Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính

Một phần của tài liệu 531 hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH deloitte việt nam thực hiện (Trang 60)

6. Kết cấu của khóa luận

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính

DVN cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu và tốt nhất đến khách hàng. Hiện tại, DVN hoạt động trên 5 mảng dịch vụ chính:

- Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo: Kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế và theo luật định; Thẩm định tài chính; Dịch vụ chuyển đổi IFRS; Dịch vụ theo thỏa thuận hợp đồng; Kiểm toán và soát xét hệ thống kế toàn và kiểm soát nội bộ; Dịch vụ kiểm toán và bảo đảm; Dịch vụ tư vấn kế toán; Đảm bảo hệ thống máy tính.

Nguồn: Báo cáo minh bạch của Deloitte Việt Nam năm 2020

Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của DVN và điều hành Công

Học viện Ngân hàng 41 Khoá luận tốt nghiệp

- Thuế và pháp luật: Tư vấn thuế và lập kế hoạch về thuế; Cấu trúc thuế quốc tế;

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp; Dịch vụ tư vấn chuyển giá; Dịch vụ

tư vấn thuế hải quan và gián thu; Dịch vụ dành cho khách hàng toàn cầu;

Dịch vụ

kiểm tra tình trạng tuân thủ về thuế; Dịch vụ giải quyết tranh chấp về thuế. - Tư vấn tài chính: Tài chính doanh nghiệp; Mua bán và sát nhập; Dịch vụ định

giá;

Xây dựng mô hình kinh doanh; Tư vấn sát nhập tích hợp với dịch vụ pháp lý và

giải quyết tranh chấp; Tái cấu trúc doanh nghiệp.

- Tư vấn rủi ro: Rủi ro chiến lược (Quản trị doanh nghiệp, Rủi ro chiến lược, Phát

triển bền vững và trách nhiệm doanh nghiệp...); Rủi ro liên quan đến quy

định và

pháp lý (Chiến lược quy định, tuân thủ pháp lý,.); Rủi ro tài chính (Rủi ro thị

trường và tín dụng, Quản lý nguồn vốn, Rủi ro thanh khoản và ngân quỹ,.);

Rủi

ro vận hành (Kiểm toán nội bộ, Rủi ro vận hành và rủi ro chuyển đổi, công

nghệ

và dữ liệu,.); Rủi ro mạng (Chiến lược và an ninh mạng.)

SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: K20KTK

ty thông qua các cuộc họp định kỳ hàng tháng. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ liên quan đến việc quyết định chiến lược, tăng hoặc giảm vốn điều lệ, phát triển kế hoạch kinh doanh và quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với các phòng ban khác của DVN.

Ban Giám đốc: gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. BGĐ chuyên điều hành các hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Quyền và nhiệm vụ của BGĐ liên quan đến việc tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên ngoài ra BGĐ còn có quyền quyết định các vấn đề kinh doanh hằng ngày của DVN, ban hành quy chế quản lý nội bộ và có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. BGĐ điều hành trực tiếp các phòng ban như phòng kiểm toán, IT và quản lý rủi ro, tư vấn tài chính và tư vấn thuế và các phòng phụ trách công việc hành chính.

Phòng kiểm toán: chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC hàng năm cho các khách hàng là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp quốc tế, ngân hàng, các tổ chức doanh nghiệp niêm yết hoặc có vốn Nhà nước và các dự án đầu tư lớn nhỏ của doanh nghiệp lẫn cơ quan chính phủ.

Phòng IT và Quản lý rủi ro: Phòng IT phụ trách giải quyết các vấn đề kĩ thuật liên quan đến máy móc và thiết bị của toàn DVN ngoài ra còn kiêm phụ trách quản lý các thiết bị điện tử, đảm bảo hệ thống các máy móc thiết bị vận hành an toàn. Phòng quản lý rủi ro phụ trách tư vấn rủi ro cho các dự án của DVN và hỗ trợ phòng kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch.

Phòng Tư vấn tài chính và Tư vấn thuế: Phòng ban này chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng cao bao gồm: tư vấn tài chính, tư vấn thuế, tư vấn rủi ro, tư vấn xây dựng và quản lý hệ thống KSNB...

Học viện Ngân hàng 43 Khoá luận tốt nghiệp

Khối hành chính: Gồm các phòng ban kế toán, phòng hành chính và phòng nhân sự có nhiệm vụ trợ giúp khối nghiệp vụ và BGĐ trong công tác Quản trị nội bộ DVN.

2.1.4. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Việt

Nam thực hiện

2.1.4.1. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung

DVN sử dụng phần mềm kiểm toán EMS để thực hiện và quản lý các hợp đồng và hoạt động kiểm toán. Nhờ đó mà quy trình kiểm toán tại Deloitte Việt Nam trở nên chặt chẽ, đầy đủ và có sự liên kết liền mạch giữa các bước để KTV thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán cũng như tránh được việc chồng chéo và giảm thiểu sự thừa

Xác lập mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Tổng hợp và đánh giá ở mức sai sót tiềm tàng Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết:

- Lập kế hoạch cho các thử nghiệm kiểm soát - Lập kế hoạch cho các thử nghiệm cơ bản Tổng hợp và kết nối kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Thực hiện các thủ tục kiểm soát Thực hiện thử nghiệm cơ bản: + Thủ tục phân tích (SAP)

+ Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản (TOD)

Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo

kiểm toán

Xem xét lại BCTC và đánh giá khái quát các sai phạm Xem xét lại những sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán

Thu thập thư giải trình của BGĐ Tổng hợp các ghi chép

Phát hành báo cáo kiểm toán

Thực hiện các công việc sau

kiểm toán

Đánh giá chất lượng hợp đồng

Chuẩn bị, xem xét lại và kiểm soát các giấy tờ làm việc

Trước khi đi vào kế hoạch kiểm toán chi tiết, KTV cần lập kế hoạch kiểm toán tổng quát để hiểu khái quát toàn bộ cuộc kiểm toán, công việc cụ thể gồm:

Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược

Sau khi thực hiện bước 1, KTV đã đạt được sự hiểu biết nhất định về khách hàng. Lúc này, chủ nhiệm kiểm toán hoặc các KTV cấp cao hơn sẽ lập kế hoạch kiểm toán chiến lược nhằm vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng

tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán.

Nguồn: Tài liệu nội bộ tại Deloitte Việt Nam

Nhìn chung, quy trình kiểm toán chung do Deloitte Việt Nam thực hiện có thể chia thành 3 giai đoạn: (1) Lập kế hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán và (3) Ket thúc cuộc kiểm toán. Ba giai đoạn kiểm toán gắn liền với các bước thực hiện được mô tả ở sơ đồ 2.2. Cụ thể:

(1) Lập kế hoạch kiểm toán:

Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với cuộc kiểm toán, chính vì vậy nó chiếm ba bước trong quy trình kiểm toán. Cụ thể:

- Bước 1: Thực hiện các công việc trước kiểm toán

Trong giai đoạn này, KTV sẽ cần thực hiện các công việc như sau:

Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

KTV tiến hành tìm hiểu, đánh giá về khách hàng trước khi chấp nhận hợp đồng

kiểm toán hoặc tái tiếp tục hợp đồng nhằm hạn chế rủi ro cho chính KTV, cho công ty kiểm toán và đảm bảo chất lượng đầu ra của cuộc kiểm toán.

Thành lập nhóm kiểm toán

Chủ nhiệm kiểm toán sẽ quyết định lựa chọn các KTV thích hợp cho từng cuộc

kiểm toán. Trong trường hợp doanh nghiệp được kiểm toán thuộc các ngành đặc thù, chủ nhiệm kiểm toán có thể xem xét có nên thuê các chuyên gia tư vấn bên ngoài hay không.

Ân hành điều khoản hợp đồng

KTV cần xác định các công việc cần làm trong lúc thiết lập các điều khoản của hợp đồng kiểm toán. Hơn nữa, các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán bắt buộc phải được viết thành văn bản và được trao đổi với khách hàng.

SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: K20KTK

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh

Thông thường, trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện tìm hiểu các đặc điểm của khách hàng như cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh, khuôn khổ pháp lý và môi trường hoạt động kinh doanh. Chủ nhiệm kiểm toán và giám đốc kiểm toán sẽ phụ trách soát xét và góp ý cho trưởng nhóm kiểm toán ở giai đoạn này. Mục đích của công việc này để KTV có thể xác định các rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng quan trọng đến rủi ro kiểm toán.

Tìm hiểu về KSNB

KTV cần tìm hiểu các nội dung về KSNB của khách hàng như: môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro trong doanh nghiệp, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, cuối cùng là các hoạt động giám sát của doanh nghiệp. Công việc này sẽ giúp KTV lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC.

Tìm hiểu về chu trình kế toán

Chủ nhiệm kiểm toán và các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ tham gia tìm hiểu chu trình kế toán của đơn vị với sự hỗ trợ của phòng kế toán khách hàng. KTV cần phải thu thập được những thông tin cơ bản như những chu trình nghiệp vụ quan trọng, những hệ thống ứng dụng quan trọng được sử dụng trong quy trình kế toán.

Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

KTV thực hiện thủ tục này nhằm xác định các số dư tài khoản bất thường hay khoanh vùng được các sai phạm trọng yếu trên BCTC, qua đó KTV sẽ xác định được bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán chi tiết.

KTV sẽ tiến hành xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện của BCTC dựa vào xét đoán chuyên môn và các tiêu chí đánh giá như doanh thu, tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế...Ngoài ra, KTV có thể tiến hành tính toán và xác định ngưỡng sai sót không đáng kể (CTT - Clearly Trivial Threshold) để loại bỏ những sai sót quá nhỏ mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không gây đủ ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.

Sau khi xác định mức trọng yếu, KTV tiến hành đánh giá rủi ro dựa vào mức trọng yếu và dựa vào mẫu đánh giá rủi ro do Deloitte tạo lập.

- Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Sau khi có kế hoạch kiểm toán tổng thể, KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chi tiết với các công việc gồm:

Tổng hợp và đánh giá rủi ro ở mức sai phạm tiềm tàng

KTV cần tiến hành xác định rủi ro kiểm toán trong quá trình tìm hiểu về KSNB và môi trường hoạt động kinh doanh của đon vị khách hàng, đồng thời xem xét liệu các rủi ro sai phạm đó khi tính riêng lẻ hoặc tổng hợp lại có thể tạo ra sai phạm trọng yếu trên BCTC hay không.

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện lập kế hoạch kiểm toán chi tiết dưới sự hướng dẫn của chủ nhiệm kiểm toán. Công việc cụ thể bao gồm lập kế hoạch cho các thử nghiệm kiểm soát và lập kế hoạch cho các thử nghiệm co bản.

Tổng hợp và kết nối kế hoạch kiểm toán

KTV sẽ tổng hợp chi tiết kế hoạch kiểm toán vào biên bản kế hoạch kiểm toán. Biên bản này cần được sự phê duyệt của chủ nhiệm kiểm toán và giám đốc/phó tổng giám đốc phụ trách hợp đồng kiểm toán.

(1) Thực hiện kiểm toán

Giai đoạn này gồm các công việc được thể hiện ở bước 4: thực hiện kế hoạch kế hoạch kiểm toán theo so đồ 2.2. Cụ thể các công việc chính gồm:

Thực hiện các thủ tục kiểm soát

KTV cần tiến hành các thử nghiệm kiểm soát để thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, từ đó đảm bảo hệ thống KSNB của đon vị khách hàng đang được vận hành một cách hiệu quả và hiệu lực. Thông thường, KTV tại

SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: K20KTK

Deloitte Việt Nam cũng như Deloitte toàn cầu sẽ thực hiện các thủ tục như kiểm tra từ đầu đến cuối (walkthrough test) để kiểm tra chi tiết quy trình KSNB.

Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

KTV sẽ thực hiện hai loại thử nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích cơ bản (SAP) và kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản (TOD). Tùy thuộc vào mỗi cuộc kiểm toán, KTV sẽ đi theo chương trình kiểm toán để xác định các loại thử nghiệm cơ bản nào cần được thực hiện. Thông thường, DVN yêu cầu KTV cần phải thực hiện cả SAP và TOD ở mỗi cuộc kiểm toán.

Sau khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản, KTV cần trực tiếp trao đổi với đơn vị khách hàng và yêu cầu đơn vị khách hàng sửa chữa và khắc phục những sai phạm trọng yếu. Với những sai phạm không trọng yếu, KTV có thể mô tả các sai phạm này vào thư quản lý để nhắc nhở đơn vị khách hàng sửa chữa và rút kinh nghiệm trong các năm tài chính tiếp theo.

(2) Kết thúc kiểm toán

Giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán yêu cầu KTV thực hiện hai bước cuối, đó là:

- Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

KTV là người thực hiện và được soát xét, phê chuẩn bởi chủ nhiệm kiểm toán và phó tổng giám đốc/giám đốc phụ trách hợp đồng kiểm toán. Ở bước này, KTV thực hiện các công việc như sau:

Xem xét lại các BCTC và đánh giá khái quát các sai phạm

KTV tiến hành xem xét và rà soát lại BCTC để đánh giá tính nhất quán của báo cáo, khả năng tồn tại gian lận, sự phù hợp của chính sách kế toán... Đồng thời KTV sẽ phải thực hiện thủ tục phân tích soát xét và xem xét lại khả năng hoạt động liên tục của khách hàng.

Xem xét lại những sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán

Công việc này yêu cầu KTV xem xét ảnh hưởng của các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán có đòi hỏi sự điều chỉnh số liệu và thông tin trong BCTC hay không, có khả năng làm tăng rủi ro đối với giả định hoạt động liên tục của khách hàng hay không.

Thu thập giải trình của BGĐ

Mục đích của công việc này giúp KTV có được bằng chứng về sự nhận thức trách nhiệm của BGĐ trong việc lập và trình bày BCTC có phù hợp với các chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật có liên quan.

Tổng hợp các ghi chép

KTV sẽ thực hiện tổng hợp tất cả các công việc và ghi chép vào giấy tờ làm việc đồng thời lưu vào phần mềm EMS và bộ hồ sơ kiểm toán năm.

Phát hành báo cáo kiểm toán

Sau khi thực hiện các bước trên, KTV sẽ đưa ra ý kiến và lập báo cáo kiểm toán phù hợp với từng tình huống cụ thể, theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các quy định pháp luật liên quan. Ngoài ra, DVN có thể phát hành thêm thư quản lý cung cấp một bảng tổng hợp các ý kiến đánh giá về những yếu kém được lưu ý trong quá trình kiểm toán đồng thời KTV có thể cung cấp giải pháp cải thiện nhằm mục đích tư vấn, trợ giúp cho khách hàng được kiểm toán. Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán hoàn chỉnh, DVN sẽ thực hiện thêm bước soát xét việc KSCL kiểm toán (EQCR) để đảm bảo chất lượng của báo cáo kiểm toán cũng như chất lượng công việc của nhóm kiểm toán thực hiện.

- Bước 6: Thực hiện các công việc sau hợp đồng kiểm toán

Chủ nhiệm kiểm toán sẽ tiến hành tổng hợp và kết luận những ưu và nhược điểm trong cuộc kiểm toán cùng với các thành viên khác trong nhóm kiểm toán, từ đó rút ra kinh nghiệm cho những cuộc kiểm toán sau và đồng thời tiến hành lưu trữ hồ sơ kiểm toán. Công việc này được thực hiện sau mỗi cuộc kiểm toán.

2.1.4.1. Hệ thống quản lý hợp đồng kiểm toán (Engagement Management System -

EMS), Tiện ích bổ sung Deloitte Analytics (DA), Phần mềm kiểm kê I-count và cách áp dụng trong quá trình kiểm toán

Một phần của tài liệu 531 hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH deloitte việt nam thực hiện (Trang 60)