6. Kết cấu của khóa luận
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Deloitte Việt Nam là công ty tiên phong trong lĩnh vực Tư vấn và Kiểm toán với kinh nghiệm 30 năm tại thị trường Việt Nam, và là thành viên của Deloitte Toàn cầu
- một trong bốn hãng cung cấp dịch vụ chuyên ngành lớn nhất trên thế giới.
Vào năm
2007, DVN đã chính thức trở thành hãng thành viên của Deloitte Đông Nam
Á sau
khi chuyển đổi mô hình sở hữu và quản lý. Cho đến năm 2020, DVN đã trở thành
một hãng thành viên của Deloitte Châu Á Thái Bình Dương sau khi Deloitte Toàn
cầu đưa ra kế hoạch chiến lược phát triển mới cho thị trường khu vực châu Á Thái
Bình Dương.
- Tên công ty: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam - Tên tiếng Anh: Deloitte Vietnam Limited Company
- go c g " Deloitte
- Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 15, Tòa nhà Vinaconex, 34 Láng Hạ, Phường Láng Hạ,
Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. - Số điện thoại: 024 7105 0000 - Số fax: 024 6288 5678
- Email: deloittevietnam@deloitte .com
Chỉ tiêu Năm tài chính Năm tài chính Năm tài chính
Học viện Ngân hàng 39 Khoá luận tốt nghiệp
- Tên Chi nhánh: Chi nhánh Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Times Square, 57-69F đường Đồng Khởi, phường Ben
Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. - Số điện thoại: 028 7101 4555 - Số fax: 028 3910 0750
- Người đại diện theo pháp luật: Võ Thái Hòa
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam tiền thân là Công ty Kiểm toán Việt Nam - VACO, được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 165 TC/QĐ/TCCB ngày 13/05/1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong những năm đầu của quá trình đổi mới.
Theo Quyết định số 1927/QĐ-BTC ngày 30/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) đã được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 0104000112 ngày 19/01/2004 do Sở Ke hoạch và đầu tư thạh phố HN cấp. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập công ty là 9.077.000.000 VNĐ.
VACO bắt đầu hợp tác với hãng Deloitte Touche Tohmatsu (DTT) - một trong bốn công ty kiểm toán và tư vấn lớn nhất thế giới từ năm 1992, và tháng 04/1994 liên
doanh VACO-DTT chính thức được thành lập. Đến tháng 10/1997, VACO với sự đại diện của phòng dịch vụ quốc tế (ISD) đã chính thức được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu. Ngày 07/05/2007, Công ty hoàn thành quá trình chuyển đổi sở hữu từ Công ty TNHH 1 thành viên trực thuộc Bộ tài chính trở thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên theo đúng quy định của Nhà nước về kiểm toán độc lập. Theo giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh số 0102030181 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố HN cấp ngày 18/10/2007, Công ty đã chính thức đổi tên từ "công ty kiểm toán Việt Nam TNHH" thành "Công ty TNHH Deloitte Việt Nam” từ ngày 01/11/2007.
Với 3 thập kỷ đóng góp cho nền kiểm toán độc lập Việt Nam phát triển, DVN đã
Học viện Ngân hàng 40 Khoá luận tốt nghiệp
và Đầu tư trao tặng. Trong năm 2020, mặc dù đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ kinh tế cũng như là các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhưng DVN vẫn luôn giữ vững chất lượng kiểm toán và đạt doanh số cao nhất toàn ngành Kiểm toán.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Tổng doanh thu 997.410 929.268 824.310
Tổng chi phí 930.395 876.948 797.726
Lợi nhuận sau thuế 53.360 39.779 20.739
Nguồn: Báo cáo minh bạch của Deloitte Việt Nam ba năm 2018 - 2020
Theo bảng 2.1 có thể thấy doanh thu của DVN năm 2019 tăng gần 13% so với năm 2018 nhưng doanh thu năm 2020 chỉ tăng hon 7% so với năm 2019. Điều này chứng tỏ doanh thu của DVN năm 2020 đã bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tuy nhiên DVN vẫn đảm bảo doanh thu tăng lên hằng năm và đóng góp rất nhiều tiền thuế cho ngân sách nhà nước.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính
DVN cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu và tốt nhất đến khách hàng. Hiện tại, DVN hoạt động trên 5 mảng dịch vụ chính:
- Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo: Kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế và theo luật định; Thẩm định tài chính; Dịch vụ chuyển đổi IFRS; Dịch vụ theo thỏa thuận hợp đồng; Kiểm toán và soát xét hệ thống kế toàn và kiểm soát nội bộ; Dịch vụ kiểm toán và bảo đảm; Dịch vụ tư vấn kế toán; Đảm bảo hệ thống máy tính.
Nguồn: Báo cáo minh bạch của Deloitte Việt Nam năm 2020
Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của DVN và điều hành Công
Học viện Ngân hàng 41 Khoá luận tốt nghiệp
- Thuế và pháp luật: Tư vấn thuế và lập kế hoạch về thuế; Cấu trúc thuế quốc tế;
Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp; Dịch vụ tư vấn chuyển giá; Dịch vụ
tư vấn thuế hải quan và gián thu; Dịch vụ dành cho khách hàng toàn cầu;
Dịch vụ
kiểm tra tình trạng tuân thủ về thuế; Dịch vụ giải quyết tranh chấp về thuế. - Tư vấn tài chính: Tài chính doanh nghiệp; Mua bán và sát nhập; Dịch vụ định
giá;
Xây dựng mô hình kinh doanh; Tư vấn sát nhập tích hợp với dịch vụ pháp lý và
giải quyết tranh chấp; Tái cấu trúc doanh nghiệp.
- Tư vấn rủi ro: Rủi ro chiến lược (Quản trị doanh nghiệp, Rủi ro chiến lược, Phát
triển bền vững và trách nhiệm doanh nghiệp...); Rủi ro liên quan đến quy
định và
pháp lý (Chiến lược quy định, tuân thủ pháp lý,.); Rủi ro tài chính (Rủi ro thị
trường và tín dụng, Quản lý nguồn vốn, Rủi ro thanh khoản và ngân quỹ,.);
Rủi
ro vận hành (Kiểm toán nội bộ, Rủi ro vận hành và rủi ro chuyển đổi, công
nghệ
và dữ liệu,.); Rủi ro mạng (Chiến lược và an ninh mạng.)
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: K20KTK
ty thông qua các cuộc họp định kỳ hàng tháng. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ liên quan đến việc quyết định chiến lược, tăng hoặc giảm vốn điều lệ, phát triển kế hoạch kinh doanh và quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với các phòng ban khác của DVN.
Ban Giám đốc: gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. BGĐ chuyên điều hành các hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Quyền và nhiệm vụ của BGĐ liên quan đến việc tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên ngoài ra BGĐ còn có quyền quyết định các vấn đề kinh doanh hằng ngày của DVN, ban hành quy chế quản lý nội bộ và có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. BGĐ điều hành trực tiếp các phòng ban như phòng kiểm toán, IT và quản lý rủi ro, tư vấn tài chính và tư vấn thuế và các phòng phụ trách công việc hành chính.
Phòng kiểm toán: chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC hàng năm cho các khách hàng là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp quốc tế, ngân hàng, các tổ chức doanh nghiệp niêm yết hoặc có vốn Nhà nước và các dự án đầu tư lớn nhỏ của doanh nghiệp lẫn cơ quan chính phủ.
Phòng IT và Quản lý rủi ro: Phòng IT phụ trách giải quyết các vấn đề kĩ thuật liên quan đến máy móc và thiết bị của toàn DVN ngoài ra còn kiêm phụ trách quản lý các thiết bị điện tử, đảm bảo hệ thống các máy móc thiết bị vận hành an toàn. Phòng quản lý rủi ro phụ trách tư vấn rủi ro cho các dự án của DVN và hỗ trợ phòng kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch.
Phòng Tư vấn tài chính và Tư vấn thuế: Phòng ban này chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng cao bao gồm: tư vấn tài chính, tư vấn thuế, tư vấn rủi ro, tư vấn xây dựng và quản lý hệ thống KSNB...
Học viện Ngân hàng 43 Khoá luận tốt nghiệp
Khối hành chính: Gồm các phòng ban kế toán, phòng hành chính và phòng nhân sự có nhiệm vụ trợ giúp khối nghiệp vụ và BGĐ trong công tác Quản trị nội bộ DVN.
2.1.4. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Việt
Nam thực hiện
2.1.4.1. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung
DVN sử dụng phần mềm kiểm toán EMS để thực hiện và quản lý các hợp đồng và hoạt động kiểm toán. Nhờ đó mà quy trình kiểm toán tại Deloitte Việt Nam trở nên chặt chẽ, đầy đủ và có sự liên kết liền mạch giữa các bước để KTV thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán cũng như tránh được việc chồng chéo và giảm thiểu sự thừa
Xác lập mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Tổng hợp và đánh giá ở mức sai sót tiềm tàng Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết:
- Lập kế hoạch cho các thử nghiệm kiểm soát - Lập kế hoạch cho các thử nghiệm cơ bản Tổng hợp và kết nối kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện các thủ tục kiểm soát Thực hiện thử nghiệm cơ bản: + Thủ tục phân tích (SAP)
+ Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản (TOD)
Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo
kiểm toán
Xem xét lại BCTC và đánh giá khái quát các sai phạm Xem xét lại những sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán
Thu thập thư giải trình của BGĐ Tổng hợp các ghi chép
Phát hành báo cáo kiểm toán
Thực hiện các công việc sau
kiểm toán
Đánh giá chất lượng hợp đồng
Chuẩn bị, xem xét lại và kiểm soát các giấy tờ làm việc
Trước khi đi vào kế hoạch kiểm toán chi tiết, KTV cần lập kế hoạch kiểm toán tổng quát để hiểu khái quát toàn bộ cuộc kiểm toán, công việc cụ thể gồm:
Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
Sau khi thực hiện bước 1, KTV đã đạt được sự hiểu biết nhất định về khách hàng. Lúc này, chủ nhiệm kiểm toán hoặc các KTV cấp cao hơn sẽ lập kế hoạch kiểm toán chiến lược nhằm vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng
tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán.
Nguồn: Tài liệu nội bộ tại Deloitte Việt Nam
Nhìn chung, quy trình kiểm toán chung do Deloitte Việt Nam thực hiện có thể chia thành 3 giai đoạn: (1) Lập kế hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán và (3) Ket thúc cuộc kiểm toán. Ba giai đoạn kiểm toán gắn liền với các bước thực hiện được mô tả ở sơ đồ 2.2. Cụ thể:
(1) Lập kế hoạch kiểm toán:
Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với cuộc kiểm toán, chính vì vậy nó chiếm ba bước trong quy trình kiểm toán. Cụ thể:
- Bước 1: Thực hiện các công việc trước kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV sẽ cần thực hiện các công việc như sau:
Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
KTV tiến hành tìm hiểu, đánh giá về khách hàng trước khi chấp nhận hợp đồng
kiểm toán hoặc tái tiếp tục hợp đồng nhằm hạn chế rủi ro cho chính KTV, cho công ty kiểm toán và đảm bảo chất lượng đầu ra của cuộc kiểm toán.
Thành lập nhóm kiểm toán
Chủ nhiệm kiểm toán sẽ quyết định lựa chọn các KTV thích hợp cho từng cuộc
kiểm toán. Trong trường hợp doanh nghiệp được kiểm toán thuộc các ngành đặc thù, chủ nhiệm kiểm toán có thể xem xét có nên thuê các chuyên gia tư vấn bên ngoài hay không.
Ân hành điều khoản hợp đồng
KTV cần xác định các công việc cần làm trong lúc thiết lập các điều khoản của hợp đồng kiểm toán. Hơn nữa, các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán bắt buộc phải được viết thành văn bản và được trao đổi với khách hàng.
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: K20KTK
Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh
Thông thường, trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện tìm hiểu các đặc điểm của khách hàng như cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh, khuôn khổ pháp lý và môi trường hoạt động kinh doanh. Chủ nhiệm kiểm toán và giám đốc kiểm toán sẽ phụ trách soát xét và góp ý cho trưởng nhóm kiểm toán ở giai đoạn này. Mục đích của công việc này để KTV có thể xác định các rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng quan trọng đến rủi ro kiểm toán.
Tìm hiểu về KSNB
KTV cần tìm hiểu các nội dung về KSNB của khách hàng như: môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro trong doanh nghiệp, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, cuối cùng là các hoạt động giám sát của doanh nghiệp. Công việc này sẽ giúp KTV lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC.
Tìm hiểu về chu trình kế toán
Chủ nhiệm kiểm toán và các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ tham gia tìm hiểu chu trình kế toán của đơn vị với sự hỗ trợ của phòng kế toán khách hàng. KTV cần phải thu thập được những thông tin cơ bản như những chu trình nghiệp vụ quan trọng, những hệ thống ứng dụng quan trọng được sử dụng trong quy trình kế toán.
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
KTV thực hiện thủ tục này nhằm xác định các số dư tài khoản bất thường hay khoanh vùng được các sai phạm trọng yếu trên BCTC, qua đó KTV sẽ xác định được bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán chi tiết.
KTV sẽ tiến hành xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện của BCTC dựa vào xét đoán chuyên môn và các tiêu chí đánh giá như doanh thu, tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế...Ngoài ra, KTV có thể tiến hành tính toán và xác định ngưỡng sai sót không đáng kể (CTT - Clearly Trivial Threshold) để loại bỏ những sai sót quá nhỏ mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không gây đủ ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
Sau khi xác định mức trọng yếu, KTV tiến hành đánh giá rủi ro dựa vào mức trọng yếu và dựa vào mẫu đánh giá rủi ro do Deloitte tạo lập.
- Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Sau khi có kế hoạch kiểm toán tổng thể, KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chi tiết với các công việc gồm:
Tổng hợp và đánh giá rủi ro ở mức sai phạm tiềm tàng
KTV cần tiến hành xác định rủi ro kiểm toán trong quá trình tìm hiểu về KSNB và môi trường hoạt động kinh doanh của đon vị khách hàng, đồng thời xem xét liệu các rủi ro sai phạm đó khi tính riêng lẻ hoặc tổng hợp lại có thể tạo ra sai phạm trọng yếu trên BCTC hay không.
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện lập kế hoạch kiểm toán chi tiết dưới sự hướng dẫn của chủ nhiệm kiểm toán. Công việc cụ thể bao gồm lập kế hoạch cho các thử nghiệm kiểm soát và lập kế hoạch cho các thử nghiệm co bản.
Tổng hợp và kết nối kế hoạch kiểm toán
KTV sẽ tổng hợp chi tiết kế hoạch kiểm toán vào biên bản kế hoạch kiểm toán. Biên bản này cần được sự phê duyệt của chủ nhiệm kiểm toán và giám đốc/phó tổng giám đốc phụ trách hợp đồng kiểm toán.
(1) Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn này gồm các công việc được thể hiện ở bước 4: thực hiện kế hoạch kế hoạch kiểm toán theo so đồ 2.2. Cụ thể các công việc chính gồm: