Thực trạng quản lý thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 60 - 79)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Thực trạng quản lý thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Tam Đảo

Mô hình quản lý theo chức năng trong giai đoạn vừa qua đã đảm bảo hiệu quả quản lý một cách chuyên sâu, chuyên nghiệp, đảm bảo thích ứng với sự thay đổi của chính sách thuế và xu thế phát triển của xã hội; đồng thời tăng tính tuân thủ của họ cũng như sự giám sát của cơ quan thuế đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Tam Đảo, đa dạng về mục đích sử dụng đất. Thực trạng quản lý thuế SDĐPNN trên địa bàn bàn huyện Tam Đảo được thể hiện cụ thể như sau:

3.2.3.1. Phần mềm quản lý SDĐPNN

Được nghiên cứu xây dựng từ năm 2006 đến năm 2007, phần mềm quản lý các khoản thu liên quan đến đất (QLĐ) góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thu các khoản phát sinh một lần (bao gồm tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất); tiền thuê đất và thuế nhà đất tại các Chi cục Thuế huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ năm 2012 phần mềm này được kế thừa, chỉnh sửa cho phù hợp với chính sách thuế SDĐPNN. Phần mềm được thiết kế theo mô hình tập trung máy chủ cơ sở dữ liệu đặt tại Văn phòng Cục thuế, cán bộ thuế tại các Chi cục thuế truy cập vào cơ sở dữ liệu qua hạ tầng truyền thông ngành tài chính để cập nhập, khai thác dữ liệu.

Hình 3.3. Mô hình ứng dụng QLĐ ngành thuế Vĩnh Phúc

Các chức năng chính của phần mềm bao gồm:

- Công cụ nhập tờ khai thuế SDĐPNN: Nhập tờ khai và tính thuế SDĐPNN cho cá nhân tổ chức theo mẫu; Tra cứu tờ khai; Hỗ trợ lưu tờ khai đã nhập lên máy chủ của Chi cục thuế.

- Cấp mã số thuế: Sử dụng trang web truyền, nhận, trao đổi thông tin cấp mã số thuế và xử lý các tình huống trong quá trình cấp mã số thuế.

- Tổng hợp toàn bộ dữ liệu tờ khai; Kết xuất thông tin đăng ký thuế gửi lên hệ thống cấp mã số thuế tại Tổng cục thuế; Nhận và xử lý thông tin kết quả cấp mã số thuế của Tổng cục thuế;

- Quản trị người sử dụng;

- Cập nhật các danh mục hệ thống, các danh mục dùng chung;

- Cập nhật căn cứ tính thuế, điều chỉnh thuế; Cập nhật File giá đất, các danh mục thôn, tổ, khu phố.

- Tính thuế, lập bộ, thông báo thuế; - Theo dõi thu, nộp thuế;

- Và các chức năng tra cứu báo cáo, sao lưu và phục hồi dữ liệu.

Đến nay cơ bản các công việc trong quy trình quản lý thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Tam Đảo đã được thực hiện trên ứng dụng QLĐ.

3.2.3.2. Nhân lực quản lý thuế SDĐPNN

Nhân lực tham gia quản lý thuế SDĐPNN tại huyện Tam Đảo bao gồm các công chức thuộc các đội thuộc cấp chi cục như: Đội Tuyên truyền hỗ trợ NNT, Đội Kê khai kế toán thuế-Tin học, Đội Trước Bạ, Đội thuế liên xã số 1,2. Từ năm 2012-2016 nhân sự tham gia quản lý thuế SD ĐPNN luôn ổn định là 8 người ( 01- Đội tuyên truyền hỗ trợ NNT, 01- đội kê khai, 02- đội Trước bạ, 04 đội Liên xã). Trình độ nguồn nhân lực: 100 cán bộ đạt trình độ từ Cao đẳng trở lên.

3.2.3.3. Quy trình công tác quản lý thuế SDĐPNN

Đối với cán bộ thuế thực hiện đúng quy trình là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết trong công tác quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế SDĐPNN nói riêng, quản lý tốt đúng quy trình làm tăng thu ngân sách, quản lý được quỹ đất.

Chi cục thuế đã thực hiện cài đặt, nâng cấp các phần mềm ứng dụng quản lý thuế SDĐPNN để cập nhật, chuyển đổi, khai thác dữ liệu. Để thực hiện thống nhất quy trình quản lý thuế SDĐPNN đến các Đội thuế, Chi cục thuế Tam Đảo chỉ đạo các đội có liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc kê khai, nộp thuế theo đúng quy định. Cương quyết xử lý các trường hợp không kê khai, nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

* Quy trình tổ chức công tác quản lý thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Tam Đảo cụ thể:

Hình 3.4. Quy trình kê khai, tính thuế, lập bộ thuế SDĐPNN của Chi cục thuế huyện Tam Đảo

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc - Năm 2015)

(1) Chi cục thuế cung cấp toàn bộ mẫu Tờ khai thuế SDĐPNN (Mẫu 01/TK-SDĐPNN) cho UBND các xã, phường để tiến hành phát tờ khai và hướng dẫn hộ gia đình kê khai hồ sơ khai thuế; Chi cục Thuế ra Thông báo

CƠ QUAN KHÁC

ĐỘI THUẾ XÃ PHƯỜNG

KÊ KHAI THUẾ

CHI CỤC THUẾ XÉT MIỄN GIẢM THUẾ (1) Tuyên truyền,

cung cấp tờ khai

(4b) Kê khai lại

(8b) Kết quả xét MG Khâu có ứng dụng CNTT NGƯỜI NỘP THUẾ CHI CỤC THUẾ TIẾP NHẬN TỜ KHAI TỔNG HỢP (ĐIỀN TÍCH) BỘ PHẬN TIẾP NHẬN TỜ KHAI (2) Kê khai

ĐĂNG KÝ, THU THUẾ, LẬP BỘ

THEO DÕI THU NỘP THUẾ, TỔNG HỢP,

BC

KIỂM TRA HỒ SƠ MIỄN GIẢM

BỘ PHẬN

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TÀI NGUYÊN –

MÔI TRƯỜNG; UBND XÃ,PHƯỜNG (4a) Đăng ký (3) Đối chiếu BỘ PHẬN TÍNH THUẾ (7) Đề nghị MG (6) Kiểm tra hồ sơ miễn giảm

(8a) Lập bộ Đúng Sai

(5) Tổng hợp kết quả lập bộ

cho các tổ chức, đơn vị thuê đất lên Chi cục Thuế nhận Tờ khai mẫu số 02/TK-SDĐPNN và hướng dẫn đơn vị tự kê khai. Các năm sau (kể từ sau năm 2012) nếu không có thay đổi bổ sung thì không phải nộp hồ sơ khai thuế.

(2) Chậm nhất đến ngày 30/6 hoặc đến 31/3 hàng năm đối với các trường hợp khai bổ sung hoặc sau 30 ngày phát sinh các trường hợp dẫn đến sự thay đổi về người nộp thuế tại Chi cục Thuế phải hoàn thành việc thu hồi tờ khai thuế của người nộp thuế để tiến hành lập bộ và ra Thông báo thuế.

(3) Toàn bộ tờ khai thuế SDĐPNN được chuyển về Đội kê khai kế toán thuế và tin học của Chi cục Thuế để tiếp nhận bàn giao, kiểm tra số liệu, thủ tục pháp lý (chữ ký của người nộp thuế, chữ ký của cán bộ địa chính xã và ký tên đóng dấu của Chủ tịch UBND xã, phường) trên tờ khai thuế.

(4) Đội Kê khai kế toán thuế tin học thực hiện rà soát việc cấp mã số thuế cho các hộ, người nộp thuế; sau đó nhập số liệu trên tờ khai vào phần mềm máy tính thuế SDĐPNN; Tổng hợp in thành bộ thuế; Các tổ chức thuê đất được lập thành bộ thuế theo dõi riêng.

(5) Gửi bộ thuế đã lập, tính thuế về cho UBND các xã, phường kiểm tra, rà soát điều chỉnh lại nếu có sai sót; Chủ tịch UBND xã, phường ký tên đóng dấu vào sổ bộ thuế nộp lên Chi cục Thuế để làm cơ sở thu thuế.

(6) Kiểm tra danh sách các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm thuế SDĐPNN UBND các xã, phường gửi lên các Đội thuế liên xã, phường đối chiếu đúng tiêu chuẩn, điều kiện được miễn giảm để trình Chi cục trưởng Chi cục Thuế ký Quyết định miễn, giảm thuế theo quy định.

(7) Căn cứ vào sổ bộ thuế đã được duyệt năm trước, trên cơ sở điều chỉnh số liệu biến động đến 31/3 của người nộp thuế; Kết quả miễn giảm và số thuế thừa (hoặc thiếu) từ năm trước chuyển sang. Bộ phận tính thuế thực hiện điều chỉnh thuế (nếu có sai lệch, nhầm lẫn) để mở sổ theo dõi thu nộp của năm hiện tại.

(8) In sổ bộ theo dõi thu nộp gửi UBND các xã, phường làm căn cứ tổ chức thu thuế.

3.2.3.4. Quản lý đăng ký thuế và cấp mã số thuế SDĐPNN

Đăng ký thuế là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý SDĐPNN. Hoạt động đăng ký thuế nếu làm tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế nghĩa vụ thuế của mình, đảm bảo cho chính sách thuế được thực hiện tốt. Với ý nghĩa đó, Chi cục thuế Tam Đảo rất quan tâm tới khâu này, những quy định về đăng ký thuế được hướng dẫn, thông báo công khai, cụ thể, chi tiết như người nộp thuế không phải đến cơ quan thuế để thực hiện nộp hồ sơ mà thực hiện nộp cho tổ dân phố nơi cư trú, sau đó cán bộ xã, phường sẽ tiến hành thu và nộp cho Chi cục Thuế; người nộp thuế không phải nộp hồ sơ đăng ký thuế riêng mà thực hiện kê khai các thông đăng ký thuế vào tờ khai nộp thuế.

Khi đăng ký kê khai nộp thuế: Mỗi thửa đất được gán một mã số duy nhất (tạm gọi là mã số tờ khai) trong toàn tỉnh. Mã số này được sử dụng trong việc viết biên lai thu thuế, chấm bộ và cả quá trình quản lý thuế sau này. Cùng với việc cập nhập tờ khai, ứng dụng sẽ căn cứ các chỉ tiêu liên quan để tính ra số thuế phải nộp.

Đối với các cá nhân ở tỉnh ngoài có sử dụng đất trên địa bàn các xã trong tỉnh. Đội thuế xã phối hợp với cán bộ địa chính xã căn cứ vào sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất của xã, thực hiện rà soát các đối tượng vãng lai, lập danh sách riêng, gửi thông báo đến các cá nhân yêu cầu thực hiện kê khai thuế SDĐPNN.

Đối với tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê trong quá trình quản lý, theo dõi các dự án có điều chỉnh quy hoạch dẫn đến thay đổi về quy mô diện tích, thì yêu cầu chủ dự án báo cáo và thực hiện kê khai thuế SDĐPNN hoặc điều chỉnh diện tích theo Quyết định phê duyệt. Các Chi cục Thuế có trách nhiệm quản lý, lập bộ, thông báo, đôn đốc và thu thuế SDĐPNN của các dự án.

Việc rà soát các đối tượng nộp thuế trên địa bàn toàn tỉnh để cấp mã số thuế thuế là một biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Kết quả rà soát cấp mã số thuế cho người nộp thuế đã đạt được những kết quả cụ thể sau:

Bảng 3.3. Biểu cấp mã số thuế cá nhân SDĐPNN trên địa bàn Huyện Tam Đảo các năm 2012-2016

Xã, TT

Số lượng cấp mã số thuế SDĐPNN Tổng lũy kế cấp MST SDĐPNN 2012 2013 2014 2015 2016 Hợp Châu 1758 45 52 66 188 2109 Minh Quang 1756 36 30 58 146 2026 Hồ Sơn 1814 18 26 49 108 2015 Tam Quan 1898 65 35 59 124 2181 Đại Đình 1426 23 15 38 67 1569 Bồ Lý 1254 18 20 34 35 1361 Đạo Trù 1715 25 63 25 46 1874 Yên Dương 1025 23 52 61 21 1182 TT Tam Đảo 463 22 12 18 15 530 TỔNG 13.109 275 305 408 750 14.847

(Nguồn: Đội Kê khai kế toán thuế - Chi cục thuế Tam Đảo - Năm 2016)

Nhìn vào Bảng 3.3 ta có thể thấy rằng năm các năm 2013, 2014, 2015, 2016 việc cấp mã số thuế cho người nộp thuế ít, nguyên nhân là năm 2012 chiến dịch chuyển từ thuế nhà đất sang sử dụng phi nông nghiệp nên cấp mã đồng loạt các năm sau cấp ít hơn chủ yếu là cấp chuyển nhượng, cấp bổ sung và mới. Từ Biểu cấp mã số thuế các nhân trên địa bàn huyện Tam Đảo ta có thể thấy năm 2014 tỷ lệ cấp mới tờ khai so với năm 2013 tăng 110.9%, năm 2015 tỷ lệ cấp mới tờ khai so với năm 2014 tăng 133.7%, năm 2016 tỷ lệ cấp mới tờ khai so với năm 2015 tăng 183.8%; tỷ lệ cấp mới mã số thuế cá

nhân đều tăng hàng năm có được nhờ sự tuyên truyền, phổ biến luật thuế SD ĐPNN tới từng hộ dân trong huyện và ý thức của người nộp thuế đối với sắc thuế sử dụng đất PNN tăng lên đáng kể.

3.2.3.5. Quản lý thông tin NNT, khai thuế và xử lý hồ sơ khai thuế SDĐPNN

Do đối tượng nộp thuế SDĐPNN chủ yếu là những người dân ở tất cả vùng miền, nên trình độ nhận thức của người nộp thuế không đồng đều. Chi cục Thuế Tam Đảo đã phối hợp chặt chẽ với UBND Huyện Tam Đảo để hướng dẫn chi tiết các bước nghiệp vụ kê khai SDĐPNN đến đội thuế xã, phường, trưởng thôn (khu phố), cán bộ địa chính. Đây là những cán bộ trực tiếp thực hiện kê khai thuế đến các hộ, do vậy yêu cầu phải thông hiểu các bước kê khai trên tờ khai, nắm chắc chính sách thuế SDĐPNN để giải thích, hướng dẫn cho người dân hiểu và tự giác chấp hành việc kê khai thuế.

Hồ sơ khai thuế SDĐPNN sau khi nộp tại Chi cục Thuế được đội Trước bạ& Thu khác truyền nhập dữ liệu phần mềm TMS và được đưa lên hệ thống quản lý thuế SDĐPNN, sau đó được các đội nghiệp vụ khai thác quản lý và xử lý phát sinh về thuế SDĐPNN.

Chi cục thuế Tam Đảo đã làm tốt việc đôn đốc người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế SDĐPNN theo đúng quy định, tổ chức kiểm tra tại cơ quan thuế để thu ngay các khoản quyết toán thiếu và nợ đọng vào NSNN. Xử lý nghiêm đối với những trường hợp không nộp tờ khai, kê khai chậm, kê khai sai nhằm làm giảm số thuế phải nộp. Công tác kế toán thuế SDĐPNN được cập nhật thường xuyên, phản ánh sát số thuế đã thu, số thuế còn nợ.

Công tác chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin đã bám sát những yêu cầu của ngành thuế, xây dựng và triển khai các ứng dụng nhằm đáp ứng các quy trình quản lý thuế SDĐPNN.

Bảng 3.4. Tình hình kê khai thuế của người nộp thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Tam Đảo từ năm 2012-2016

Hồ sơ kê khai Năm

2012 2013 2014 2015 2016

Đối với tổ chức

Số hồ sơ khai thuế SDPNN 70 10 9 8 6

Số HS khai thuế nộp đúng hạn 70 6 6 6 5

Số hồ sơ nộp muộn 0 4 2 1 1

So sánh số hồ sơ nộp đúng

hạn/ số hồ sơ khai thuế (%) 100 60 66.6 75 83.3

Đối với cá nhân, hộ gia đình

Số hồ sơ khai thuế SDPNN 13.109 329 331 451 790 Số HS khai thuế nộp đúng hạn 13.109 202 250 401 772

Số hồ sơ nộp muộn 0 127 81 50 18

So sánh số hồ sơ nộp đúng

hạn/ số hồ sơ khai thuế (%) 100 61.4 75.5 88.9 97.7

(Nguồn: Đội Trước bạ & Thu khác - Chi cục thuế Tam Đảo - Năm 2016)

Qua số liệu tại Bảng 3.4 có thể thấy rằng tình hình quản lý tổ chức, cá nhân nộp thuế SDĐPNN qua các năm đều tăng và ổn định.

Năm 2015 so với năm 2014 đã đưa vào quản lý thêm 8 tổ chức và 451 cá nhân. Năm 2016 so với năm 2015 đã đưa vào quản lý thêm 6 tổ chức và 790 cá nhân. Tỷ lệ hồ sơ nộp đúng hạn qua các năm tăng những năm đầu mới áp dụng thuế PNN, đối tượng kê khai PNN nhiều thành phần tham gia, địa bàn huyện Tam Đảo rộng, dân trí chưa cao nên chưa hiểu hết về Luật thuế SDĐPNN vì vậy NNT kê khai sai hoặc không kê khai dẫn đến số tờ khai nộp muộn hoặc không nộp tờ khai cho cơ quan thuế các năm 2012,2013 nhiều hơn so với các năm 2015, 2016. Đối với tổ chức tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn tăng qua các năm 2013 (60%), 2014 (66.6%), 2015 (75%), 2016 (83.3%). Đối với hộ gia đình cá nhân tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn cũng tăng đáng kể từ 61.4% năm 2013 lên 97.7% năm 2015.

Có được kết quả trên là do Chi cục thuế Tam Đảo đã luôn chú trọng đôn đốc các các đối tượng nộp thuế SDĐPNN khai thuế và nộp thuế đúng hạn và kiên quyết xử lý vi phạm hành chính các trường hợp nộp muộn vào NSNN. Xử phạt nghiêm đối với những trường hợp cố tình không nộp tờ khai, kê khai chậm, khai sai nhằm làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN.

3.2.3.6. Công tác thu nộp và quyết toán thuế

Trong quá trình lập bộ thuế, cơ quan thuế căn cứ số thuế phát sinh trong năm và xác định số thuế thừa, thiếu kỳ trước chuyển sang để tính ra số thuế phải nộp trong năm tính thuế và phát hành thông báo nộp thuế gửi người nộp thuế; đồng thời in sổ theo dõi thu nộp thuế cho từng xã, phường làm căn cứ tiến hành thu và viết Biên lai thu thuế.

Trong những năm qua Chi cục thuế Tam Đảo luôn hoàn thành dự toán thu NSNN với số thu năm sau cao hơn năm trước. Sắc thuế SD ĐPNN là sắc thuế mới nhưng số thu năm nào cũng vượt kế hoạch Cục thuế Vĩnh Phúc đề ra. Cụ thể được thể hiện trên “Biểu đồ kết quả thu thuế SDĐPNN trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 60 - 79)