Quản lý công tác kiểm tra, thanh tra thuế SDĐPNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 34 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.3.4. Quản lý công tác kiểm tra, thanh tra thuế SDĐPNN

Thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế: Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ

sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Thanh tra thuế được thực hiện trong các trường hợp:

- Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần;

- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế;

- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định thanh tra thuế: Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế. Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung sau: Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế; Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế; Thời hạn tiến hành thanh tra thuế; Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế;

Chậm nhất là 3 ngày làm việc, kể từ ngày ký, Quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra. Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày ra Quyết định thanh tra. Thời hạn một lần thanh tra không quá 30 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra thuế. Trong trường hợp cần thiết, người ra Quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế. Thời gian gia hạn không vượt quá 30 ngày.

1.3.5. Quản lý công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế SDĐPNN

* Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế gồm:

- Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định;

- Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

* Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế, điều này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào NSNN.

* Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:

Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế sau khi thông quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với các trường hợp. Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề quy định. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế gồm:

+ Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của người có thẩm quyền quy định.

+ Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm các nội dung: ngày, tháng, năm ra quyết định; Căn cứ ra quyết định; Họ tên, chức vụ đơn vị người ra quyết định; Họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Thời gian, địa điểm thực hiện; Cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Cơ quan có trách nhiệm phối hợp; Chữ ký của người ra quyết định; Dấu của cơ quan ra quyết định;

+ Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 5 ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp; Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị xã nơi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trước khi thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)