Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý kê khai thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý kê khai thuế trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý kê khai thuế

1.2.2.1. Môi trường luật pháp và các quy định chính sách của nhà nươc về kê khai thuế

Môi trường luật pháp và các văn bản quy định của nhà nước về kê khai thuế là cơ sở pháp lý cho việc quản lý kê khai thuế.

Để quản lý kê khai thuế được thực hiện đúng, đòi hỏi hệ thống văn bản pháp luật về thuế có tính đồng bộ, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế, kê khai thu nộp các loại thuế vào ngân sách Nhà nước, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và thuận lợi cho cả cơ quan Hải quan lẫn người nộp thuế. Điều này đã giúp thay đổi căn bản phương thức quản lý của cơ quan Hải quan theo hướng tiên tiến, phù hợp với yêu cầu phát triển...

Ở nước ta hiện nay, Luật Quản lý thuế được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2007, được coi là một bước tiến quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính về quản lý thuế và các khoản phải thu nộp ngân sách nhà nước. Giúp người nộp thuế hiểu và dễ dàng hơn trong việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế của mình theo quy định của Luật thuế Giá trị gia tăng và Luật Quản lý thuế để có thể lập hồ sơ khai thuế Giá trị gia tăng một cách chính xác, đầy đủ, NNT cũng cần nghiên cứu các quy định về chính sách thuế Giá trị gia tăng tại các văn bản pháp luật về thuế Giá trị gia tăng và các văn bản có liên quan.

Cùng với các Luật quản lý Thuế, các văn bản pháp quy của nhà nước, của ngành cũng có tác động quan trọng đến công tác quản lý kê khai thuế. Các văn bản pháp quy đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng sẽ điều chỉnh ý thức của người nộp thuế trong việc khai thuế, nộp thuế, giúp họ chủ động hơn, kịp thời hơn, chính xác hơn, tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế thấp. Nhiều tổ chức, cá nhân đã chấp hành và hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đã được tôn vinh. Tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chính sách ân hạn thuế để trây ỳ, chiếm đoạt tiền thuế đã giảm.

1.2.2.2. Tổ chức quản lý của cơ quan thuế và phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kê khai thuế

Cải cách thủ tục hành chính thuế và hiện đại hoá công tác quản lý thuế là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặt ra cho Ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Trước tình hình kinh tế-xã hội có nhiều biến động, nguồn thu thuế từ các hoạt động xuất nhập khẩu thu hẹp dần do yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế, ngành thuế có nghĩa vụ đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần các nguồn thu từ nội địa, đồng thời vẫn phải đảm bảo khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Nhiệm vụ quản lý của ngành thuế ngày càng trở lên năng nề. Trong điều kiện nguồn nhân lực của ngành Thuế là có hạn, trước yêu cầu trên, đòi hỏi Cơ quan thuế các quốc gia phải cải cách hiện đại hóa ngành Thuế.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê, trên địa bàn huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2004 đến năm 2016, số lượng doanh nghiệp tăng gần gấp 4 lần. Điều này làm cho khối lượng công việc của cán bộ thuế ngày càng gia tăng. Trong khi tình trạng chen lấn quá tải, dồn ứ cục bộ tại bộ phận một cửa vào các ngày cuối của hạn nộp tờ khai vẫn thường xuyên diễn ra làm tốn nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Với số lượng khoảng 300 doanh nghiệp như hiện nay tuy không nhiều, cộng thêm là sự gia tăng về các sắc thuế (thuế thu nhập

cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế bảo vệ môi trường,…), việc quản lý kê khai đối với các hồ sơ khai thuế sẽ cần nhiều cán bộ quản lý thuế tham gia tiếp nhận, nhập các tờ khai lỗi và gây ra tình trạng ùn tắc tại Cơ quan thuế vào những ngày cao điểm. Một sự lãng phí về thời gian, công sức và tiềm ẩn các lỗi nhập liệu.

Để tác động tốt đối với quan lý kê khai thuế, công tác tổ chức quản lý của cơ quan thuế cần chú ý đến các khái cạnh sau đây:

Thứ nhất, thiết lập và duy trì hệ thống hoạt động liên tục, ổn định và an toàn trong quá trình kê khai thuế.

Hệ thống hoạt động thường xuyên, liên tục và ổn định tạo điều kiện cho NNT thực hiện kê khai thông suốt, mọi lúc, mọi nơi (kê khai qua điện tử) đồng thời việc tự động tiếp nhận hồ sơ khai thuế của NNT tại cơ quan thuế không bị bỏ sót. Công tác xử lý dữ liệu kê khai được kịp thời, chính xác.

Thứ hai, thủ tục hành chính thuế. Thông thường khâu thủ tục hành

chính vấn là sự cản trở đối với NNT. Vì vậy, việc cải cách thủ tục hành chính thuế là rất quan trọng. Để tăng cường

Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách thủ tục hanh chính thuế, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hướng dẫn chính sách thuế, hỗ trợ cho người nộp thuế thực hiện đúng quy định pháp luật, nắm rõ các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, kê khai thuế và nộp thuế đầy đủ.

Cải cách thủ tục hành chính thuế là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác quản lý thuế. Trong đó, công tác thực hiện Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” là công việc chủ đạo. Đây là công việc nhằm đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính của người nộp thuế được

thuận lợi, nhanh chóng nhất. Đồng thời đảm bảo việc giám sát được công chức thuế trong việc giải quyết các yêu cầu thủ tục hành chính thuế. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của công chức thuế hoàn thành nhiệm vụ được giao, phục vụ tốt cho người nộp thuế.

Theo đó, những cải cách như đối với kê khai và quản lý thuế: qui định bỏ bảng kê hóa đơn kèm theo tờ khai thuế Giá trị gia tăng; Áp dụng kê khai điện tử hay các qui định về việc xác định doanh thu và chi phí cũng được sửa đổi bổ sung để hạn chế sự khác biệt giữa kế toán và thuế… làm giảm thời gian thực hiện thủ tục thuế là 420 giờ cho doanh nghiệp.

Thứ ba, ứng dụng kỹ thuật hiện đại để kê khai thuế. Trong điều kiện

khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, để thực hiện việc kê khai cần thực hiện tốt phần mềm hỗ trợ kê khai, có thể nói các chính sách thuế đều được thể hiện qua phần kê khai của ứng dụng này. Chính vì vậy, để việc kê khai thuế thành công và đúng qui định của pháp luật thì vấn đề nâng cấp và hoàn chỉnh các phiên bản ứng dụng hỗ trợ kê khai kịp thời, phù hợp là việc làm thường xuyên trong sự liên hệ chặt chẽ với chính sách thuế hiện hành. Tránh việc nâng cấp liên tục đến mức NNT chưa kịp update phiên bản này đã đến phiên bản khác, điều đó sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc tuân thủ của doanh nghiệp.

Thứ tư, công tác phối hợp nội bộ cơ quan thuế thực hiện kê khai thuế

Phối hợp với Bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ NNT để niêm yết công khai các bộ thủ tục hành chính thuế tại bộ phận “một cửa” của các cơ quan thuế trên địa bàn, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của người nộp thuế nắm bắt được các chính sách thuế mới, cũng như quy trình, thủ tục thực hiện nghĩa vụ thuế.

Việc chủ động theo dõi, tăng cường đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất với cấp trên xử lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Phối hợp với bộ phận thanh tra, kiểm tra trong quá trình kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế kịp thời hỗ trợ, chấn chỉnh, xử lý những sai sót. Để công tác kê khai của NNT ngày càng hoàn thiện hơn

Công tác phối hợp của cơ quan thuế với các đơn vị có liên quan thực hiện kê khai thuế

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế, hiện nay nhành thuế đã kết hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư các Tỉnh để thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, kê khai thuế.

Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trong việc quản lý quản lý tình trạng hoạt động, kê khai thuế của NNT.

1.2.2.3. Năng lực và trách nhiệm của cán bộ quản lý công tác kê khai thuế

Năng lực và trách nhiệm của cán bộ quản lý công tác kê khai thuế ảnh hưởng đến quản lý kê khai thuế.

Cán bộ quản lý kê khai thuế phải có trách nhiệm quản lý cập nhật, bổ sung thông tin tài liệu của NNT khi có thay đổi, quản lý tình trạng kê khai thuế của NNT, quản lý , tiếp nhận xử lý, phân loại hồ sơ khai thuế, nhập hồ sơ khai thuế vào cơ sở dữ liệu Quản lý thuế, hạch toán nghĩa vụ thuế do NNT tự tính, tự khai trên hồ sơ khai thuế, kiểm tra lỗi số học hồ sơ khai thuế, thực hiện gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của NNT theo chủ trương của cơ quan thuế, xử lý hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung của NNT, điều chỉnh hồ sơ khai thuế của NNT do cơ quan thuế nhầm lẫn, sai sót; đồng thời cán bộ quản lý kê khai thuế phải phát hiện NNT kê khai sai kịp thời liên hệ với NNT đề nghị kê khai lại, kê khai bổ sung.

Năng lực và trách nhiệm của cán bộ quản lý kê khai thuế thể hiện ở chỗ phải kịp thời đôn đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế trước khi đến hạn nộp, kịp thời thông báo, đôn đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế khi hết hạn nộp. Cán bộ quản lý kê khai thuế hỗ trợ kịp thời khi NNT gặp khó khăn trong công tác kê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khai thuế để NNT khai đúng, khai đủ, khai kịp thời Cán bộ quản lý kê khai thuế tiếp nhận và xử lý dữ liệu kịp thời và chính xác

Trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay, cán bộ thuế làm công tác quản lý kê khai có trình độ về tin học, có khả năng cập nhật, cài đặt các phần mềm ứng dụng kê khai thuế, có khả năng hỗ trợ từ xa cho NNT.

1.2.2.4. Ý thức trách nhiệm và năng lực của người nộp thuế

Ý thức, trách nhiệm và năng lực của người nộp thuế ảnh hưởng đến công tác quản lý kê khai bởi NNT là đối tượng phải khai thuế. Việc NNT nhận thức đẩy đủ về nghĩa vụ của mình đồng thời chấp hành nghĩa vụ kê khai thuế làm cho chất lượng và kết quả kê khai.

Hiện nay, NNT là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân; tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay; Tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về thuế. Công tác quản lý kê khai thuế sẽ được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy định không sai sót dẫn đến tốn phí thời gian và tài chính nếu như NNT nhận thức đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm; đồng thời có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về khai thuế một cách tốt nhất.

Để NNT có ý thức và năng lực trong kê khai thuế cần chú ý nâng ý thức tự giác đăng ký, và nhận thức được nghĩa vụ kê khai các sắc thuế, phí, lệ phí phát sinh tại đơn vị mình theo luật quy định phải kê khai; NNT phải chấp hành kê khai đẩy đủ, trung thực, chính xác theo mẫu biểu do Bộ tài chính quy định; NNT quan tâm đến công tác kế toán của doanh nghiệp (như tổ chức, trang thiết bị làm việc, chế độ đãi ngộ);

Cần chú ý nâng cao tinh thần làm việc của kế toán viên trực tiếp làm công tác kê khai thuế; Trình độ kế toán làm công tác kê khai thuế được đào tạo đáp ứng nhu cầu công việc; Kịp thới ứng dụng công nghệ thông tin, cập nhật các văn bản mới, thay đổi, bổ sung của NNT (đặc biệt là kế toán doanh nghiệp) phục vụ cho công tác kế toán nói chung, kê khai thuế nói riêng; nâng

cao trình độ về tin học, có khả năng cập nhật, cài đặt các phần mềm ứng dụng kê khai thuế của NNT.

1.2.2.5. Năng lực và trách nhiệm của các đại lý thuế

Việc sử dụng đại lý thuế để giúp các doanh nghiệp không phải lo lắng về thủ tục kê khai, nộp và hoàn thuế theo đúng quy định của pháp luật. Những công việc này sẽ do đại lý thuế tiến hành. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp lớn. Sử dụng dịch vụ đại lý thuế sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm tập trung vào kinh doanh. Nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của công dân và mỗi doanh nghiệp. Chẳng hạn, trường hợp người dân có thu nhập từ tiền lương, tiền công cũng ý thức rõ việc phải nộp thuế thu nhập. Song, để nộp thuế cho đúng, cho đủ, họ phải nắm được khoảng 50 mẫu biểu khai thuế thu nhập cá nhân. Điều này là khó khăn với mỗi cá nhân nộp thuế nên việc sử dụng người trợ giúp là bình thường. Mặt khác các Đại lý thuế dược thành lập dựa trên các tiêu chuẩn trong đó có tiêu chuẩn kinh nghiệm trong công tác kế toán, thuế do vậy xét về góc độ hiểu biết, kinh nghiệm và trách nhiệm. Dịch vụ đại lý thuế sẽ là cầu nối giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Đây là mô hình có lợi cho cả ngành thuế và người nộp.

Để nâng cao năng lực và trách nhiệm của các đại lý thuế trong quản lý kê khai thuế cần tuân thủ mức độ hợp pháp của các hợp đồng dịch vụ; cần xem xét thực lực trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ làm việc trong đại lý thuế; đống thời có cơ chế kiểm soát giám sát nhằm nâng trách nhiệm của các đại lý thuế.

1.3. Thực tiễn của quản lý kê khai thuế ở một số Chi cục thuế và bài học kinh nghiệm cho Chi cục Thuế huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý kê khai thuế trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 33)