a. Khái niệm và phưong pháp tính giá hàng xuất kho
Sự hình thành giá vốn hàng bán được phân biệt ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất như:
- Giá vốn hàng tại điểm mua hàng hóa hay còn gọi là giá trị mua thực tế.
- Đối với các công ty thưong mại, giá vốn hàng bán là tổng các chi phí để hàng có mặt tại kho gồm giá mua từ nhà cung cấp, bảo hiểm, VAT, phí vận chuyển, ...
- Đối với các công ty sản xuất, tổng chi phí sẽ nhiều hon vì đầu vào chỉ là nguyên liệu tạo thành phẩm.
Giá vốn hàng bán còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định theo hợp đồng với bên cung cấp. Do một số nhà cung cấp sẽ cộng các khoản phí như vận chuyển, thuế, bảo hiểm, . vào giá bán hàng.
* Phưong pháp tính giá hàng xuất kho
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC các phưong pháp tính giá vốn hàng bán như sau: Việc tính trị giá của nguyên liệu, vật liệu tồn kho, được thực hiện theo một trong các phưong pháp:
- Phưong pháp bình quân gia quyền: Theo phưong pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
- Phưong pháp thực tế đích danh: Phưong pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Tuy nhiên, việc áp dụng phưong pháp này đòi hỏi những điều kiện
Bên Nợ Bên Có
khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
Trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sẽ xác định chi phí mua hàng. Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa xuất bán trong kỳ: Do chi phí mua hàng liên quan đến nhiều chủng loại hàng hóa nên cần phân bổ chi phí mua hàng cho hàng hóa bán trong kỳ, hàng hóa tồn kho cuối kỳvà giữa các loại hàng hóa khác nhau. Chi phí mua hàng có thể là: chi phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng hóa; tiền thuê kho hàng, bến bãi, ...
b. Chứng từ sổ sách liên quan và tài khoản sử dụng.
Để làm căn cứ ghi nhận giá vốn hàng bán, kế toán có thể sử dụng các loại chứng từ như:
- Hóa đơn GTGT
- Hóa đơn bán hàng thông thường
- Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho - Phiếu xuất kho
- Phiếu nhập kho - Thẻ kho
20 - Các chứng từ có liên quan khác
Để phản ánh giá vốn hàng bán kế toán sẽ sử dụng các tài khoản sau Tài khoản 632: “Giá vốn hàng bán”
Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa,
dịch vụ cung cấp theo hóa đơn Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong
kỳ vào tài khoản xác định hoạt động kinh doanh
Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ - Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán
trong kỳ.
- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ, sản xuất xong nhập kho và dịch vụ
đã hoàn thành. - Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đãgửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ.
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 “Thành phẩm”
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán, thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ, cũng không có các tài khoản chi tiết cấp hai.
Tài khoản 611 - Mua hàng Tài khoản 155 - Thành phẩm
Bên Nợ Bên Có
Tài khoản 156 - Hàng hóa
c. Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán
Việc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu cũng được chia theo 2 phương pháp
• Doanh nghiệp hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
(sơ đồ hạch toán được đính kèm tại phụ lục 06)
• Đối với doanh nghiệp hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
(sơ đồ hạch toán được đính kèm tại phụ lục 07)