Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp và đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, mở cửa đất nước. Better Resin khi thâm nhập vào Việt Nam cần đặc biệt chú trọng đến môi trường văn hóa ở đây. Môi trường văn hóa xã hôi của Việt Nam có thể được đánh giá dựa trên cơ sở của chỉ số Hofstede
Vietnam
80
Hình 2.1: Chỉ số Hofstede của Việt Nam
Chiều văn hóa này phản ánh đến mức độ bình đẳng và bất bình đẳng giữa người với người trong một xã hội. Ở một quốc gia mà có điểm Khoảng Cách Quyền Lực lớn thì xã hội này sẽ chấp nhận và kéo dài sự bất bình đẳng giữa người và người.
Ở Việt Nam, với chỉ số Khoảng Cách Quyền Lực là 70. Đây là một con số lớn thể hiện sự bất bình đẳng trong đời sống thường ngày của người Việt Nam. Đối với gia đình con cái luôn phải tuân lời của cha mẹ. Còn trong tổ chức hay trong một doanh nghiệp có thể thấy rõ ràng mối quan hệ kiểu sếp và nhân viên có sự phân biệt đẳng cấp. Giữa những nhà lãnh đạo và quần chúng cũng có một khoảng cách biệt rất xa. Áp dụng vào Better Resin, công ty cũng sẽ chịu ảnh hưởng PDI bởi khi hoạt động tại Việt Nam bộ phận lãnh đạo và nhân viên chiếm đa số là người Việt. Họ có thể sẽ tạo nên một khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới, từ đó dẫn đến mâu thuẫn trong nội bộ của doanh nghiệp.
• Chiều văn hóa thứ hai: Chủ nghĩa Cá Nhân (IDV)
Chiều văn hóa này đề cập đến mức độ một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân hay yêu thích sống tập thể. Một quốc gia có điểm cao về Chủ nghĩa Cá Nhân nghĩa là mỗi cá nhân ở xã hội này đề cao sự tự lập và tự tôn của bản thân họ. Trong xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân này thì thường các mối liên hệ giữa các cá nhân này với cá nhân khác thường lỏng lẻo. Tại Việt Nam, với chỉ số Chủ Nghĩa Cá Nhân là 20 , có thể thấy rằng đây là con số thấp đồng nghĩa với việc từ khi con người sinh ra đã luôn hòa nhập vào một cộng đồng rộng lớn. Chủ nghĩa tập thể cũng đã tồn tại từ lâu đời ở Việt Nam. Người Việt đặt nặng vấn đề sống hòa hợp và tránh làm mất lòng người khác. Khi xảy ra xung đột, họ luôn muốn giải quyết một cách hợp lý để hai bên cùng có đạt kết quả có lợi. Một đặc tính quan trọng của xã hội Việt là không dám nói thẳng, bởi họ coi đó là việc làm mất mặt người khác. Bởi vậy, Better Resin nên đưa ra những chính sách đề cao tính đoàn kết của tập thể công ty, gắn kết mọi người gần nhau. Triển khai những công việc theo nhóm giúp cho các cá nhân hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
• Chiều văn hóa thứ ba: Tránh Rủi ro (UAI)
Chiều văn hóa này đưa ra mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi ,mới mẻ của một cộng đồng hay ưa thích những cái cũ hơn. Nếu quốc gia có điểm số cao về Tránh Rủi ro có nghĩa là họ sẽ không sẵn sàng đón nhận những điều mới lạ hay cũng đồng nghĩa là khó chấp nhận những thay đổi mà họ chưa từng trải nghiệm. Và ngược lại, một quốc gia có điểm số thấp về Tránh Rủi ro sẽ ít quan tâm đến những rủi ro và những điều
mà họ chưa lường trước được. Với chỉ số Tránh rủi ro là 30, đây là điểm số ở mức độ trung bình. Mọi người trong xã hội sẽ lo sợ bị đe dọa bởi các tình huống không rõ ràng (hoặc không biết trước kết quả xảy ra). Họ cố gắng tránh những tình huống như thế bằng cách tìm cho mình những công việc ổn định và tránh những ý tưởng và hành vi mang tính đột biến. Người Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc luôn ngại thay đổi môi trường sống, họ thích những điều chắc chắn, bền lâu. Khi Better Resin vào thị trường Việt Nam, để thành công thì họ phải tạo dựng hình ảnh của mình uy tín, lớn mạnh trong mắt khách hàng để có thể lấy được sự tin tưởng, tín nhiệm. Trong việc quản trị nhân lực, đưa ra những chế độ mang đến cho người lao động sự lâu dài, gắn bó.
• Chiều văn hóa thứ tư: Nam Tính (MAS)
Chiều văn hóa này phản ánh mức độ xã hội chấp nhận hay không chấp nhận quyền lực của người đàn ông. Điểm Nam Tính cao có nghĩa rằng quốc gia đó có sự phân biệt giới tính. Trong các xã hội như thế, đàn ông có xu hướng nắm trong tay phần lớn cấu trúc quyền lực của gia đình và xã hội và ngược lại điểm Nam Tính thấp chỉ ra xã hội chấp nhận việc nam nữ bình đẳng . Khi đó, phụ nữ sẽ được đối xử bình đẳng với nam giới ở cả công việc gia đình cũng như công việc trong các tổ chức. Ở Việt Nam, mức điểm 40 nằm ở mức trung bình đồng nghĩa xã hội đã chấp nhận nam nữ bình quyền. Về công ty Better Resin, họ có thể bổ nhiệm những người lãnh đạo có thực lực cao mà không cần quá quan tâm đến vấn đề giới tính. Những công việc sẽ được sắp xếp phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi nhân viên trong công ty.
• Chiều văn hóa thứ năm: Hướng tương lai (LTO )
Chiều văn hóa này mô tả cách nhìn của một xã hội theo hướng tương lai hay sống hướng vào quá khứ và hiện tại. Xã hội hướng tương lai có nghĩa là các cá nhân trong xã hội luôn lo lắng tương lai của mình sẽ về đâu, họ tiết kiệm chi tiêu để dành dụm cho những lúc bất trắc hay trái nắng trở trời. Ngược lại, xã hội hướng hiện tại và quá khứ thường thích hưởng thụ, trưng diện hơn là dành dụm. Tại Việt Nam, chỉ số này bằng 80, đây là một chỉ số khá cao có nghĩa người Việt Nam sẽ quý trọng sự bền chí, họ coi trọng “kết quả cuối cùng” hơn là “sự thật”. Cho nên, Better Resin nên đưa ra những chiến lược, tầm nhìn dài hạn về sản phẩm của mình để khách hàng có thể thấy được sự chất lượng và bền vững sau này.
Tóm lại, nhìn vào đặc điểm của môi trường văn hóa xã hội của Việt nam , ta có thể thấy người tiêu dùng luôn có xu hướng tránh rủi ro bởi vậy Better Resin nên xây
dựng hình ảnh uy tín công ty và phát triển theo hướng bền vững, ổn định để tạo lòng tin cho khách hàng. Tiếp theo đó, Việt Nam là nước có chỉ số cá nhân thấp, tính đoàn kết dân tộc cao, công ty nên mang những sản phẩm mà cơ sức ảnh hưởng đến cộng đồng chẳng hạn hướng những sản phẩm có sự đảm bảo về môi trường, hoặc những chính sách quản lý có thể phát triển các công việc tập thể.