Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của Công

Một phần của tài liệu 531 hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH deloitte việt nam thực hiện (Trang 75 - 78)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.1. Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của Công

Công ty

TNHH Deloitte Việt Nam

về cơ bản, quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại DVN bao gồm ba giai đoạn là: (1) Lập kế hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán và (3) Kết thúc kiểm toán. Nhiều công việc có nội dung tương tự như công việc trong quy trình kiểm toán BCTC

nói chung của công ty. Tuy nhiên, DVN có yêu cầu KTV bổ sung một vài thủ tục và công việc kiểm toán khác để làm rõ vấn đề kiểm toán TSCĐ. Cụ thể:

(1) Lập kế hoạch kiểm toán

Các công việc bao gồm: Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng; Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán; Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động; Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh; Phân

tích sơ bộ BCTC; Đánh giá chung về KSNB và rủi ro kiểm soát; Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện có nội dung tương tự như công việc trong các bước 1, 2, 3 trong quy trình kiểm toán BCTC nói chung tại Deloitte

Việt Nam.

SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: K20KTK

Tại giai đoạn này, KTV tiến hành thực hiện thủ tục kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Trong quy trình kiểm toán TSCĐ nói chung, DVN yêu cầu KTV thực hiện 3 thủ tục kiểm soát bao gồm: Thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối (walk-through test); Thủ tục kiểm tra thiết kế và vận hành KSNB (Design & Implementation Test) và thủ tục kiểm tra hiệu quả vận hành của KSNB tại đơn vị khách hàng (Operating Effectiveness Test). Tùy thuộc vào hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng, KTV sẽ lựa chọn cần phải thực hiện những thủ tục nào để thu thập đầy đủ các bằng chứng phù hợp. Đối với thử nghiệm cơ bản, KTV chủ yếu thực hiện các thủ tục kiểm toán được nêu ở Bảng 2.2 - Thử nghiệm cơ bản trong giai đoạn thực hiện kiểm toán TSCĐ tại Deloitte Việt Nam.

STT Thử nghiệm cơ bản Mục tiêu

1 Lập bảng tổng hợp phân tích biến động từng loại TSCĐ

dựa trên bảng kê chứng từ hoặc sổ chi tiết tài khoản 211,

đối chiếu với số liệu được cung cấp trên Sổ đăng ký TSCĐ hoặc các BCTC do đơn vị khách hàng tự lập.

Đầy đủ, chính xác, trình bày và thuyết minh

2 Kiểm tra các nghiệp vụ tăng/giảm TSCĐ trong năm Hiện hữu, đầy

đủ, quyền và nghĩa vụ

3 Kiểm tra tính hiện hữu của TSCĐ thông qua quan sát,

chứng kiến kiểm kê

Hiện hữu, quyền và nghĩa vụ

Bảng 2.2 - Thử nghiệm cơ bản trong giai đoạn thực hiện kiểm toán TSCĐ tại Deloitte Việt Nam

4 Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ thông qua việc tính toán

lại, SAP hoặc TOD. Ngoài ra, KTV cần kiểm tra tài liệu do khách hàng cung cấp (IPE test)

Đánh giá

SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: K20KTK

Xác định và đánh giá rủi ro hợp đồng

DVN sử dụng và tùy chỉnh mẫu đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán của Deloitte Đông Nam Á cho phù hợp với khách hàng. Mục đích của việc xác định và đánh giá rủi ro hợp đồng bao gồm việc đánh giá cụ thể rủi ro sai sót trọng yếu do sai sót, cho

các hợp đồng mới và đã ký từ năm trước, và để hỗ trợ xác định và xử lý các rủi ro.

Nguồn: Tài liệu nội bộ tại Deloitte Việt Nam

(2) Kết thúc kiểm toán

KTV thực hiện các công việc gồm: Tổng hợp kết quả kiểm toán; Phân tích

BCTC; Đánh giá giả định hoạt động liên tục; Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý bản thảo; Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Các công việc này có nội dung tương tự như công việc trong giai đoạn kết thúc kiểm toán của

quy trình kiểm toán BCTC nói chung do DVN thực hiện.

Thông thường, việc soát xét KSCL tại DVN thường nêu tổng quát các vấn

đề quan trọng được soát xét trong giấy tờ làm việc, chứ không nêu cụ thể soát xét KSCL đối với quy trình kiểm toán từng khoản mục nên công việc soát xét KSCL không được DVN đưa vào quy trình kiểm toán TSCĐ.

Một phần của tài liệu 531 hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH deloitte việt nam thực hiện (Trang 75 - 78)