5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Giới thiệu về Chi cục thuế Huyện Tam Đảo
Huyện Tam Đảo nằm chính giữa phía bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của tỉnh Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía đông nam và nam giáp huyện Bình Xuyên, phía nam và tây nam giáp huyện Tam Dương, phía tây giáp huyện Lập Thạch. Phía tây bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang. Phía bắc và đông bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Bản đồ huyện chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam. huyện Tam Đảo là một huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía tây bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Trên địa bàn huyện có ngọn núi Tam Đảo cao 1.310 m, nằm ở xã Hồ Sơn. Diện tích tự nhiên của huyện là 23.641,60 ha (236,42 km²), trong đó có hơn 120 km2 là thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo.
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính, Huyện Tam Đảo mới được thành lập theo nghị định số 153/2003/NĐ- CP, ngày 9 tháng 12 năm 2003 của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được chia tách 3 xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý của huyện Lập Thạch, 4 xã: Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu của huyện Tam Dương, xã Minh Quang của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thị xã Vĩnh Yên (lúc đó).trong đó có 03 xã thuộc vùng 135 ) Đồng bào dân tộc chiếm tỷ lệ trên 40% được phân bố rải rác dưới chân dãy núi Tam Đảo.
Ngày 05 tháng 01 năm 2004 Bộ tài chính đã ban hành quyết định 03/2004/Q Đ-BTC thành lập Chi cục thuế Huyện Tam Đảo. Là tổ chức trực thuộc Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc có chức năng thực hiện quản lý thu các sắc thuế, thu thuế phí, lệ phí và các khoản thu ngân sách nhà nước khác trên địa bàn Huyện Tam Đảo theo quy định của pháp luật. Ngay sau khi thành lập Chi cục có có 14 cán bộ, trong đó cán bộ có trình độ đại học là 05 cán bộ chiếm 35,7%; cán bộ có trình độ trung cấp là 08 cán bộ chiếm 57,2%; Sơ cấp có 01 cán bộ chiếm 7,2%. Tỷ lệ cán bộ là nam giới là 12 cán bộ chiếm 85,7% được giao nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn Huyện là 8.500 triệu dồng. Tại thời điểm đó, Chi cục cũng tiếp nhận quản lý số lượng doanh nghiệp là: 33 doanh nghiệp; Trong đó số doanh nghiệp kinh doanh nhà nghỉ, ăn uống thuộc khu nghỉ mát Thị trấn Tam Đảo là: 20 doanh nghiệp. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi , canh tác ruộng đồng và trồng rừng. Chính vì vậy nguồn thu ngân sách rất khó khăn, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún mang tính chất mùa vụ nông nhàn.
Đến nay Chi cục thuế Huyện Tam Đảo có 7 đội thuế trong đó có 05 đội thuộc văn phòng Chi cục và 02 đội thuế Liên xã với số lượng cán bộ công chức là 22 cán bộ. Trong đó: cán bộ có trình độ đào tạo sau đại học là: 05 chiếm 27.3%; cán bộ có trình độ đại học là 15 chiếm 68,2%; Cán bộ có trình độ trung cấp là: 02chiếm 9,1%. Tỷ lệ cán bộ là nam giới là 12 cán bộ chiếm 54,5%; cán bộ công chức là nữ giới có 10 cán bộ chiếm 45,5%.
Quản lý số lượng NNT không lớn , với 145 doanh nghiệp đang còn hoạt động và trên 900 hộ cá thể, trên 20 nghìn người có mã số thuế thu nhập cá nhân và mã Phi nông nghiệp đóng góp số thu Ngân sách trong 10 năm gần đây.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Biểu đồ 3.1. Kết quả thu NSNN qua các năm
(Nguồn: Chi cục thuế Huyện Tam Đảo)
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
” Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III nhiệm kỳ 2015-2020. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự điều hành tích cực, chủ động của ủy ban nhân dân huyện cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong huyện, tranh thủ các nguồn lực, phát huy tiềm năng, khắc phục những khó khăn, hạn chế nên tình hình kinh tế - xã hội của huyện năm 2016 tiếp tục ổn định và phát triển. Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển; công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai. Các ngành dịch vụ đáp ứng tốt cho sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân; thu ngân sách trên địa bàn tăng so với cùng kỳ; các lĩnh vực VH-XH được duy trì. An sinh xã hội được quan tâm. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Giá so sánh 2010) tăng 11,5% so với năm 2015. Trong đó: + Nông, Lâm, Thủy sản: 868.548 triệu đồng, tăng 10,73%;
+ Công nghiệp –Xây dựng: 635.797 triệu đồng, tăng 19,24%;
+ Dịch vụ: 814.808 triệu đồng, tăng 6,87%;
Tổng giá trị sản xuất (tính theo giá hiện hành) trên địa bàn là: 3.027.435 triệu đồng, trong đó:
+ Nông, Lâm, Thủy sản: 1.114.404 triệu đồng; + Công nghiệp –Xây dựng: 808.224 triệu đồng; + Dịch vụ: 1.104.807 triệu đồng.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt: 26.243 tấn, bằng 102,6% so với năm 2015.
- Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): Nông, Lâm, Thủy sảnchiếm 36,81%, tăng 0,17% so với năm 2015; Công nghiệp –Xây dựng chiếm 26,7%, tăng 1,25% so với năm 2015; Dịch vụ chiếm 36,49% giảm 1,41% so với năm 2015.
- Sản lượng lương thực bình quân đầu người là 335kg/người/năm, bằng 101,8% so với năm 2015.
- Giá trị sản xuất bình quân đầu người theo giá hiện hành là 38,65 triệu đồng, bằng 111,7% với năm 2015.
- Tổng thu NSNN đạt 695.460 triệu đồng, đạt 164% so với dự toán tỉnh giao và bằng 104% so với cùng kỳ, trong đó các khoản thu cân đối là 81.112 triệu đồng, đạt 104% so với dự toán tỉnh giao, bằng 84% so với cùng kỳ.
- Tổng chi ngân sách huyện (Huyện+ xã) là 556.627 triệu đồng, đạt 146% so với dự toán tỉnh giao, bằng 117% so với cùng kỳ.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 165 trường hợp. - Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 90%.
- Độ che phủ rừng đạt trên 62%.
- Mức giảm tỷ suất sinh 0,25‰, giảm 0,03‰ so với kế hoạch.
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 10,9%, giảm 3,1% so với năm 2015.
- Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều năm 2016 còn 8,44%. - Số lao động được giải quyết việc làm mới trên 3.200 lao động.
- Tỷ lệ thôn (làng) văn hoá đạt 75%, bằng 100% so với năm 2015; gia đình văn hoá đạt 85,5% tăng 1,6% so với năm 2015; đơn vị văn hóa (chưa thực hiện bình xét).
- Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học mẫu giáo 100%; học sinh Tiểu học, THCS đi học đúng độ tuổi đạt 100%.
- Xây dựng trường chuẩn Quốc gia năm 2016 đạt 01 trường; lũy kế đạt 25 trường.
- Đảm bảo 100% chỉ tiêu tuyển quân nhà nước giao năm 2016.
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
* Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
- Về trồng trọt
Những tháng đầu năm 2016 thời tiết rét đậm kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển đối với các loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa. Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tuyên truyền và chỉ đạo nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng hợp lý, cơ bản đúng lịch thời vụ, tổ chức gieo trồng đảm bảo hết diện tích nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Tổng diện tích gieo trồng cả năm ước đạt 8.043,8 ha, đạt 94,2% kế hoạch năm và bằng 100,89% so với năm 2015; Sản xuất nông nghiệp tuy có gặp khó khăn nhưng sản lượng lương thực bình quân đầu người vẫn ở mức cao 335kg/người/năm.
Thực hiện Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND và Quyết định 07/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2016-2020.
Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất, như: Phối hợp Trung tâm giống cây trồng tỉnh triển khai hỗ trợ giống lúa chất lượng như Thiên Ưu 8, RVT và HT1 là 1.712 kg tương đương với 43 ha tại các xã Minh Quang, Bồ Lý và Tam Quan; phối hợp Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đã triển khai thực hiện 340 ha ngô biến đổi gen ở các xã, trồng ớt hàng hóa; phối hợp Sở Khoa học triển khai 05 mô hình nhà lưới ở các xã (Hợp Châu, Bồ Lý và Tam Quan). Tuy nhiên công tác chỉ đạo của các ngành và các địa phương còn chưa ban hành kế hoạch sản xuất cụ thể.
- Chăn nuôi, thú y
Chăn nuôi được duy trì ổn định, quy mô tổng đàn gia súc, gia cầm bình quân tăng; trong đó: Tổng đàn trâu, bò là 16.918 con; tổng đàn lợn 81.099 con, tăng 18.814 con so với năm 2015; tổng đàn gia cầm: 1.107.000 con, tăng 50.400 con so với năm 2015.
Xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm và phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi ở 104 thôn, tương ứng 15.360 hộ chăn nuôi. Tổng số đàn gia súc, gia cầm được tiên năm 2016 là 771.242 con.
Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương làm tốt công tác quản lý, thường xuyên theo dõi hướng dẫn bà con nông dân phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; vệ sinh chuồng trại và môi trường; trong năm 2016 trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra.
* Công tác Khuyến nông
Phối hợp tổ chức tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi cho các hộ nông dân. Triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống lúa lai mới năng xuất cao TH3-5 vụ xuân 2016, quy mô 03 ha tại xã Hồ Sơn, và giống lúa J01 (Nhật
Bản) vụ Mùa với quy mô 02 ha tại xã Hợp Châu, các mô hình đều đạt kết quả tốt năng xuất bình quân đạt trên 200kg/sào.
Tiếp tục thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa, phát triển bò thịt, thực hiện hỗ trợ xây dựng và lắp đặt hầm Biôga, làm đệm lót sinh học, hỗ trợ tinh bò và thụ tinh bò ,.... Tính đến nay tổng đàn bò sữa có 149 con, được chăn nuôi ở 03 xã là Bồ Lý, Yên Dương, Đạo Trù (giảm 17 con so với năm 2015), bò thịt 12.732 con (tăng 2.021 con so với năm 2015). Tổ chức thu thập thông tin chi tiết, lập hoàn chỉnh kế hoạch phát triển trồng cây dược liệu năm 2016, đồng thời điều tra, khảo sát lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án khôi phục, bảo tồn, phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2021.
* Công tác Bảo vệ thực vật
Chủ động làm tốt công tác dự thính, dự báo, kịp thời phát hiện, phòng trừ các loại sâu, bệnh hại cây trồng, triển khai tốt kế hoạch diệt chuột năm 2016. Trong năm 2016 cả 2 vụ lúa đều có sâu bênh sảy ra, như: vụ Xuân đối tượng chủ yếu là rầy, bệnh khô vằn, sâu cuốn lá,... diện tích nhiễm sâu bệnh trong vụ là 205ha (Trong đó diện tích nhiễm nhẹ là 160ha, nhiễm trung bình 55ha); vụ Mùa sâu bệnh chủ yếu là sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng,... sâu bệnh phát triển và thời điểm mưa kéo dài từ cuối tháng 7 và gần hết tháng 8 rất khó khăn cho công tác phòng trừ từ đó cũng gây ảnh hưởng năng suất lúa vụ mùa, diện tích bị nhiễm là 222ha (phổ biến là ở 3 xã Minh Quang, Yên Dương, Tam Quan).
* Công tác Thuỷ lợi
Công tác thủy lợi: Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các xã phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuỷ lợi Tam Đảo điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất, chống hạn đảm bảo yêu cầu, không để cây trồng thiếu nước. Thực hiện nạo vét, tu bổ các tuyến kênh mương phục vụ dẫn nước tưới, theo đó 100% các tuyến kênh cấp I, II và kênh nội đồng được nạo vét đảm bảo kênh luôn thông thoáng, phục vụ tốt cho sản xuất năm 2016. Trong
năm 2016 đã thực hiện 20 công trình xây dựng cơ bản phục vụ dẫn tưới nước và phòng chống bão lụt với tổng số vốn đầu tư là 31.900 triệu đồng; thực hiện xây dựng các hạng mục công trình theo Chương trình xây dựng NTM với tổng mức đầu tư là 21,23 tỷ đồng.
* Về Lâm nghiệp
Ủy ban nhân dân huyện đã tăng cường chỉ đạo công tác chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng hiện có; trong năm 2016 trên địa bàn huyện đã trồng được trên 119.733cây/120.000cây đạt 99,8% kế hoạch, các loại chủ yếu là cây ăn quả và cây bóng mát. Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình thời tiết, dự báo, cảnh báo và chủ động trong công tác phòng chống cháy rừng; trong năm trên địa bàn huyện xảy ra 04 vụ cháy rừng ở xã Đại Đình và Minh Quang nhưng đã kịp thời phát hiện và dập tắt, diện tích cháy khoảng 7,66 ha, chủ yếu cháy dưới tán rừng Thông. Kiểm tra, rà soát các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn, tổng số có 18 cơ sở nuôi của hộ gia đình, cá nhân; 01 trại nuôi gấu.
* Lĩnh vực Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản cơ bản ổn định trong năm 2016, tổng diện tích thủy sản: 55,8ha; tổng sản lượng thủy sản ước đạt trên 80 tấn. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã hướng dẫn nhân dân
* Sản xuất công nghiệp - xây dựng - giao thông
Sản xuất công nghiệp-xây dựng: Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì và có xu hướng tăng do kinh tế dần phục hồi. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng trên địa bàn huyện năm 2016 đạt 635.797 triệu đồng (giá so sánh 2010) tăng 19,3% (tương đương 102.588 triệu đồng) so với năm 2015, trong đó: xây dựng đạt 482.382 triệu đồng, tăng 19% so với năm 2015; công nghiệp chế biến chiếm đạt 120.488 triệu đồng, tăng 30,6% so với năm 2015; sản xuất phân phối điện đạt 17.164 triệu đồng, tăng
9,4% so với năm 215; công nghiệp khai thác mỏ đạt 15.759 triệu đồng, giảm 21,9% so với năm 2015. Ngành điện đã tập trung triển khai thực hiện các dự án phát triển lưới điện ở các xã, như:dự án cải tạo, sửa chữa lớn lưới điện xã Đạo Trù, Bồ Lý, Tam Quan; Dự án chống quá tải lưới điện; Dự án cấp điện lưới quốc gia cho các hộ dân khu vực Lâm Trường, thôn Vĩnh Ninh, xã Đạo Trù.
Thực hiện việc quản lý quy hoạch, xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt. Hướng dẫn và cấp giấy phép xây dựng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định, trong năm 2016 Sở Xây dựng đã cấp 03 giấy phép xây dựng trên địa bàn Thị trấn Tam Đảo, Ủy ban nhân dân huyện cấp phép 02 trường hợp tại xã Hợp Châu và Thị trấn Tam Đảo. Phối hợp kiểm tra, đôn đốc và đề xuất xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng trái phép, không phép trên địa bàn, tổng số 142 trường hợp, trong đó xã Hợp Châu: 20 trường hợp, Thị trấn Tam Đảo: 08 trường hợp; Đại Đình: 114 trường hợp. Tổ chức cho Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn ký cam kết về đảm bảo trật tự xây dựng. Tham gia ý kiến thẩm định 14 dự án trên địa bàn huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Thẩm định 18 hồ sơ báo cáo Kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về các hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện còn yếu kém và chưa kịp thời.
Về giao thông và an toàn giao thông: Triển khai kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2016 trên địa bàn huyện. Tổ chức rà soát cắm bổ