Chính phủ cần hoàn thiện về chính sách đầu tư nước ngoài để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI nhằm phát triển ngành sản xuất hóa chất. Để xây dựng được thành công ngành này tại Việt Nam, chúng ta phải thừa nhận vai trò dẫn dắt của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do năng lực cạnh tranh cũng như trình độ công nghệ của ngành này tại Việt Nam là quá yếu. Trong khi đó việc đối mặt với xu thế cạnh tranh toàn cầu ở mức độ cao nên Việt Nam cần phải tăng mức FDI và sử dụng hoàn toàn lượng FDI cho sự phát triển. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần có các chính sách và giải pháp hữu hiệu như: xúc tiến hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước: “Việt Nam điểm đến hấp dẫn và an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài”; thực hiện chế độ một giá, không phân biệt đối xử và cắt giảm chi phí kinh doanh... Từ ngày 11/1/2015, theo Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: “nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để sản xuất hóa chất”. Phù hợp Cam Kết này “pháp luật Việt Nam cũng không có quy định về hạn chế điều kiện đầu tư tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư”
Tuy nhiên với các chính sách đầu tư đã đưa ra thì Chính Phủ Việt Nam cần đưa ra thêm nhiều chính sách khuyến khích hơn cho những ngành, lĩnh vực mà tại Việt Nam còn chưa quá phát triển. Đối với những doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hóa chất đặc biệt là keo dán gỗ như Better Resin cần khuyến khích đầu tư bằng việc ưu đãi thuế quan, ưu đãi vay vốn đối với doanh nghiệp nước ngoài, chính sách ưu đãi đất đai để xây dựng sản xuất nhà xưởng,...
3.2.2. Các chính sách về thuế đối với các công ty đầu tư
- Về thuế suất: Theo quy định “ thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới theo quy định được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm”. Tuy nhiên có thể đề xuất với các trường hợp dự án đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm thời gian áp dụng để đến khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi hoặc chiếm lĩnh thị trường ở một tỉ lệ nhất định.
- Về miễn, giảm thuế: “Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới theo quy định được miễn thuế 04 năm, được giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh
nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế”. Tuy nhiên có thể đưa ra ưu đãi rằng nếu các doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào khu vực đang được khuyến khích phát triển kinh tế thì sẽ có thể được giảm thuế hoặc tăng thời gian ưu đãi thuế thêm.
3.2.3. Các chính sách về bảo về môi trường
-Theo quy định “Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực môi trường theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa”.
- Đối với dự án đầu tư mới về sản xuất có ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ bang cách cấp “ Bằng độc quyền sáng chế” hoặc “Bằng độc quyền giải pháp hữu ích” thì “thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp được tính kể từ khi dự án được cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.”
Để khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng và bảo vệ môi trường, những chính sách ưu đãi có thể được đề ra như hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư trang thiết bị mới hoặc xây hệ thống xử lý chất thải, khuyến khích thuế bảo vệ môi trường.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ những chiến lược mà công ty Better Resin đang thực hiện được đưa ra ở chương 2, chương 3 đã đưa ra đánh giá và đề xuất một số sự kết hợp giữa các chiến lược để khắc phục những điểm yếu, thách thức và tận dụng điểm mạnh, cơ hội mà công ty đang có được. Ngoài ra, đề xuất thêm một số kiến nghị Chính Phủ về chính sách đầu tư, thuế, môi trường.
KẾT LUẬN
•
Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thương mại quốc tế, chiến lược kinh doanh quốc tế đã là một thuật ngữ không quá xa lạ đối với các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Chiến lược kinh doanh quốc tế đóng vai trò dẫn đến sự thành công của một doanh nghiệp. Đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, các tổ chức thương mại quốc tế ngày ngày càng cố gắng thiết lập một thị trường chung với những qui định chung cho các nước tham gia . Tuy nhiên, khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế cũng đặt các công ty trước những thử thách và rất nhiều vấn đề khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế, đánh giá khả năng của doanh nghiệp, lựa chọn các hình thức tham gia thị trường quốc tế để có thể thâm nhập vào các thị trường ít gặp trở ngại nhất với những phương án kinh doanh phù hỷp với tiềm năng cùa doanh nghiệp để đạt được thành công.Vì vậy vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế ngày nay lại càng trờ nên vô cùng quan trọng.
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa ngành sản xuất hóa chất lại càng trờ nên mạnh mẽ hơn với vai trò là một trong những lĩnh vực đi tiên phong. Do đó việc nghiên cứu chiến lược kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp sản xuất hóa chất là vô cùng cấp thiết. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, khóa luận đã tập trung nghiên cứu được một sô vấn đề lý luận chung về chiến lược kinh doanh quốc tế, các quyết định then chốt trong chiến lược kinh doanh quốc tế . Trên cơ sở đó, áp dụng nghiên cứu cụ thể về chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty Better Resin tại Việt Nam, đánh giá được kết quả thực hiện của các chiến lược đó. Từ đó đưa ra đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chiến lược kinh doanh quốc tế của Better Resin tại Việt Nam trong bối cảnh xu hướng phát triển chung cùa ngành hóa chất trên thế giới cũng như định hướng phát triển ngành này của Chính phủ Việt Nam để có thể đưa Better Resin trở thành một công ty sản xuất keo dán hàng đầu tại thị trường này. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt hiểu biết và nhận thức, tài liệu thu thập được chưa thật đầy đủ, cũng như sự hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu nên bài viết không tránh khỏi còn có những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty Better Resin đã nhiệt tình giúp đỡ em tìm hiểu về hoạt động của công ty, cung cấp tài liệu cần thiết cho đề tài nghiên cứu . Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên cô Đoàn Vân Hà đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bài khóa luận này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO•
A_Tài liêu tiếng Việt
1. PGS.TS.Nguyễn Thành Độ, TS .Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Lao động-
xã hội.
2. PGS.TS.Nguyễn Thừa Lộc.TS.Trần Văn Bão (2005), Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội.
3. PGS.TS.Nguyễn Bách Khoa (2004), Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế, Nhà xuất bản thống kê.
4. Luật Đầu tư nước ngoài thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa IX, ngày 12/11/1996.
5. Luật Đầu tư thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, ngày 29/11/2005.
6. M. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Better Resin năm 2016 , năm 2017
8. Nguyễn Hoàng Ánh (2005), Vai trò của văn hóa trong KDQT và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Ngoại Thương.
Các trang Web 9 . www.yellowpages .vnn.vn/lgs/690177/cong-ty-co-phan-better-resin.html 10.www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=2998 11.https://vietnambiz.vn/nganh-go-viet-nam-canh-cua-mo-toang-nhung-kho-chay- nhanh-112071 .htm 12.http://saikamks.com/nganh-cong-nghiep-hoa-chat-va-cac-nha-may-san-xuat-hoa- chat-cong-nghiep-n900.html 13 . http ://www. dankinhte .vn/cac-loai-hinh-chien-luoc-kinh-doanh-quoc-te/ 14 . http://vibonline.com.vn/bao cao/chrnh-sach-va-thuc-trang-uu-dai-dau-tu-tai-viet- nam 15.https://marketineai.admicro.vn/chien-luoc-marketine-lotteria/
B_Tài liệu nước ngoài
16. “Domestic Environment”, “Foreign Environment”, “International
Environment” - [ 9] Donald A. Ball, Wendell H. McCulloch.. .(2004), International Bussiness: The challenge of global copetition, NXB Mc Graw-Hill.
17. Jonh D.Dannel. Lee H.Raohungh (2005), kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê. 18. Philip R.Cateora, John Graham...(2005), International Bussiness,NXB Mc
Graw-Hill.
19. Peter F. Drucken (2003), Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI, NXB Trẻ.
Các trang Web
20.https://www.hofstede-insights.com/country/vietnam/
21.https://onstrategyhq.com/resources/internal-and-external-analysis/