5. Bố cục của luận văn
1.6.1. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thuế SDĐPNN ở một số huyện,
thành phố
a. Kinh nghiệm huyện Lập Thạch- Vĩnh Phúc
Là một huyện có nhiều nét tương đồng với huyện Tam Đảo, Lập Thạch là huyện miền núi phía Đông giáp với Tam Đảo với dân số đông. Lập thạch có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 30% trên tổng 173.1km2 của huyện.
Khi triển khai thực hiện Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, để tăng cường công tác quản lý, huyện Lập Thạch đã thành lập Ban chỉ đạo ở các cấp, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến mục đích, ý nghĩa và nội dung cơ bản của luật thuế đến đội ngũ cán bộ thực hiện trực tiếp việc hướng dẫn kê khai thuế và đến mọi tầng lớp nhân dân trong huyện. Xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các công đoạn trong công tác quản lý thuế. Phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường, địa chính xã để nắm bắt số liệu về diện tích đất phi nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân đang sử dụng, xử lý triệt để chênh lệch về diện tích thực tế sử dụng của tổ chức, cá nhân với số liệu quản lý của cơ quan Tài nguyên và môi trường. Thường xuyên nắm bắt những vướng mắc về chính sách từ cơ sở, để tổng hợp báo cáo UBND huyện, Cục thuế Vĩnh Phúc để có hướng giải quyết.
Tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp từ huyện, xã trong công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nhờ đó mà Chi cục thuế Lập Thạch đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, chính vì vậy công tác quản lý thuế của huyện đạt được hiệu quả cao, đã thực hiện kê khai thuế cho trên 40.000 tổ chức, cá nhân có sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện.
b. Kinh nghiệm Huyện Tam Dương- Vĩnh Phúc
Tam Dương là một huyện có 3 miền địa hình đồng bằng- trung du- miền núi, phía Bắc giáp với huyện Tam Đảo, Tam Dương có 13 đơn vị hành chính, trong đó có 01 Thị trấn và 12 xã. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 42% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Khi triển khai thực hiện Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, huyện Tam Dương đã tăng cường công tác tuyên truyền chính sách thuế trên các phương tiện thông tin đạo chúng, đồng thời tập huấn những nội dung cơ bản đến các cán bộ trực tiếp tham gia triển khai ở cấp xã, thôn xây dựng những bước công việc cụ thể để thực hiện kê khai, tính thuế, lập bộ, đôn đốc thu nộp.
Phát huy vai trò lãnh đạo của chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, trong việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách thuế. Đề cao công tác phối hợp với các ngành chuyên môn có liên quan, trong việc tăng cường công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời tập huấn những nội dung cơ bản đến các cán bộ trực tiếp tham gia triển khai ở cấp huyện, xã, xây dựng những bước công việc cụ thể để thực hiện kê khai, tính thuế, lập bộ, đôn đốc thu nộp.
Từ những giải pháp nêu trên, huyện Tam Dương đã triển khai thành công Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện đã đi vào nề nếp, từng bước đưa chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đi vào cuộc sống.
c. Kinh nghiệm của Thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
Là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Những năm qua, thành phố Vĩnh Yên đã triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung của Luật Đất đai năm 2003, công tác quản lý và sử dụng đất của thành phố đã có những chuyển biến và đạt những kết quả nhất định như: cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp giao lâu dài cho nông dân; việc giao đất, cho thuê đất theo quy hoạch, kế hoạch; bổ sung, hoàn thiện nhiều cơ chế chính sách, nhất là về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,
giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư; kiện toàn một bước quan trọng tổ chức bộ máy và cán bộ ngành quản lý đất đai. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; tồn tại về giao đất ở, khu dân cư nông thôn những năm trước đây chưa được giải quyết dứt điểm; tình trạng vi phạm Luật Đất đai còn diễn biến phức tạp; hiệu quả sử dụng đất hiệu quả còn thấp và chưa phát huy cao nguồn lực từ đất cho đầu tư phát triển thành phố, còn để đất hoang hóa, ...
Bên cạnh đó Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên đã chủ động phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, Phòng tài nguyên môi trường, địa chính xã phường nhằm triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến từng người dân, hộ gia đình, đồng thời xây dựng, sửa đổi, bổ sung khung giá đất cho phù hợp với thực tế.
Về công tác nghiệp vụ, Chi cục thuế đã chỉ đạo các đội thuế thực hiện phổ biển tập huấn việc thực hiện kê khai, miễn giảm thuế cho cán bộ cấp phường, xã gồm các thành phần: Chủ tịch, cán bộ tài chính, cán bộ địa chính, cán bộ lao động thương binh xã hội, trưởng thôn, trưởng khu, ủy nhiệm thu; các doanh nghiệp thuê đất. Sau khi tập huấn Chi cục thuế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Luật thuế SDĐPNN Chi cục thuế thành phố Vĩnh yên thu được 45.000 tờ khai NNT (trong đó có 750 tờ khai của các tổ chức) số tiền thuế phải nộp vào NSNN là 10.5 tỷ đồng; đồng thời đã hoàn tất nhập số liệu vào ứng dụng quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Rút kinh nghiệm từ việc thu thuế, viết biên lai thuế nhà đất trước đây Chi cục thuế quán triệt tinh thần “Thu đến đâu viết trả biên lai đến đó”, chính vì vậy tình trạng không trả, trả chậm biên lai cho người nộp thuế đã được hạn chế.
d. Kinh nghiệm huyện Yên Lạc- Vĩnh Phúc
Yên Lạc là huyện đồng bằng với diện tích tự nhiên chỉ chiếm 7.8% tổng diện tích tự nhiên Tỉnh Vĩnh Phúc. Là huyện có 17 đơn vị hành chính trong đó có: 1 thị trấn và 16 xã. Mặt khác Yên Lạc tiếp giáp với TP. Vĩnh Yên, Tam
Dương, Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Hà Nội, Phúc Yên đây đều là các thành phố, thị xã, huyện có tốc độ tăng trưởng và quy mô kinh tế lớn giúp tạo cho Yên Lạc những lợi thế đặc trưng.
Khi triển khai thuế SDĐPNN Chi cục thuế huyện Yên Lạc đã chuẩn bị đầy đủ sổ bộ, theo dõi thu nộp, dữ liệu in thông báo thuế, biên lai thu thuế cho các xã, thị trấn, thực hiện tốt các nội dung như: Lập kế hoạch triển khai, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, thông báo rộng rãi đến người nộp thuế, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật chất cho việc triển khai thu theo thời gian quy định, thời gian triển khai thu tập trung từ 29/6 đến 30/07 hàng năm. Các vướng mắc của người nộp thuế để được cán bộ thuế trả lời thỏa đáng, từ đó giúp người nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành nghĩa vụ về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Chi cục thuế Yên Lạc đã kịp thời tham mưu để UBND huyện Yên Lạc tiếp tục đôn đốc các xã, thị trấn chưa hoàn thành phải tiếp tục tổ chức thu, thanh toán kịp thời số tiền thu vào Ngân sách nhà nước, kịp thời viết biên lai, thanh toán trả các hộ gia đình, cá nhân theo đúng quy định.