Sự cần thiết phải quản lý thuế SDĐPNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 27 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Sự cần thiết phải quản lý thuế SDĐPNN

Luật thuế SDĐPNN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 thay thế cho Pháp lệnh thuế nhà đất, có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế. Hoạt động quản lý thuế SDĐPNN là một nội dung hết sức phức tạp, khối lượng công việc rất lớn, liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, đặc biệt đòi hỏi có sự hợp tác tích cực của người nộp thuế. Mối quan hệ trong quản lý thuế SDĐPNN nhiều khi là sự xung đột về quyền lợi của Nhà nước và người nộp thuế. Góp phần tăng cường quản lý Nhà nước, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, hạn chế đầu cơ đất và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

- Tuy nhiên qua hơn 15 năm thực hiện đến nay trước những bất cập phát sinh trong quản lý, điều tiết việc sử dụng đất, nhiều quy định của pháp luật đã không còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật đất đai năm 2003; nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế chưa tương xứng với giá trị đất đai đặc biệt chưa thể hiện vai trò điều tiết, quản lý của Nhà nước trong vận hành nền kinh tế thị trường.

- Một số quy định về quản lý thuế đất trong Pháp lệnh thuế nhà, đất đã được thực hiện trong Luật quản lý thuế. Vì vậy, việc sửa đổi, nâng cao giá trị pháp lý của Pháp lệnh là cần thiết, nhằm hoàn thiện một bước khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng đất theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, công bằng; Đồng thời, việc ban hành Luật nhằm thể chế hóa chủ trương đổi mới chính sách về đất đai mà Đảng đã đề ra, từ đó tăng cường hơn nữa vai trò của thuế trực thu, trong đó có thuế SDĐPNN.

- Do phương thức bộ máy tổ chức quản lý thuế nhà đất không còn phù hợp. Trước đây việc quản lý thu thuế nhà đất bằng thủ công có thể triển khai được vì số lượng đối tượng người nộp thuế ít. Hiện nay số lượng người nộp thuế gia tăng, nếu vẫn quy định việc quản lý kê khai nộp thuế như trước đây thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế, phối hợp với cơ quan địa chính xã phường thực hiện việc lập sổ bộ thuế đối với từng hộ thì sẽ không đủ nhân lực để triển khai, vì vậy đòi hỏi phải có phương thức tổ chức thu mới.

- Do yêu cầu hội nhập thực hiện cam kết quốc tế về thuế cần phải hoàn thiện quản lý thuế SDĐPNN.

Việt Nam gia nhập WTO tức là chúng ta vào sân chơi chung của các nước trên thế giới, do vậy, trong phát triển kinh tế, đất nước chúng ta phải có các chính sách kinh tế phù hợp với các thông lệ quốc tế. Điều đó có nghĩa là chính sách thuế SDĐPNN cũng phải phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước và quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.

Hội nhập quốc tế bắt buộc chính sách thuế SDĐPNN nói riêng chính sách thuế nói chung phải đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, minh bạch và công bằng giữa các thành phần kinh tế. Thực tế đã chứng minh, chính sách thuế nhà đất (trước đây) từ những năm 1992 đến 2011 chúng ta mới chỉ ban hành dưới dạng Pháp lệnh thuế nhà đất vì vậy nhiều vấn đề trong nội dung như đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế chưa được rõ ràng.

- Hoàn thiện quản lý SDĐPNN để phù hợp với quá trình sửa đổi bổ sung, ban hành hệ thống pháp luật về đất đai.

Bên cạnh những chính sách về đất đai như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, về thuê đất, chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế, thế chấp, góp vốn...về quyền sử dụng đất còn có một hệ thống các chính sách về nghĩa vụ tài chính với đất đai như thuế SDĐPNN, thuế nhà đất, thu tiền sử dụng đất...như:

+ Thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất động sản: Các chính sách thu nghĩa vụ tài chính đối với sử dụng đất đai hợp lý sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.

+ Về đối tượng nộp thuế: Trong điều kiện hội nhập kinh tế, số lượng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài, người nước ngoài sẽ có mặt ngày càng nhiều, thông qua quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quá trình mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về mọi mặt. Người nước ngoài sẽ tạo dựng, mua sắm, sở hữu, sử dụng đất đai, tài sản của họ trong lãnh thổ Việt Nam. Khi đó, đối tượng nộp thuế không chỉ giới hạn đối tượng nộp thuế trong nước mà còn có các đối tượng mang yếu tố nước ngoài. Đồng thời công dân trong nước cũng có thể có đất đai, tài sản ở nước ngoài. Lúc này, đối tượng nộp thuế của các sắc thuế sẽ có sự thay đổi.

+ Quy định căn cứ tính thuế nhà, đất: Là giá tính thuế và thuế suất. Việc quy định căn cứ tính thuế như trên đã đảm bảo đồng bộ với các chính sách thu về đất khác như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ...và đảm bảo phù hợp với tinh thần của Luật đất đai 2003.

+ Về đối tượng chịu thuế: Quy định đất đai chịu các sắc thuế đánh vào đất đai cũng thay đổi tùy theo điều kiện, khả năng quản lý, kiểm soát và quan điểm điều tiết của mình mà các quốc gia có thể có các quy định đất đai chịu thuế khác. Khi đó, trong các trường hợp liên quan đến một chủ thể có đất đai ở hai quốc gia, việc quy định đất đai chịu thuế, cách thức quản lý thu thuế đối với các chủ thể này đòi hỏi phải có sự xem xét, hợp tác trên cơ sở đảm bảo cho quyền lợi của đối tượng nộp thuế cũng như đảm bảo được mục tiêu trong quản lý, kiểm soát điều tiết của từng quốc gia.

+ Về xác định giá tính thuế: Trong điều kiện kinh tế thị trường, mọi yếu tố kinh tế cần phải được xem xét, xác định theo nguyên tắc thị trường. Do vậy, giá tính thuế trước hết phải là giá thị trường của đối tượng chịu thuế đó. Một số trường hợp không có giá thị trường thì giá tính thuế được xác định phải phù hợp với giá thị trường. Mặt khác, khi tham gia hội nhập, việc xác định giá tính thuế của các quốc gia cũng phải tuân thủ những quy định chung, không phân biệt trong nước hay yếu tố nước ngoài việc xác định giá tính thuế phải rõ ràng, minh bạch, không phân biệt, đối xử.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy sự cần thiết quản lý thuế SDĐPNN nhằm quản lý tốt đối tượng nộp thuế, chịu thuế, miễn giảm thuế, thu nộp thuế, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất có hiệu, tăng nguồn thu cho ngân sách đảm bảo công bằng xã hội là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 27 - 30)