Bên cạnh việc xác định doanh thu và các chi phí liên quan, kế toán viên vào cuối năm sẽ thực hiện kết chuyển các tài khoản này vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng giúp ban giám đốc có thể có cái nhìn bao quát nhất về nhà xuất bản từ đây quyết định được hướng đi, sự phát triển trong tuo`ng lai
______Chúng tìr______
Diễn giải TKĐƯ
________So phát Sinh________ __________SỐ dir__________ Ngày tháng ghi sổ Số hiệu ,Ngày tháng Nợ CÓ NỢ Có Số dư dầu kỳ 31/12/202 0 KC008076 31/12/202
0 Kêt chuyên doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ 5111
749223 4506
31/12/202
0 KC008077
31/12/202
0 Kêt chuyên doanh thu hoạt động tài chinh SlS 5311515
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Cuối năm tài chính, kế toán sẽ tiến hành khóa sổ, dựa vào các TK 511, 515, 641, 642... để kết chuyển doanh thu và chi phí, phần mềm sẽ dựa vào các số liệu trong tháng để tự kết chuyển vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Ngày 31/12/2020 kế toán tập hợp doanh thu và chi phí phát sinh trong năm tài chính để làm cơ sở dữ liệu:
Doanh thu bán hàng: 7.492.234.506 đồng Doanh thu hoạt động tài chính: 5.311.515 đồng Giá vốn hàng bán: 5.065.387.134 đồng
Chi phí bán hàng: 1.219.207.253 đồng Chi phí quản lý: 1.143.563.551 đồng Thuế TNDN hiện hành: 6.938.808
Kế toán thực hiện kết chuyển sang TK911 Kết chuyển doanh thu bán hàng:
Nợ TK 5111: 7.492.234.506 Có TK 911: 7.492.234.506
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 515: 5.311.515 Có TK 911: 5.311.515 Kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 911: 5.065.387.134 Có TK 632: 5.065.387.134 Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911: 1.219.207.253 Có TK 642: 1.219.207.253 65 Kết chuyển chi phí quản lý
Nợ TK 911: 1.143.563.551 Có TK 642: 1.143.563.551 Kết chuyển thuế TNDN
Nợ TK 911: 6.938.808 Có TK 8211: 6.938.808
Kết chuyển lãi, xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 911: 69.388.083
Có TK 4212: 69.388.083 Đơn vị: Nhà Xuât bàn Klioa học và Kỳ thuật
MaQHNS: 1104879
SO CHI TIET CÁC TÀI KHOẢN
Năm 2020
31/12/202
0 KCŨ08078 31/12/202
0 Ket chuyên giá vốn hàng bán 632 5065387134
31/12/202
0 KCŨ08079 31/12/202
0 Ket chuyên clũ phi bán hàng
6411... 72137 3825
31/12/202
0 KCŨ0808Ũ 31/12/202
0 Kêt chuyên chi phi bán hàng 6412 2244 30137
31/12/202
0 KC008081 31/12/2020 Kêt chuyên chi plii bán hàng 6417
19646 1184 31/12/202
0 KC008082 31/12/2020 Kêt chuyên chi phi quản lý doanh nghiệp 6421
38720 6069
31/12/202
0 KCŨ08083
31/12/202
0 Ket chuyên chi phi quân lý doanh nghiệp 6422 6924 23771
31/12/202
0 KCŨ08084 31/12/202
0 Ket chuyên clũ phi quản lý doanh nghiệp
6424... 375 0000
31/12/202
0 KC008085 31/12/202
0 Kêt chuyên chi phi quân lý doanh nghiệp 6428
51489 0558
31/12/202
0 KC008086 31/12/202
0 Ket chuyển chi phi thuế TNDN 8211 8808 693
31/12/202
0 CTG00319 31/12/2020 Kêt chuyên kêt quả hoạt động kinh doanh trong kỳ 4212 69388083
Cộng số phát sinh trong kị' 7504484829 749754
Ngày tháng ghi sô Chứng (ừ Diên giải TKĐƯ SỐ tiền
Sô hiện Ngayi (háng Nff CÓ Số dư đẩu kỳ 31/12/202 0 KC00807 6 31/12/202
0 Ket chuyền doanh thu bán hàng và cung cấp dịch VU 5111
74922 34506
31/12/202
0 KC008077 31/12/2020
Ket chuyền doanh thu hoạt động tài chinli 515 5311515
31/12/202 0 KC00807 8 31/12/202 0
Ket chuyền giá vốn hàng bán 632 506538
7134 31/12/202 0 KC00807 9 31/12/202 0
Ket chuyền chi phi bán hàng 641 121920
7253 31/12/202 0 KC00808 2 31/12/202 0
Ket chuyền chi phí quân lý doanh nghiệp 642 114356
3551
31/12/202
0 KC008086 31/12/2020
Ket chuyền chi phi thuế TNDN 8211 6938808
31/12/202 0 CTG0031 9 31/12/202 0
Ket chuyền kết quá hoạt động kinh doanh trong kỳ 4212 69388083
Cộng số phát sinh trong kỳ 750448
4829 6021 749754
Hình 2.17. Sổ chi tiết tài khoản 911
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
66
Đơn vị: Nlià Xuat bân Klioa học và Kỳ thuật Mã QHNS: 1104879
Mầu sổ S03b-DN
(Ban hành theo Thông tư SO 200/20Ỉ4/ĨT-BTC
ngà)' 22/12/2014 cùa Bộ Tài chính)
S CÁIỏ
(Diiug tbo hìuli thức kế toán Nhật ký cbuug)
Năm 2020
Hình 2.18. Sổ cái tài khoản 911
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
2.3.4. Đánh giá thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ thuật
Trong thời gian gần đây, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật đã chứng kiến không ít thuận lợi và khó khăn khi tình hình kinh tế thay đổi, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất lớn đến tình hình hoạt động của Nhà xuất bản.
Thời gian được làm thực tập sinh của em tuy không dài nhưng cũng giúp em nhìn nhận được các ưu điểm cũng như hạn chế tồn tại song song tại Nhà xuất bản.
2.3.4.1. Ưu điểm
- Ve công tác tổ chức bộ máy kế toán:
Công tác tổ chức bộ máy kế toán đã được thiết kế phù hợp với từng cá nhân để mỗi kế toán viên có thể phối hợp ăn ý, phát huy tốt khả năng của mình. Tại Nhà xuất bản khi tiến hành tuyển dụng thêm nhân lực, kinh nhiệm của kế toán viên luôn được đặt lên hàng đầu sau đó mới xét đến các yếu tố khác liên quan. Phòng kế toán là nền tảng để có thể giúp cho Nhà xuất bản hoạt động thuận lợi, các kế toán viên đã quản lý tốt tiền thu chi của nhà xuất bản cũng như kết hợp với các phòng ban khác để đảm bảo việc tiêu thụ sách một cách tốt nhất.
- về việc sử dụng phần mềm kế toán:
Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật đã áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong bộ máy kế toán, hiện nay Nhà xuất bản đang sử dụng phần mềm kế toán MISA NET 2020. Ngoài ra Nhà xuất bản đầu tư mua phần mềm BKAV là phần mềm diệt virus để đề phòng việc mất cắp số liệu, đảm bảo các số liệu được an toàn. Việc sử dụng phần mềm kế toán máy giúp cho công tác kế toán nhanh chóng và chính xác hon rất nhiều.
- Về hình thức ghi sổ:
Việc Nhà xuất bản áp dụng hình thức Nhật ký chung là rất đúng đắn và hoàn toàn phù hợp với ngành nghề kinh doanh tại đây. Việc sử dụng phưong pháp ghi sổ này giúp cho công tác kế toán tại Nhà xuất bản hoạt động nhanh chóng, vì ưu điểm của hình thức này bao gồm dễ thao tác, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Về chế độ kế toán áp dụng:
Với việc áp dung chế độ kế toán hiện hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC đã được kế toán viên áp dụng một cách đúng đắn, phù hợp với các tiêu chuẩn đề ra. Các tài khoản đã được ghi theo đúng yêu cầu của BTC, các chứng từ đã được lập theo mẫu của BTC, các thông tin được ghi trên chứng từ đã được thực hiện đầy đủ, chính xác. Trong đó Nhà xuất bản lập BCTC theo thông tư này, các hệ thống chứng từ kế toán được quy định như: Sổ Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết... được ghi nhận hợp lý, đầy đủ giúp cho việc lập báo cáo thêm chặt chẽ, chính xác.
- Về cách lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách:
Thêm vào đó việc quản lý các chứng từ phát sinh tại Nhà xuất bản đã được phòng kế toán quan tâm. Các chứng từ thường được phân loại theo hệ thống, nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc thời gian phát sinh sau đó được lưu trữ theo tập, đóng quyển và bên ngoài sẽ được ghi theo thời gian nghiệp vụ phát sinh. Bằng cách sắp xếp chứng từ một cách khoa học, các kế toán viên dễ dàng hon trong việc theo dõi, kiểm tra để so sánh đối chiếu với các thông tin đã được ghi trên phần mềm kế toán.
- Về phưong pháp hạch toán kế toán hiện nay:
Việc áp dụng phưong pháp kê khai thường xuyên cũng là một quyết định rất
chính xác của nhà quản lý, phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Nhà xuất bản. Bằng việc áp dụng phương pháp này, việc quản lý hàng tồn kho được đảm bảo, tránh việc bị thất thoát trong quá trình hoạt động của Nhà xuất bản.
Nhìn chung công tác ghi nhận kế toán bán hàng tại Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật đã được thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, đã đáp ứng được các yêu cầu vận hành của Ban Giám đốc cũng như thực hiện các chỉ tiêu của Nhà nước đề ra. Tuy nhiên song song với các điểm mạnh của công tác kế toán, bên cạnh đó vẫn còn xuất hiện một vài thiếu xót cần được khắc phục để có thể nâng cao hiệu quả của công tác kế toán cũng như phát triển được công việc kinh doanh tại đây.
2.3.4.2. Hạn chế
- Trong năm 2020 vừa qua tình hình dịch bệnh Covid-19 làm cho công tác bán hàng của Nhà xuất bản bị đình trệ, doanh thu sụt giảm do lượng sách bán ra giảm, hàng tồn kho bị ứ đọng. Chi phí tăng, doanh thu giảm nên hoạt động tại Nhà xuất bản gặp rất nhiều khó khăn.
- Các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Tại Nhà xuất bản hiện nay kinh doanh chủ yếu về các mặt hàng như sách, lịch, sổ tay. Tuy nhiên kế toán chưa mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 để phản ánh các khoản thu với khách hàng theo từng mặt hàng. Mà lại tổng hợp tất cả vào một TK 511, việc này khiến cho việc theo dõi các khoản thu từng lĩnh vực trở nên khó khăn hơn. Cụ thể, Ban Giám đốc khó có thể có cái nhìn cụ thể về khoản thu của các ấn phẩm tại Nhà xuất bản đang tiến hàng sản xuất và tiêu thụ.
- Giảm trừ doanh thu:
Có thể thấy hiện nay Nhà xuất bản không ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu đây là do Nhà xuất bản không đề ra các chính sách ưu đãi cho khách hàng cụ thể. Thực tế tại Nhà xuất bản khi bán số lượng sách cho khách hàng sẽ ghi chiết khấu 30% nhưng trừ trực tiếp vào giá bán nên Nhà xuất bản không phản ánh khoản chiết khấu thương mại này nữa. Tuy nhiên việc không phản ánh tài khoản giảm trừ doanh thu khiến cho công tác theo dõi, quản lý nghiệp vụ này trở nên khó khăn.
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Với việc kinh doanh các ấn phẩm sách có thời gian lưu kho dài ngày, Nhà xuất
bản không ghi nhận tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một thiếu xót rất lớn. Điều này không đúng với nguyên tắc thận trọng của kế toán. Hiện nay Nhà xuất bản vẫn đang có một số lượng tồn kho sách rất lớn chưa được tiêu thụ.
- Dự phòng phải thu khó đòi:
Nhà xuất bản với lí do chủ yếu bán hàng cho các khách hàng quen, từ trước đến nay chưa hình thành khoản phải thu khó đòi nên không trích lập khoản dự phòng khó đòi. Tuy nhiên tại Nhà xuất bản áp dụng hình thức trả chậm thì việc không trích lập dự phòng có thể xảy ra rủi ro nếu khách hàng không thực hiện thanh toán. Đặc biệt khi tình hình kinh tế bị xuy thoái do dịch bệnh việc khách hàng không thanh toán đon hàng có thể xảy ra dẫn đến nhà xuất bản không thu hồi được nợ, thiếu hụt vốn kinh doanh.
- Kế toán quản trị:
Ngày nay khi xã hội phát triển, có rất nhiều mặt hàng từ các Nhà xuất bản khác nhau được cung cấp. Tuy nhiên hiện nay Nhà xuất bản lại chưa chú ý đến việc hình thành kế toán quản trị. Hàng năm Ban Giám đốc có đặt ra mục tiêu cho từng năm nhưng với việc thiếu xót kế toán quản trị sẽ rất khó quản lý được tình hình công ty để đưa ra biện pháp quản lý phù hợp. Để có thể thực hiện đúng mục tiêu đề ra việc quan tâm đến kế toán quản trị là một yêu cầu thích hợp.
- Ngoài ra qua quan sát tìm hiểu hiện nay Nhà xuất bản chủ yếu tiến hành cung cấp sách đến các khách hàng quen thuộc nên không có các chi phí quảng cáo sản phẩm, hay các chính sách để tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ đây khiến cho công tác bán hàng của Nhà xuất bản trở nên khá khó khăn khi thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Nhà xuất bản cũng không áp dụng các chiết khấu thanh toán để khuyến khích các đối tác trả tiền hàng sớm vì vậy thường xuyên đến hạn khách hàng mới thanh toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này chủ yếu tìm hiểu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật từ đó nhận thấy được một số điểm mạnh cũng như những điểm cẩn chú ý hơn để cải thiện giúp Nhà xuất bản có thể phát triển hơn. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp, góp ý để Nhà xuất bản có thể khắc phục.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT