Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 49 - 52)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Tam Đảo

Tam Đảo là huyện miền núi được thành lập từ ngày 01/01/2004, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên và thị xã Vĩnh Yên. Huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn là xã: Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý, Minh Quang và thị trấn Tam Đảo. Diện tích tự nhiên là 23.475,95 ha, dân số 78.232 nghìn người, trong đó 44,5% dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Sán Dìu); toàn huyện có trên 3.534 đảng viên, sinh hoạt tại 31 chi, đảng bộ trực thuộc.

Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp huyện Bình Xuyên, phía Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), phía Bắc giáp huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đây là điều kiện để kết nối các tour, tuyến du lịch của huyện với các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên nơi có các di tích lịch sử cách mạng. Cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km, thủ đô Hà Nội 60 km và sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua giáp với huyện, đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế đến với Tam Đảo để phát triển du lịch và dịch vụ của huyện.

Là huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn hết sức đa dạng và phong phú, với thế mạnh là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, tâm linh. Những địa danh du lịch nổi bật được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến là khu di tích lịch sử quốc gia Tây Thiên, khu du lịch Tam Đảo, Thiền viện trúc lâm Tây Thiên, Vườn quốc gia và sân golf Tam

Đảo. Ngoài ra, du lịch công vụ, kết hợp việc khảo sát, nghiên cứu, hội họp, tập huấn, du lịch sinh thái cũng thu hút được nhiều du khách. Hệ thống Cáp treo với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đã được khánh thành đưa vào phục vụ du khách. Bên cạnh đó, Tam Đảo có hệ thống di tích thờ thần, phật phong phú và đa dạng, phân bổ ở hầu khắp các địa phương. Một số di tích nổi tiếng như: Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, Đền Bà chúa Thượng Ngàn, Đền thờ Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên,... Các lễ hội được tổ chức hàng năm gắn với các di tích lịch sử văn hóa, các đình, đền, chùa thu hút một lượng lớn khách du lịch hành hương về với Tam Đảo. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 119 di tích trong đó: Xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt 1 cụm di tích, xếp hạng cấp Tỉnh 15 di tích. Có 44 lễ hội ở các thôn, làng được tổ chức tại di tích lịch sử văn hóa. Một số lễ hội tiêu biểu như Lễ hội Tây Thiên, hội vật Làng Hà, lễ rước nước... Tam Đảo còn lưu giữ được các làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc, đó là dân ca Soọng Cô của người dân tộc Sán Dìu. Ngoài ra, Tam Đảo còn có các sản phẩm đặc trưng như: Susu Tam Đảo (đã được cấp thương hiệu rau an toàn theo tiêu chuẩn Việt Gáp), Chuối rừng, mật ong, giảo cổ lam, sâm cau rừng và nhiều loại cây thuốc, cây dược liệu quý hiếm khác…

Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy - UBND huyện, Tam Đảo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và đáng tự hào như:

- Về kinh tế có sự tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng đang dần được hoàn thiện: Tổng giá trị sản xuất 5 năm (từ 2011 - 2015) đạt 11.442 tỷ đồng, tăng bình quân 13,23% (trong đó: Nông - lâm nghiệp - Thủy sản tăng 1,95%; Công nghiệp - xây dựng tăng 17,29%; Dịch vụ tăng 20,62%). Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2015 Nông - lâm nghiệp - thủy sản 37,67%; Công nghiệp - xây dựng 22,63%; Dịch vụ 39,7%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người theo giá thực tế là 35,869 triệu đồng.

- Trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản có bước tăng trưởng khá. Du lịch - dịch vụ - thương mại từng bước phát huy theo hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện: Các hoạt động dịch vụ phát triển phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Hệ thống khách sạn nhà hàng được nâng cấp, đầu tư mới đáp ứng nhu cầu lưu trú và tham quan vãn cảnh của du khách, trên địa bàn huyện có 104 cơ sở lưu trú (trong đó có 01 khu nghỉ dưỡng cao cấp Resort, 01 khách sạn 3 sao, 08 khách sạn 2 sao và 07 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, còn lại đủ tiêu chuẩn đón khách lưu trú) với tổng số 1.827 phòng. Năm 2015 du lịch huyện đón trên 803.434 lượt khách đến thăm quan, hành hương vãn cảnh; với doanh thu đạt khoảng 13 tỷ đồng. Năm 2016 đến nay, huyện Tam Đảo đón trên 1.900.000 lươ ̣t khách đến thăm quan, hành hương vãn cảnh, trong đó, thị trấn Tam Đảo đón khoảng 400.000 lượt khách, bằng 171% so với cùng kỳ năm 2015. Khách lưu trú qua đêm trên 140.000 lượt, bằng 161% so với cùng kỳ năm 2015. Khách nước ngoài là 980 lượt bằng 120% so với cùng kỳ năm 2015; doanh thu ước đạt trên 95 tỷ đồng, bằng 167% so với cùng kỳ năm 2015. Khu danh thắ ng Tây Thiênsố lượng khách đón trên 1.500.000 lượt bằng 232% so với cùng kỳ năm 2015; thu đóng góp tự nguyện năm 2016 đạt trên 20 tỷ đồng.

Công tác quy hoạch được Tỉnh quan tâm và là nhiệm vụ ưu tiên để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó chú trọng đến quy hoạch các khu du lịch như: Quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 khu Danh thắng Tây Thiên và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu du lịch Tam Đảo I Thị trấn Tam Đảo. Đến nay đã phê duyệt mới, phê duyệt điều chỉnh 28 đồ án quy hoạch xây dựng như: Quy hoạch chi tiết TL1/500 Khu Trung tâm đô thị Hợp Châu và khu thương mại dịch vụ, dân cư đô thị Hợp Châu; quy hoạch chi tiết TL1/500 Khu TĐC

phục vụ GPMB KCN Tam Dương II, khu vực I (Khu A) tại thôn Làng Mấu, Quan Đình xã Tam Quan; quy hoạch địa điểm ĐTXD công trình Chợ dịch vụ kết hợp chợ NTM Khu danh Thắng Tây Thiên...

Ngày 27/12/2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát lệnh khởi công dự án Khu du li ̣ch sinh thái Tam Đảo 2.

Đây là dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, chiến lược phát triển vùng Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoa ̣n tới năm 2020, tầm nhìn 2030. Khi đi vào hoạt động, Khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2 còn góp phần kết nối vùng du lịch Hà Nội-Vĩnh Phúc-Thái Nguyên-Lào Cai, đưa Vĩnh Phúc trở thành một điểm đến có thương hiệu mạnh trên bản đồ du lịch.

Đồng thời dự án sẽ góp phần đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch phát triển toàn diện, có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, tiêu chuẩn quốc tế của cả nước vào năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 49 - 52)