Hoàn thiện kế toán dự phòng phải thu khó đòi

Một phần của tài liệu 435 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật (Trang 97 - 99)

Tại Nhà xuất bản chỉ áp dụng hình thức trả sau đối với những khách hàng quen thuộc, và cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào không thu được của đối tác nên không tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Tuy nhiên để Nhà xuất bản có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới thì việc có những khoản thu khó đòi là khó tránh khỏi. Với tình hình kinh tế đang căng thẳng hiện nay, Nhà xuất bản nên tiến hành trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi với những trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán nợ. Các chứng từ như “khế ước vay nợ”, “cam kết nợ” ... cần phải được sử dụng dưới dạng chứng từ gốc, số tiền khách hàng còn nợ cần được đối chiếu với khách hàng.

Hiện nay Nhà xuất bản đang áp dụng hình thức trả sau trong khoảng 30-45

ngày hoặc căn cứ theo điều khoản trên hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên nếu có

trường hợp

Nhà xuất bản đã đòi nhiều lần hoặc bên đối tác không có khả năng thanh

toán, đây sẽ

là khoản phải thu khó đòi.

Mức trích lập dự phòng sẽ được tuân theo quy định của Nhà nước:

“30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.”

Trong trường hợp đối tác bị phá sản, đang làm thủ tục giải thể, mất tích... Nhà xuất bản sẽ căn cứ vào tình hình hiện tại để tự trích lập dự phòng. Kế toán sẽ dùng TK 2293: Dự phòng phải thu khó đòi để ghi lại.

Bút toán trích lập dự phòng:

Nợ TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 2293: dự phòng phải thu khó đòi - Cuối niên độ kế toán năm sau:

Nếu số dự phòng của kì này lớn hơn các kì trước kế toán bổ sung phần chênh lệch:

Nợ TK 642: phần cần bổ sung thêm dự phòng Có TK 2293: phần cần bổ sung thêm dự phòng

Trong trường hợp số dự phòng của kì này nhỏ hơn với kì trước, kế toán ghi bút toán

Nợ TK 2293: phần hoàn nhập dự phòng Có TK 642: phần hoàn nhập dự phòng

Các khoản thu khó đòi được xác định không thu hồi được sẽ tiến hành xóa nợ Nợ TK 2293: số dự phòng đã trích lập

Nợ TK 642: số dự phòng chưa trích lập

Có TK 131/138: số nợ phải thu không thu hồi được

Sau khi xóa nợ lại thu hồi được chúng ta ghi nhận một khoản thu nhập khác: Nợ TK 111/112

Có TK 711

Một phần của tài liệu 435 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w