6. Kết cấu của khóa luận
1.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán
1.2.2.1. Xem xét việc chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng
Đầu tiên, KTV cần nhận thức và hiểu rõ bản chất của rủi ro hợp đồng kiểm toán, từ đó KTV bắt đầu xem xét đến các tiêu chí như tính chính trực của ban lãnh đạo đơn
vị, năng lực chuyên môn, các vấn đề phát sinh. để kết luận liệu có nên chấp nhận khách hàng và hợp đồng kiểm toán hay không.
Rủi ro hợp đồng:
- Là những rủi ro của doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến từng hợp đồng kiểm
toán cụ thể. Kiểm toán viên cần đánh giá đúng đắn về rủi ro hợp đồng để có giải
pháp thích hợp như:
o Từ chối không nhận lời kiểm toán
chấp nhận hợp đồng hay không.
o KTV cần xem xét kinh nghiệm của kỳ kiểm toán trước bằng cách dựa vào
kinh nghiệm đã trải qua để đánh giá BGĐ, Ban quản trị về những vấn đề như: Sự hợp tác trong quá trình xử lý các vấn đề liên quan đến khoản mục TSCĐ trên BCTC; Thái độ và quan điểm trong việc nhận dạng và báo cáo về những vấn đề kế toán phức tạp mà liên quan tới TSCĐ; Thái độ và quan điểm đối với việc quản trị rủi ro và duy trì hệ thống KSNB của đơn vị...
o KTV có thể dựa vào các nguồn thông tin khác trên đại chúng như báo đài,
website... hoặc các thông tin từ các đơn vị, cá nhân có liên quan đến đơn vị như ngân hàng, luật sư, tư vấn pháp lý.
- Năng lực chuyên môn của nhóm kiểm toán
o Doanh nghiệp kiểm toán cần xem xét năng lực chuyên môn của nhóm kiểm
toán sẽ được giao thực hiện có đảm bảo hay không. Năng lực chuyên môn trong trường hợp này không chỉ bao gồm kiến thức, kinh nghiệm mà còn bao gồm cả thời gian và nguồn lực cần thiết để hoàn thành công việc.
- Khả năng tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
o KTV luôn có trách nhiệm tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn và đạo đức
nghề nghiệp. Vấn đề quan trọng nhất thường phải xem xét và đánh giá một cách cẩn trọng là tính độc lập của kiểm toán viên.
- Các vấn đề trọng yếu phát sinh
o Doanh nghiệp kiểm toán cần xem xét các vấn đề trọng yếu phát sinh của
khoản mục TSCĐ trong cuộc kiểm toán năm hiện hành hoặc năm trước và những ảnh hưởng đối với việc duy trì quan hệ khách hàng.
1.2.2.1. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi xác định rủi ro hợp đồng và xem xét các tiêu chí đánh giá khách hàng, KTV chấp nhận hợp đồng kiểm toán và bắt đầu lập hợp đồng. Sau đó, công ty kiểm toán dựa vào năng lực KTV và đặc điểm kinh doanh của khách hàng để lựa chọn nhóm kiểm toán cho phù hợp.
Lập hợp đồng
Trước tiên, KTV sẽ thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Theo VSA 210 “Hợp đồng kiểm toán” yêu cầu KTV chỉ chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán khi đã thống nhất được các cơ sở để thực hiện hợp đồng kiểm toán, thông qua việc:
- Thiết lập được các tiền đề của một cuộc kiểm toán
- Xác nhận rằng KTV và BGĐ, Ban quản trị đơn vị được kiểm toán đã thống nhất được các điều khoản của hợp đồng kiểm toán.
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Theo Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 (VSQC 1) “Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét BCTC, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác” đưa ra hướng dẫn về các nội dung cần xem xét để lựa chọn nhóm kiểm toán bao gồm:
- Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán có hiểu biết về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động hoặc các vấn đề có liên quan hay không, trong đó gồm các vấn đề về TSCĐ của khách hàng.
- Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán có kinh nghiệm về các quy định pháp lý, các yêu cầu báo cáo có liên quan hoặc có khả năng đạt được cá kỹ năng và kiến thức cần thiết 1 cách hiệu quả hay không; Trong đó có cán bộ/nhân viên nào có kinh nghiệm hoặc kiến thức cần thiết về kiểm toán khoản mục TSCĐ hay không.
- Doanh nghiệp kiểm toán có đủ nhân sự có năng lực chuyên môn và khả năng cần thiết hay không.
1.2.2.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh
Tiếp theo, KTV cần tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh của đơn vị đó để hiểu bản chất của hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, khuôn khổ pháp lý và môi trường kinh doanh của đơn vị. Từ đó, KTV có thể xác định các rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán và nhận dạng được rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC.
Tìm hiểu khách hàng
- Tìm hiểu khách hàng là việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh và rủi ro liên quan của khách hàng. Rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng quan trọng đến rủi ro kiểm toán.
- KTV cần phải tìm hiểu ngành nghề của đon vị được kiểm toán vì mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có những đặc điểm riêng trong từng giai đoạn, và chúng có thể tạo ra rủi ro có sai sót trong BCTC.
- KTV cũng cần tìm hiểu khuôn khổ pháp lý bao gồm các quy định pháp lý liên quan đến ngành nghề. Nhà nước có thể khuyến khích hay hạn chế một số lĩnh vực kinh doanh nhất định như ban hành các quy định báo cáo riêng biệt, chặt chẽ hon cho một số hoạt động.
Tìm hiểu môi trường hoạt động kinh doanh
- Môi trường kinh doanh bao gồm tình hình cạnh tranh, quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, cũng như những thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Tình hình cạnh tranh liên quan đến khả năng thành công hay thất bại của đon vị trước các đối thủ cạnh tranh, từ đó tác động việc doanh nghiệp sẽ sử dụng TSCĐ như thế nào cũng như doanh thu, chi phí của doanh nghiệp... Sự thay đổi công nghệ, kỹ thuật ngoài việc tác động đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, còn cho biết tình trạng và giá trị có thể thu hồi của các máy móc, thiết bị hiện tại hay TSCĐ của doanh nghiệp.
- Ngoài ra, KTV cũng cần thu thập các thông tin như: Kế hoạch mua sắm, nhượng bán TSCĐ của khách hàng; Các Hợp đồng chính liên quan đến đầu tư hay hợp tác kinh doanh; Sự phân tán về mặt địa lý, về địa điểm sản xuất.
1.2.2.4. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh
Đây là bước nghiên cứu sâu hon về hoạt động kinh doanh để nhận dạng rủi ro. KTV tiến hành tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh của đon vị để tiếp cận các rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp có thể gặp phải, từ đó nhận dạng được các rủi ro kinh doanh có tác động đến rủi ro sai sót có trọng yếu trong BCTC.
Tìm hiểu chính sách kế toán
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: K20KTK
1.2.2.5. Đánh giá chung kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát
Học viện Ngân hàng 26 Khoá luận tốt nghiệp
Chính sách kế toán đơn vị là những nguyên tắc, phương pháp kế toán được đơn vị lựa chọn để lập và trình bày BCTC. Nhìn chung, khách hàng sẽ lựa chọn các chính
sách kế toán phù hợp với các chuẩn mực kế toán hiện hành. Tuy nhiên, rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC có thể phát sinh trong những trường hợp sau đây:
- Các chính sách kế toán mới chưa được đơn vị cập nhật, hoặc áp dụng không phù
hợp do chưa hiểu rõ, không hồi tố theo quy định.
- Các chính sách kế toán còn đang tranh luận, hoặc thiếu các hướng dẫn rõ ràng.
o Các chính sách kế toán đặc thù của đơn vị
o Những thay đổi về chính sách kế toán trong kỳ của đơn vị
o Chính sách kế toán đối với các hoạt động kinh doanh chủ yếu hoặc các
nghiệp vụ thường xuyên
Tìm hiểu chu trình kinh doanh
- KTV có thể phỏng vấn người quản lý để hiểu được kế hoạch chiến lược của đơn
vị, đánh giá của họ về tình hình hiện tại của ngành nghề và những tác động của
chúng đến đơn vị, đặc biệt là TSCĐ.
- KTV cần đọc các tài liệu của đơn vị như biên bản họp của Hội đồng quản trị, dự
toán hoặc kế hoạch tài chính. Các tài liệu này một mặt giúp khẳng định lại những
vấn đề đã biết qua trao đổi với người quản lý, mặc khác cung cấp thông tin có tính
chất định lượng về những vấn đề trên hoặc phát hiện những rủi ro tiềm ẩn khác.
- KTV có thể tham quan đơn vị nhằm giúp hiểu sâu sắc về hoạt động kinh doanh
và những vấn đề liên quan, như tình trạng sản xuất, mua sắm, thanh lý và nhượng
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: K20KTK
KTV đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị nhằm xem xét khả năng của chúng trong việc ngăn chặn các rủi ro, hoặc ngược lại, làm trầm trọng thêm rủi ro hay làm phát sinh các rủi ro mới. KTV cần đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, bao gồm cả việc thiết kế và thực hiện hữu hiệu trong thực tế. Sự hữu hiệu của hoạt động này liên quan mật thiết với rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC. KTV cũng xem xét các phương thức đo lường và đánh giá hoạt động của người quản lý đối với các nghiệp vụ cụ thể.
1.2.2.6. Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện tổng thể
Cuối cùng, KTV cần xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện tổng thể để từ đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định các thủ tục kiểm toán cần thiết và phù hợp cho các giai đoạn kế tiếp của cuộc kiểm toán.
VSA 320 nhấn mạnh mức trọng yếu “.. .được xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể”. Chuẩn mực này cũng yêu cầu mức trọng yếu được xác lập bao gồm: mức trọng yếu tổng thể của BCTC và mức trọng yếu thực hiện.
- Mức trọng yếu tổng thể của BCTC: là mức giá trị mà KTV xác định ở cấp độ toàn bộ BCTC, có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Mức trọng yếu này là cơ sở để KTV kết luận rằng BCTC có trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Nó thường được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm dựa trên một số tiêu chí nhất định. Tỷ lệ phần trăm được xác định trên sự xét đoán của kiểm toán viên và nó phụ thuộc vào đặc điểm của tiêu chí được chọn.
- Mức trọng yếu thực hiện: là một số tiền được xác định thấp hơn mức trọng yếu tổng thể BCTC, được sử dụng trong việc lập kế hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toán trong các thử nghiệm cụ thể. Việc xác lập mức trọng yếu thấp hơn này nhằm ngăn chặn những sai sót nhỏ khác khi tổng hợp lại có thể làm cho tổng thể bị sai sót trọng yếu.
Học viện Ngân hàng 28 Khoá luận tốt nghiệp
- Ngoài ra, theo VSA 450 “Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán”, KTV cũng cần xác định ngưỡng sai sót không đáng kể.