Cải cách, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin trong quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 104 - 109)

5. Bố cục của luận văn

4.2.6. Cải cách, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin trong quản lý thuế

Song song với việc cải cách hành chính trong quản lý thu, phải từng bước cải tiến quy trình thu NSNN., ứng dụng công nghệ thông tin, hướng đến kết quả đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước một cách kịp thời, chính xác; Cơ chế theo dõi và cung cấp thông tin đa dạng, phong phú và kịp thời cho nhu cầu của các cấp chính quyền, cơ quan hữu quan; Tiềm lực tài chính của Nhà nước được phản ánh đầy đủ hơn, tạo tiền đề cho việc quản lý điều hành NSNN; Tiết kiệm chi phí, thời gian lao động, tạo điều kiện cho việc quản lý và sử dụng cán bộ một cách hiệu quả nhất.

Quá trình triển khai thuế SDĐPNN cũng sẽ làm thay đổi căn bản mô hình quản lý thông tin của ngành sẽ phải chuyển từ quản lý phân tán tại địa phương sang quản lý tập trung do đó ngành thuế cần có hệ thống thông tin hiện đại được đầy đủ những tài liệu về tình hình thu nhập của từng đối tượng nộp thuế, nhanh chóng phát hiện ra mâu thuẫn, các dấu hiệu đáng ngờ về trốn

lậu thuế trên hệ thống mạng máy tính toàn quốc, có khả năng xử lý thông tin về thuế chính xác, kịp thời cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình thu nộp thuế phục vụ cho công tác quản lý thuế và thanh tra thuế, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế tự giác và có khả năng trao đổi thông tin với với các liên quan.

Cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế SDĐPNN một cách đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi tỉnh; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thu thuế SDĐPNN; Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin mới của ngành nhằm đáp ứng tự động hóa 90% nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế, 100% các chức năng quản lý thuế đều được áp dụng công nghệ thông tin. Triển khai các dự án công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quản lý ngành thuế với các bên thứ 3: Kho bạc, Tài chính, Ngân hàng, Tài nguyên môi trường... theo lộ trình chung của ngành Thuế. Tổ chức một phòng đào tạo thực hành công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng cho việc đào tạo công tác tin học, tập huấn các ứng dụng mới cho cán bộ công chức toàn ngành; Thực hiện quy chế thu thập, cập nhật và khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế. Xây dựng cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế điện tử… Tham mưu với Tổng cục Thuế tăng cường hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin cho ngành thuế, trong đó có công tác quản lý thu thuế SDĐPNN. Tiến tới áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong công tác quản lý thu thuế SDĐPNN.

KẾT LUẬN

Hoạt động quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một nội dung hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, đặc biệt đòi hỏi có sự hợp tác tích cực của đối tượng nộp thuế. Mối quan hệ trong quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhiều khi là sự xung đột về quyền lợi của Nhà nước và đối tượng nộp thuế. Vì vậy, để giải quyết tốt mối quan hệ này trong điều kiện hiện nay, cần thiết phải có những giải pháp phù hợp, xây dựng chiến lược lâu dài, nuôi dưỡng nguồn thu. Đây là điều cần thiết phải làm không thể tránh khỏi.

Trong điều kiện hiện nay những thách thức không nhỏ như sự thay đổi liên tục của chính sách thuế đất, căn cứ tính thuế phức tạp, số lượng NNT ngày càng tăng. Đòi hỏi công tác quản lý thuế ngày càng cần phải hoàn thiện, đáp ứng được những yêu cầu quản lý thuế và tăng nguồn thu cho NSNN.

Trong thời gian vừa qua, tuy còn nhiều hạn chế nhưng nhìn chung công tác quản lý thuế SDĐPNN Chi cục thuế Tam Đảo đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra đó là góp phần tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất; góp phần khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm phù hợp với pháp luật về đất đai; góp phần thực hiện chính sách của Nhà nước đối với các đối tượng cần được ưu đãi đồng thời động viên sự đóng góp của người sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ thu của ngân sách địa phương.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đi vào nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề sau:

1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế SDĐPNN công tác quản lý thu thuế và chất lượng công tác quản lý thu thuế SDĐPNN.

2. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Tam Đảo giai đoạn 2012-2016. Những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại.

3. Trên cơ sở các tồn tại và nguyên nhân thực trạng được phân tích, định hướng phát triển của địa phương. Tác giả đã đưa ra 7 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế SDĐPNN trong giai đoạn hiện nay và định hướng những năm tiếp theo.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng thời gian và khả năng của tác giả có hạn, luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý thu thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Tam Đảo. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn, cũng như góp phần đưa vào áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Ái (1996), Thuế Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2005), Chuyên đề thuế quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 153 /2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế SDĐPNN.

4. Chính phủ (2011), Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01/07/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế SDĐPNN.

5. Chính phủ (1994), Nghị định số 94-CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về thuế nhà, đất và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế nhà, đất.

6. Cục thuế Vĩnh phúc (2013, 2014, 2015), Báo cáo thống kê kết quả lập bộ thuế sử dụng đất hàng năm, Vĩnh Phúc.

7. Cục thuế Vĩnh phúc (2013, 2014, 2015), Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm, Vĩnh Phúc.

8. Phạm Văn Đức (2014), Quản lý thuế SDĐPNN tại Chi cục thuế huyện Cẩm giàng Hải dương, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.

9. Hoàng Mạnh Hà (2003), “Phương hướng hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đến năm 2010”, Tạp chí Tài chính, (số 23), trang 15.

10. Nguyễn Văn Hưng (2008), Hoàn thiện chính sách thuế góp phần bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.

11. Bùi Xuân Lưu, (2003), Giáo trình thuế và hệ thống thuế ở Việt nam, NXB Bộ Tài chính, Hà Nội.

12. Đỗ Đức Minh, Nguyễn Việt Cường (2005), Giáo trình lý thuyết thuế, NXB Tài chính, Hà Nội.

13. Quốc hội, Luật thuế SDĐPNN số 48/2010/QH12. 14. Quốc Hội, Luật số 106/2016/QH13.

15. Đào Ngọc Sơn (2013), Hoàn thiện quản lý Nhà nước về thuế SDĐPNN trên địa bàn thành phố Hà nội, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.

16. Thủ tướng chính phủ (2007), Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007 của Thủ tướng chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức Tổng Cục Thuế trực thuộc Bộ Tài Chính, Hà Nội. 17. UBND Tỉnh Vĩnh phúc (2011), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Vĩnh phúc đến năm 2020 định hướng đến 2030.

18. Uỷ ban thường vụ Quốc Hội (1992), Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992. 19. Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, (1994), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số

điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1994. 20. Website Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn.

21. Website Cục Thuế Vĩnh Phúc: http://vinhphuc.gdt.gov.vn. 22. Website Tổng cục Thuế: http://www.gdt.gov.vn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 104 - 109)