Khóa luận tốt nghiệp 17 Học viện Ngân hàng
1.3. Phân tích tình hình công nợ và đánh giá khả năng thanh toán của doanhnghiệp nghiệp
1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và đánh giá khả năng thanh toán
Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Công (2017): “Phân tích tình hình công nợ tại Doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý trong việc đánh giá được tình hình tài chính, sức mạnh tài chính và an ninh tài chính hiện tại của Doanh nghiệp cũng như nắm được việc chấp hành và tôn trọng kỳ hạn thanh toán.”
Theo PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2013): “Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp là một nội dung cơ bản của hoạt động tài chính, nhằm cung cấp thông tin giúp các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn cho Doanh nghiệp. Các quyết định cho Doanh nghiệp vay bao nhiêu tiền, thời hạn bao nhiêu có nên bán cho Doanh nghiệp không,...Tất cả các quyết định đó đều dựa vào khả năng thanh toán của Doanh nghiệp.”
Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực chất lượng hoạt động tài chính của Doanh nghiệp: Nếu hoạt động tài chính tốt, Doanh nghiệp sẽ thanh toán kịp thời các khoản nợ phải trả, thu hồi kịp thời các khoản nợ phải thu. Ngược lại, khi một Doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ nần kéo dài không rõ ràng, chắc chắn tình hình tài chính của có vấn đề, an ninh tài chính thấp, Doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Vì thế, có thể nói phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán là một nội dung cơ bản nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị có thể đánh giá được thực trạng tài chính hiện tại của Doanh nghiệp.
1.3.2. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp
Để phân tích rõ nét tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần nghiên cứu chi tiết các khoản phải thu, công nợ phải trả sẽ tác động đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào, cần xác định số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng là bao nhiêu để thấy được khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp. Số vốn chiếm dụng là các khoản phải trả cho người bán, phải trả cho các đối tượng khác quá thời hạn chưa trả được gọi là vốn chiếm dụng. Số vốn bị chiếm dụng đó là các khoản phải thu của người mua, của các đối tượng khác quá hạn chưa
SVTT: Nguyễn Thị Phương Nhung Lớp: K19-CLC-KTA
a. Chỉ tiêu phân tích các khoản phải thu
Việc phân tích tình hình các khoản phải thu không những phải so sánh giữa số dư đầu kỳ với số dư cuối để xác định số chênh lệch tăng hay giảm mà còn phải đi sâu phân tích tính chất và khả năng thu hồi cũng như nguyên nhân tác động để có những biện pháp hợp lý trong việc thu hồi công nợ. Để phân tích tình hình các khoản phải thu, ta tiến hành phân tích 3 chỉ tiêu sau:
* Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa các khoản phải thu so với nợ phải trả của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp.
_ Tong số các khoản phải thu
Tổng số các khoản phải trả
Nếu T >1: Chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều, sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì đối với các khoản phải thu lớn quá sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, doanh nghiệp phải có biện pháp thu hồi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn.
Nếu T ≤ 1: T có giá trị càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi công nợ tốt và số vốn đi chiếm dụng càng được nhiều.
Thực tế cho thấy số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh và đều ảnh hưởng đến uy tin, hiệu quả kinh doanh của DN.
* Số vòng quay các khoản phải thu:
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu, nghĩa là khoản phải thu do nghiệp vụ bán chịu tạo ra thu được bao nhiều lần trong từng kỳ kế toán.
, , , , . , Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu = ʒ-■———--- ---;———;- - ,- —
' So dư bình quân các khoan phai thu
λ Phải thu đau kỳ + Phải thu CUOi kỳ
Các khoản phải thu bình quân =---—---—
Chỉ tiêu số vòng quay các Khoản phải trả là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh
doanh, các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay các khoản phải
Khóa luận tốt nghiệp 19 Học viện Ngân hàng
khả năng thu hồi nợ của công ty hay hiệu quả của việc cấp tín dụng hiện tại của công ty đó. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ Doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn hay tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán trong thời gian ngắn), gây khó khăn cho khách hàng nên hàng khó tiêu thụ. Do đó,quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của Doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của Doanh nghiệp.
* Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải thu (DSO — Day of Sales Outstanding)
... 365
DSO =u.'->nπ niMτr Vhnin nlrĩi 1-¼1∣
Vong quay các khoăn phải thu
Chỉ số này đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Thời gian thu hồi tiền hàng càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp càng ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu hồi tiền hàng càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều. Tuy nhiên, thời gian thu hồi tiền hàng quá ngắn sẽ gây khó khăn cho người mua, không khuyến khích việc mua hàng nên nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bán hàng. Trên thực tế, chỉ tiêu này được so sánh với thời gian bán chịu do Doanh nghiệp quy định với khách hàng. Nếu thời gian thu hồi tiền hàng lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì thu hồi các khoản phải thu là chậm; ngược lại, số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian thu hồi tiền hàng bán ra, chứng tỏ việc thu hồi sớm hơn kế hoạch đề ra.
b. Chỉ tiêu phân tích các khoản phải trả
Để phân tích các khoản phải trả, có thể phân tích 3 chỉ tiêu sau:
* Tỷ lệ các khoản phải trả so với các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được so với phần vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng.
Tổng số các khoản phải trả Tong số các khoản phải thu
SVTT: Nguyễn Thị Phương Nhung Lớp: K19-CLC-KTA
Khóa luận tốt nghiệp 20 Học viện Ngân hàng
Nếu L>1: vì số tiền phải thu giảm là tốt và tình hình tài chính của doanh nghiệp có xu hướng khá lên. Ngược lại, nếu L lớn do nợ phải trả tăng, doanh nghiệp chiếm dụng được nhiều vốn đồng thời khả năng thanh toán cũng kém đi.
Nếu L ≤ 1: vì các khoản phải thu tăng hoặc vì các khoản phải trả giảm, xét trên góc độ huy động vốn đều không tốt. Bởi vì nếu các khoản thu tăng nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều. Còn nếu các khoản phải trả giảm cũng có nghĩa là số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được ít. Cả hai trường hợp này đều làm hiệu quả sử dụng vốn giảm. Tuy nhiên các khoản phải trả giảm sẽ làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng lên.
* Số vòng quay các khoản phải trả
, , , , . , Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu = ʒ-■———--- ---;———;- - ,
' So dư bình quân các khoan phai tra
nPhải thu đau kỳ + Phải thu CLioi kỳ Các khoản phải trả bình quân =---
trả cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản Phải trả và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Nếu số vòng quay các khoản phải trả lớn, chứng tỏ Doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu số vòng quay các khoản phải trả quá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của Doanh nghiệp do Doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ (kể cả vay, bán rẻ hàng hóa, dịch vụ,..)
* Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả (DPO — Day of Payables Outstanding)
... 365
DSO =VAnrr πι1∙nr r-τr- IrVinAri rUiAi t 1-’.
Vong quay các khoán phái trà
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian bình quân mà Doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho chủ nợ trong kỳ. Hệ số này thế hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người bán. Hệ số kỳ chuyển đổi các khoản phải trả cao nghĩa là công ty có quan hệ tốt với nhà cung cấp và có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bán. Ngược lại hệ số DPO thấp nghĩa là công ty phải trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhận hàng.
* Hệ số thanh toán tức thời (Hệ số thanh toán tiền mặt)
Khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay của doanh
Khóa luận tốt nghiệp 21 Học viện Ngân hàng
1.3.3. Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán tác động đến tình hình tài chính của công ty, đồng thời khả năng thanh toán cũng là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu. Để đánh giá khả năng thanh toán của công ty, ta có thể sử dụng 5 chỉ tiêu sau:
* Hệ số thanh toán hiện hành
i, ʃ Tongtai sản ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành = ---—---t— ---— Nợ ngan hạn
Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả.
Tỷ số này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán khả quan, công ty có thể trang trải hết công nợ (Trần Ngọc Thơ, 2005).
* Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Tien và các khoản tương đương tiền + các khoản phải thu + các khoản đầu tù' ngắn hạn N ợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận. Ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Các cửa hàng bán lẻ là những ví dụ điển hình của trường hợp này.
SVTT: Nguyễn Thị Phương Nhung Lớp: K19-CLC-KTA
nghiệp.
λ r λ ' Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán hiện hành = ---—----2—:---
Nợ ngan hạn
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Thông thường hệ số này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên, nếu việc hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
* Hệ số nợ
yʌ. Tổng Nợ phải trả Hệ SO nợ = —7----1--—;---
Tong tài san
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ. Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiêu đồng nợ phải trả hay nói cách khác dùng để xét tình hình tài sản của doanh nghiệp được huy động từ bên ngoài là chủ yếu hay từ nguồn vốn chủ sỡ hữu là chủ yếu. Chủ nợ thường thích công ty có hệ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có hệ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết hệ số này cao hay thấp cần phải so sánh với hệ số nợ của bình quân ngành. Hệ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên thông thường, ở mức 60/40 là chấp nhận được. Có nghĩa Hệ số nợ là 60% (Tổng tài sản có 100 thì vốn vay là 60).
Khóa luận tốt nghiệp 23 Học viện Ngân hàng
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Trong chương I, đã khái quát được một số khái niệm cơ bản và vai trò của kế toán công nợ; khái niệm, nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu, phải trả, đặc biệt tập trung vào các khoản phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp và cách thức hạch toán tài khoản. Đồng thời đưa ra những chỉ tiêu để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp tạo cơ sở tiền đề để phân tích ở chương sau.
Khóa luận tốt nghiệp 24 Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CÔNG NỢ VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU
CÔNG NGHỆ 2A
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Công nghệ 2A
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công tya. Thông tin chung a. Thông tin chung
Tên công ty : CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ 2A Tên giao dịch
∖ ∖ : 2A TECHNOLOGY IMPORT EXPORT COMPANY LIMITED
quôc tê
Tên viêt tắt : 2A Technology Import Export Co.,Ltd
Địa chỉ trụ sở : sô 3, ngõ 12, đường Kim Giang, Phường Kim Giang, Quận Thanh công ty Xuân, Thành phô Hà Nội
Mã sô thuê : 0106828153 Đại diện pháp , : Trân Thị Bình luật Ngày thành lập : 20/04/2015 Loại hình : Vừa và nhỏ doanh nghiệp Loại hình kinh
, : Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên tê
Cơ quan thuê
: Cục Thuê Quận Thah Xuân - Thành phô Hà Nội quản lý
Lĩnh vực hoạt : Xuất nhập khẩu hàng hóa, Tổ chức giới thiệu và xúc tiên thương động chính mại
vôn điều lệ : 6.000.000.000 đồng