Bối cảnh tăng cường quản lý kê khai thuế trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý kê khai thuế trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 102 - 107)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1.Bối cảnh tăng cường quản lý kê khai thuế trên địa bàn huyện

4.1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện

Năm 2016 huyện Tam Đảo khắc phục mọi khó khăn, phát huy những tiềm năng lợi thế của địa phương, phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 14,05% so với năm 2015; tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt trên 2.806 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 25.563 tấn, bằng 101% so với năm 2015; sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 329kg/người; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt trên 36 triệu đồng/người/năm, đạt 111,3% so với năm 2015; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện là 668.844 triệu đồng, đạt 175% so với dự toán tỉnh giao và bằng 119% so với cùng kỳ, trong đó các khoản thu cân đối là trên 97 tỷ đồng; tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện là 476.503 triệu đồng, bằng 112% so với cùng kỳ; tỷ lệ hộ nghèo còn 6,85%, giảm 2,44% so với năm 2014; tỷ lệ thôn làng văn hóa đạt 75%, tăng 7,7% so với năm 2014, gia đình văn hóa đạt 83,9%, tăng 1% so với năm 2015; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toan xã hội được đảm bảo, quốc phòng được tăng cường, đảm bảo 100% chỉ tiêu tuyển quân Nhà nước giao...

Năm 2017, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2016-2021, huyện Tam Đảo đề ra một số mục tiêu chủ yếu phấn đấu như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 11,42% so với năm 2016; giá trị sản

xuất đạt trên 3.000 tỷ đồng; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt trên 39 triệu đồng/người/năm;

Với những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, hệ thống di tích đa dạng mang giá trị lịch sử, tâm linh, huyện Tam Đảo đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng bền vững.

Phát huy và khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, kinh tế du lịch của Tam Đảo có bước phát triển tương đối toàn diện. Huyện đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, thúc đẩy ngành du lịch phát triển với số vốn hàng nghìn tỷ đồng như: Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên, cáp treo Tây Thiên, sân golf, khu nghỉ mát Tam Đảo và nhiều dự án trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa… Bên cạnh đó, hệ thống khách sạn, nhà hàng được đầu tư, nâng cấp; hiện toàn huyện có hàng trăm nhà nghỉ, khách sạn với gần 2.000 phòng, trên 1.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ…, đáp ứng nhu cầu về ẩm thực, lưu trú, nghỉ dưỡng và tham quan vãn cảnh của khách, du lịch. Các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng từng bước phát triển về quy mô và đổi mới đa dạng về hình thức.

Với mục tiêu: Tìm hướng đột phá để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch, huyện đã xác định thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chính: Xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị phát triển toàn diện; tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp đột phá phát triển kinh tế. Bắt đầu từ việc đổi mới phương pháp quản lý, điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở, cụ thể như: Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ giữ chức danh bí thư đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; cụ thể hóa việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các văn bản chỉ đạo của cấp trên; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tăng cường đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; trau dồi đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ các cấp…

Trên cơ sở tiếp tục phát huy lợi thế của một huyện có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Đảo đã và đang đẩy mạnh việc củng cố, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng các khu du lịch, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững. Về dịch vụ, phấn đấu tăng giá trị sản xuất, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng lấy kinh tế du lịch làm mũi nhọn, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Khai thác tối đa các tiềm năng về giao thông để phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Huyện đã xây dựng một loạt các giải pháp cụ thể mang tính chiến lược đối với từng khu du lịch trên địa bàn trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2010, tầm nhìn đến 2030 và quy hoạch ngành, lĩnh vực; gắn các hoạt động du lịch, dịch vụ của huyện với các địa phương trong và ngoài tỉnh, nhằm tạo nên một hệ thống dịch vụ, du lịch thống nhất trong những năm tới.

Quyết tâm xây dựng huyện Tam Đảo vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa và ổn định an ninh quốc phòng, tích cực góp phần xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc phát triển bền vững trong những năm tới.

4.1.1.2. Chủ trương của ngành về quản lý thuế và kê khai thuế

Ngành Thuế: Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế Quyết liệt thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính về tăng cường cải cách thủ tục hành chính, cơ quan thuế các cấp từ Trung ương đến địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể để hiện thực hoá mục tiêu tạo thêm nhiều thuận lợi cho người nộp thuế, giảm số giờ làm thủ tục về thuế trong năm...

Trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian vừa qua Bộ Tài chính đã

làm việc nghiêm túc, quyết liệt, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức do Ngân hàng Thế giới thuê, chỉ định để đánh giá thời gian nộp thuế của Việt Nam, cũng như phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN), Hiệp hội Tư vấn Thuế để rà soát và thực hiện các chương trình hành động cụ thể nhằm giảm bớt số lần kê khai và giảm thời gian nộp thuế, thực hiện thủ tục hải quan... Tại Kỳ họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ Nghị quyết tháo gỡ khó khăn vướng mắc đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó tập trung mạnh mẽ vào nội dung cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan. Dự tính, với các giải pháp đồng bộ này của Bộ Tài chính, sẽ giảm 290 giờ kê khai nộp thuế trên tổng số 537 giờ theo tính toán của Ngân hàng Thế giới trong năm 2012 vừa qua.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 25/8, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 119/2014/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung về nội dung và mẫu biểu của 7 Thông tư nhằm cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế, tháo gỡ khó khăn trong quản lý thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và giảm số giờ làm thủ tục về thuế trong năm. Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC góp phần hỗ trợ ngành Thuế tiếp tục cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế; đồng thời giúp các tổ chức, cá nhân giảm 50% số giờ kê khai, nộp thuế trong năm.

Trước đó, theo ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, nhằm thống nhất ý chí và hành động trong toàn Ngành về nội dung này, ngày 6/8 vừa qua, Tổng cục Thuế đã ban hành quyết định số 1201/QĐ – TCT ngày 6/8/2014 kèm theo Kế hoạch hành động tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Theo đó, Tổng cục Thuế đã và đang khẩn trương sửa

đổi bổ sung các thông tư về thuế Giá trị gia tăng, Thu nhập Doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân...; Tiến hành xây dựng thông tư đơn giản hoá thủ tục đăng ký, cấp mã số thuế, kê khai, mua hoá đơn, nộp thuế, nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm số giờ và số lần thực hiện nghĩa vụ thuế cho DN. Cùng lúc, toàn ngành Thuế tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá công tác thu nộp thuế, phấn đấu 100% doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng; Triển khai thực hiện đề án nộp thuế điện tử tại 18/63 tỉnh, Thành phố... Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng đưa ra kế hoạch kiểm soát, công khai thủ tục hành chính góp phần cải thiện môi trường kinh doanh; xây dựng đề án đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế. Hiện nay, Tổng cục Thuế đang chuẩn bị hoàn tất việc xây dựng bộ chỉ số để đánh giá dựa trên các tiêu chí của Tuyên ngôn ngành Thuế: Minh

bạch, Chuyên nghiệp, Liêm chính và Đổi mới. Ngoài ra, Tổng cục Thuế

cũng đang xây dựng đề án quản trị công việc cơ quan thuế các cấp, xây dựng và ban hành chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu; Triển khai các biện pháp phát triển đại lý thuế và kế hoạch đổi mới công tác tuyên truyền thuế cho toàn hệ thống, nhằm tạo ra hiệu ứng tốt cho nỗ lực cải cách và hiện đại hoá của toàn Ngành.

Để đảm bảo hiệu quả việc triển khai Kế hoạch hành động cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, trong quyết định, nhất là tại nội dung Chỉ thị số 01/CT-TCT của Tổng cục thuế ban hành ngày 19/8 về việc tăng cường kỷ cương kỷ luật, chấn chỉnh lề lối làm việc, thái độ, tác phong ứng xử của công chức thuế với người nộp thuế, Tổng cục Thuế cũng đã xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan thuế các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp quản lý, đồng thời chỉ rõ những ràng buộc về đánh giá chất lượng công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân, tổ chức trong cơ quan thuế. “Mục tiêu cụ thể nhất mà Kế hoạch hành động cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân của Tổng cục Thuế hướng đến là phấn đấu ngay trong năm 2014

sẽ giảm thời gian thực hiện thủ tục khai thuế, nộp thuế xuống còn không quá 300 giờ/năm, giảm số lần nộp thuế xuống tối thiểu bằng với mức trung bình của các nước trong khu vực”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý kê khai thuế trên địa bàn huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 102 - 107)