận hành 2014 10.977 100 - Thủy điện 1.252 11 - Nhiệt điện 8.750 80 - Khác 47 4 Công trình vận hành 2020 10.922 100 - Thủy điện 822 8 - Nhiệt điện 9.900 90 - Khác 200 2

(Nguồn: Thị trường điện tại: http://www.evn.com.vn)

3.3. Đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lƣợc kinh doanh tại Công ty Điện lực Phú Thọ Công ty Điện lực Phú Thọ

3.3.1. Công tác quản trị chiến lược

Công ty Điện lực Phú Thọ trong những năm vừa qua có nhiều cố gắng trong việc đề ra mục tiêu nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể: Quan tâm đến công tác đầu tƣ xây dựng phát triển lƣới điện, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lƣợng dịch vụ điện năng, cải tạo lƣới điện, trú trọng công tác chăm sóc khách hàng, tăng giá bán bình quân, giảm

tổn thất điện năng… Tuy nhiên thực trạng công tác quản trị chiến lƣợc của công ty Điện lực Phú Thọ còn bộc lộ những bất cập và hạn chế:

- Chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh tổng thể, mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn theo từng năm, cuối năm trƣớc xây dựng kế hoạch sản xuất cho năm tiếp theo.

- Công tác quản trị chiến lƣợc chủ yếu do đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của công ty đảm nhiệm, chƣa có đội ngũ chuyên môn có trình độ, năng lực, có chuyên môn làm công tác quản trị chiến lƣợc. Thời gian, chi phí dành cho công tác quản trị chiến lƣợc của công ty chƣa đƣợc quan tâm, đầu tƣ thỏa đáng.

- Công tác hoạch định chiến lƣợc chƣa phân tích đƣợc các yếu tố tác động bên ngoài mà chủ yếu là dựa theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu của cấp trên.

- Công ty quan tâm đầu tƣ nhiều cho hoạt động sản xuất, hoạt động tài chính trong khi công tác dịch vụ chăm sóc khách hàng chƣa đƣợc đầu tƣ tƣơng xứng.

Những hạn chế trong công tác quản trị chiến lƣợc của công ty Điện lực Phú Thọ đã dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa tạo ra đƣợc bƣớc đột phá trong tăng trƣởng tƣơng xứng với năng lực sẵn có của công ty và nhu cầu, tiềm năng ngày càng tăng của thị trƣờng. mặc dù doanh thu tăng, lợi nhuân tăng nhƣng tốc độ tăng lợi nhuận có xu hƣớng giảm.

3.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản trị chiến lược

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Công ty thiếu một đội ngũ có trình độ chuyên sâu về quản trị chiến lƣợc, do đó chƣa tham mƣu cho ban giám đốc định hƣớng đƣợc những bƣớc đi chắc chắn trong tƣơng lai.

+ Cán bộ chủ chốt trong công ty chƣa phát huy hết tính năng động sáng tạo, tƣ duy vẫn theo lối mòn kinh nghiệm, còn coi nhẹ công tác dự báo, phân tích thị trƣờng, maketting, công tác dịch vụ chăm sóc khách hàng…

- Nguyên nhân khách quan:

+ Quá trình đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý EVN phải nhằm mục tiêu xoá bỏ hoàn toàn chế độ bao cấp, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh do cấp trên giao. Thay vào đó là cơ chế quản lý lấy nhu cầu thị trƣờng làm cơ sở cho việc kế hoạch phát triển, lấy các chỉ tiêu tài chính làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Qua các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty trong những năm qua đạt rất thấp; điều này sẽ gây khó khăn lớn nhất đối với Công ty Điện lực Phú Thọ trong những năm tới là vấn đề thiếu vốn đầu tƣ để đầu tƣ cải tạo nâng cấp và phát triển lƣới điện, trong khi đó nhu cầu về điện cho nền kinh tế và sinh hoạt của nhân dân đang ngày càng tăng với tốc độ tăng trƣởng cao.

3.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc hoạch định chiến lƣợc tại Công ty Điện lực Phú Thọ

3.4.1. Về thuận lợi

Ở nƣớc ta, từ ngày thành lập ngành điện cho đến nay, thị trƣờng điện lực của chúng ta cũng là thị trƣờng độc quyền. Vì vậy mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành hầu nhƣ không có. Chƣa xuất hiện quá trình cạnh tranh trong quan hệ mua bán điện; ngƣời sử dụng điện chƣa đƣợc lựa chọn ngƣời bán điện, giữa những ngƣời sản xuất điện năng cũng chƣa có sự cạnh tranh với nhau trong khâu sản xuất và bán điện cho ngƣời mua. Vì thế, áp lực từ phía khách hàng còn chƣa thực sự mạnh.

Trong thực tế, cùng một nhu cầu, khách hàng có thể đƣợc đáp ứng bằng nhiều sản phẩm khác nhau, những sản phẩm này gọi là sản phẩm thay thế. Đối với sản phẩm điện có thể thay thế dùng xăng dầu, dùng gas thay điện nhƣng ở qui mô rất nhỏ, vì giá thành cao, còn lại hầu hết không thể thay thế đƣợc.

Sự ổn định về chính trị của Đất nƣớc ta trong những năm qua và các chính sách khuyến khích đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc mở rộng làm cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng ngày càng nhiều.

Việc thực hiện văn bản pháp lý cho các hoạt động điện lực hiện nay là Luật Điện lực, Nghị định số 45/2001/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 02/08/2001 và Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26/06/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực đã tạo ra sự công khai minh bạch trong việc đầu tƣ và kinh doanh điện giữa ngành điện và khách hàng, tránh đƣợc các hiện tƣợng tiêu cực.

3.4.2. Về khó khăn

Là một ngành cơ sở hạ tầng, các công trình nguồn điện, lƣới điện chịu tác động và ảnh hƣởng rất lớn của các yếu tố môi trƣờng tự nhiên. Do địa bàn quản lý đa số là đồi núi nên việc phát triển và duy trì lƣới điện là rất khó khăn.

Công ty Điện lực Phú Thọ quản lý và kinh doanh trên địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nhƣ: Mƣờng, Tày, Dao, Sán Chay, Mông, Thái, Nùng … Thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nƣớc về đƣa điện về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đến nay Công ty Điện lực Phú Thọ đã triển khai đầu tƣ cấp điện hơn 270 xã với tổng vốn đầu tƣ hơn 4.350 tỉ đồng. Với đời sống của các dân tộc tiểu số còn khó khăn, lạc hậu và sống không tập trung, vì vậy đã tạo ra khó khăn rất lớn cho công tác quản lý cũng nhƣ hiệu quả mang lại từ hoạt động này là rất kém làm ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả chung của Công ty.

Ngành điện hiện nay đang trong giai đoạn căng thẳng về thiếu điện cung cấp, buộc phải mua nhằm cân bằng công suất.(EVN phải chấp nhận mua điện

của Trung Quốc với giá 5,8 cent /kwh cao hơn giá bán ra)

Việc triển khai thực hiện văn bản pháp lý cho các hoạt động điện lực hiện nay là Luật Điện lực, Nghị định số 45/2001/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 02/08/2001 và Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26/06/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực, đã tạo ra cho Công ty không ít những khó khăn đó là bồi thƣờng thiệt hại cho khách hàng khi mất điện, trong khi đó hiện tại lƣới điện vẫn chƣa đƣợc đảm bảo, hiện tƣợng sụt áp, sự cố vẫn còn xảy ra.

Yếu tố lãi suất cũng đã tác động không nhỏ đến môi trƣờng kinh doanh của Công ty. Do lãi suất tiền gửi cao (hơn 9%/năm) sẽ khuyến khích dân cƣ và doanh nghiệp gửi tiền dẫn tới khả năng thanh toán của thị trƣờng bị co lại sức mua giảm sút, từ đó sản xuất tăng trƣởng chậm. Năm 2014 tỉ trọng điện phục vụ cho công nghiệp và xây dựng chiếm 56,97% trong tổng sản lƣợng điện cung cấp cho các ngành thì năm 2012 chỉ chiếm 35,9% là rất thấp.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÚ THỌ ĐẾN 2020

4.1. Phân tích cơ sở cho xây dựng chiến lƣợc

Nhƣ chúng ta đã biết môi trƣờng vĩ mô gồm có 5 yếu tố đó là: Kinh tế, Chính trị - Pháp luật, dân số - văn hóa và điều kiện tự nhiên. Vì vậy khi tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố môi trƣờng vĩ mô ta sẽ thấy đƣợc những ảnh hƣởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một yêu cầu rất quan trọng, là cơ sở khoa học trong việc hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của công ty Điện lực Phú Thọ.

4.1.1.1. Môi trường kinh tế

a. Yếu tố tốc độ tăng trƣởng kinh tế:

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp tốc độ tăng trƣởng GDP từ năm 2012 đến 2014

Năm 2012 2013 2014

Tăng trƣởng GDP (%) 6,78 5,89 5,03

(Nguồn: Tổng cục thống kê tại: http:www.gso.gov.vn)

Hình 4.1: Tốc độ tăng trƣởng GDP từ năm 2012 đến 2014

Tốc độ tăng trƣởng GDP có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì sự tăng trƣởng GDP tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác nhƣ tăng trƣởng xuất khẩu thu hút đầu tƣ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cƣ...

Qua bảng 4.1 ta thấy tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam trong những năm qua còn thấp, cùng với những tác động xấu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung trong đó có

ngành điện. Dự báo trong thời gian tới, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế trong nƣớc sẽ tác động và ảnh hƣởng đến việc sản xuất kinh doanh điện.

→ Đây là nguy cơ của công ty Điện lực Phú Thọ (Nguy cơ 01).

b. Yếu tố lạm phát:

Lạm phát có tác động rất lớn đến nền kinh tế đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì nếu lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá cả thị trƣờng tăng cao, đồng nội tệ mất giá, chi phí sản xuất tăng làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng dẫn đến những bất lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Bảng 4.2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2012 đến 2014

Năm 2012 2013 2014

Tỷ lệ lạm phát (%) 11,8 18,58 6,81

(Nguồn: Tổng cục thống kê tại: http:www.gso.gov.vn)

Hình 4.2: Tốc độ lạm phát của Việt Nam từ năm 2012 đến 2014

Qua bảng 4.2 ta thấy tỷ lệ lạm phát không ổn định, năm 2013 lạm phát tăng tƣơng đối cao (18,58%). Theo các chuyên gia kinh tế của Việt Nam và thế giới dự báo trong một vài năm tới lạm phát có nguy cơ tăng.

→ Đây là nguy cơ đối với công ty Điện lực Phú Thọ (Nguy cơ 02).

c. Yếu tố sự thay đổi lãi suất ngân hàng:

Trong nền kinh tế thị trƣờng hầu hết các doanh nghiệp đều phải vay vốn ngân hàng, hoặc huy động vốn bằng cổ phiếu, trái phiếu, do vậy sự thay

đổi của tỷ giá, lãi suất có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty Điện lực Phú Thọ việc tăng lãi suất có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản suất kinh doanh vì những năm gần đây công ty phải vay vốn để đầu tƣ cải tạo và phát triển lƣới điện.

Bảng 4.3: Lãi suất tiền gửi của Việt nam từ 2012 đến 2014.

Lãi suất (%năm) 2012 2013 2014

Không kỳ hạn 3 6 2

Kỳ hạn 6 tháng 11,4 14 9

Kỳ hạn 12 tháng 11,65 17 13

(Nguồn: Ngân hàng ADB 2014)

Hình 4.3: Lãi suất tiền gửi ngân hàng

Bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy lãi suất 2013 tăng rất cao 17%, điều này đã làm cho chi phí của doanh nghiệp cũng tăng dẫn đến lợi nhuận giảm.

→ Đây là nguy cơ đối với công ty Điện lực Phú Thọ (Nguy cơ 03).

d. Yếu tố vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam:

Bảng 4.4: Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt nam từ 2012 đến 2014

Năm 2012 2013 2014

Tổng vốn đăng ký FDI 18,1 14,7 16,3

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)

Hình 4.4: Đầu tƣ FDI vào Việt nam từ 2012 đến 2014

Đầu tƣ nƣớc ngoài có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam. Đã có nhiều ngành công nghiệp mới đƣợc tạo ra từ nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ lọc dầu, sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử... Có ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu cao nhƣ: Điện thoại các loại và linh kiện đạt cao nhất 13,1 tỷ USD, tăng 76,2%. Tiếp đến là hàng dệt may đạt 11,5 tỷ USD, tăng 17,3%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 6,8 tỷ USD, tăng 42,2%; giày dép đạt 5,5 tỷ USD, tăng 16,1%... Do vậy có thể khẳng định đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, đời sống thu nhập của ngƣời dân đƣợc nâng cao, từ đó sản lƣợng điện cũng tăng cao,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty điện lực phú thọ (PTPC) đến 2020 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)