* Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành kèm theo Thông tư số
214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính - Mục tiêu tổng của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: “Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một
cuộc kiểm toán BCTC là:
- Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn
sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp KTV đưa ra ý kiến
về việc liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được
áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không;
- Lập báo cáo kiểm toán về BCTC và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của KTV”.
Trong kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng, các mục tiêu cụ thể bao gồm:
21
Nguyễn Thị Quỳnh Nga-19A4020545 GVHD:TH.S Trần Phương Thùy
Chính xác Số liệu chi tiết của tài khoản nợ phải thu khách hàng khớp đúng số dư trên sổ cái.
Các phép tính liên quan đến tài khoản nợ phải thu khách hàng đều chính
xác về số học.
Đánh giá Các khoản nợ phải thu khách hàng được thể hiện trên BCTC và những điều chỉnh có liên quan đã được đánh giá, ghi nhận phù hợp.
Nguôn: Giáo trình kiêm toán Đại học Kinh tê Thành phô Hô Chí Minh, 2014
b.Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán là giai đoạn trung tâm của cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn này bao gồm hai bước: Bước thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
(nếu đánh giá sơ bộ về KSNB là thấp) và bước thực hiện các thử nghiệm cơ bản để tìm
ra những sai sót số dư trong từng khoản mục.
*Thử nghiệm kiêm soát
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 300 - Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đã đánh giá,” Thử nghiệm kiểm soát: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa
chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu”.
Sau khi đã tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng
và đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát, KTV sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Mục tiêu của công việc này là làm rõ tính hiệu lực và hiệu quả của KSNB tại doanh nghiệp được kiểm toán để có cơ sở đánh giá về tính thích hợp của việc thiết
kế các bước kiểm soát, các thủ tục kiểm toán đối với chu kì kinh doanh hay đối với các
lĩnh vực hoạt động cụ thể trong doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga-19A4020545 GVHD:TH.S Trần Phương Thùy
KTV có thể thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát như:
-Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng: KTV thường chọn mẫu trong các hóa đơn trong
kỳ để:
+ Đối chiếu đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, số lượng, giá cả, chữ ký,.. nhằm thu thập bằng chứng rằng hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra và quá trình thực hiện các nghiệp vụ đã tuân thủ
đúng quy định nội bộ của doanh nghiệp.
+ Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các thủ tục
bán chịu không?
+ So sánh giá trên hóa đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm, thử nghiệm này
nhằm chứng minh rằng hóa đơn được tính giá chính xác và việc kiểm tra chúng trước
khi gửi đi được thực hiện một cách hữu hiệu.
+ KTV sẽ căn cứ hóa đơn để kiểm tra đến nhật ký, sau đó tiếp tục đối chiếu số trên sổ
nhật ký với số trên sổ cái. Thử nghiệm này nhằm thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu
của các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xác của nghiệp
vụ bán hàng.
-Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với những hóa đơn liên quan
KTV chọn mẫu các chứng từ chuyển hàng đã lập trong năm và đối chiếu với hóa đơn
liên quan và chú ý đến số thứ tự liên tục của các chứng từ chuyển hàng và hóa đơn bán
hàng.
-Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng
KTV có thể chọn mẫu chứng từ liên quan để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền và đối chiếu quy trình thực tế với quy trình của đơn vị. Đồng thời cần kiểm
tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật ký, chuyển vào sổ cái, sỏ chi tiết hàng bán bị
trả lại và tài khoản của khoản phải thu khách hàng .
*Thực hiện thử nghiệm cơ bản
-Thủ tục phân tích
KTV sử dụng thủ tục phân tích nhằm muốn khoanh vùng trọng tâm kiểm toán,
Nguyễn Thị Quỳnh Nga-19A4020545 GVHD:TH.S Trần Phương Thùy
toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các số liệu khách có liên quan để so sánh và lập các tỷ suất, chỉ ra sự biến động của các thông tin và đưa ra định hướng cho
các kiểm tra chi tiết tiếp theo.
KTV có thể so sánh và lập các tỷ số liên quan đến phải thu khách hàng: + So sánh khoản phải thu khách hàng số dư đầu kỳ và cuối kỳ.
+ So sánh số dư nợ phải thu phân tích theo tuổi nợ của cuối kỳ với đầu kỳ. + So sánh tỷ trọng của từng nhóm nợ ( trong hạn, quá hạn) đầu với cuối kỳ.
+ Tính số vòng quay nợ phải thu ( hoặc số ngày thu tiền bình quân)so sánh với số liệu
kỳ trước và so sánh với chính sách bán chịu của đơn vị.
+ Tính tỷ lệ dự phòng nợ phải thu khó đòi trên doanh thu, trên số dư nợ phải thu cuối kỳ và so sánh với số liệu kỳ trước
+ Thu thập các thông tin phi tài chính như môi trường kinh doanh, pháp lý...
Sự biến động lớn trong khoản phải thu khách hàng có khả năng gây sai phạm, những nghi ngờ về sai phạm này cần được xác định rõ cơ sở dẫn liệu để làm mục tiêu cho những bước kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản trong khoản phải thu khách hàng.
-Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ, số dư tài khoản của khoản phải thu khách hàng Việc kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ phải thu khách hàng cần thiết kế được các thủ
tục kiểm toán để đáp ứng được các mục tiêu kiểm toán đề ra.
+ Lập bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ để dảm bảo cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, hiện hữu
KTV thực hiện thu thập ( hoặc tự lập ) Bảng chi tiết số dư từng khách hàng phải thu
theo tuổi nợ.
Kiểm tra lại việc cộng dồn hàng ngang và hàng dọc số liệu
Xem xét tính hợp lý của việc phân loại công nợ bằng cách chọn một số khách hàng
để đối chiếu với sổ chi tiết từng khách hàng và đối chiếu với kỳ hạn thanh toán được ký kết trên hợp đồng.
Thực hiện đối chiếu số tổng cộng trên bảng chi tiết số dư với số liệu trên trên sổ cái
và bảng cân đối kế toán.
-Gửi thư xác nhận nhằm đảm bảo cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính hiện hữu, quyền và
nghĩa vụ
Nguyễn Thị Quỳnh Nga-19A4020545 GVHD:TH.S Trần Phương Thùy
KTV lấy xác nhận các khoản nợ còn phải thu từ khách hàng. KTV yêu cầu đơn
vị được kiểm toán cung cấp các bảng tổng hợp công nợ của khách hàng, sau đó gửi thư
xác nhận đến khách hàng của đơn vị được kiểm toán.
Neu không nhận được phản hồi từ khách hàng thì KTV tiến hành các thủ tục thay thế:
+ Thẩm tra chứng từ bán hàng và thu tiền để xác định rõ bên mua và ngày lập hóa đơn.
+ Trắc nghiệm các khoản phải thu khách hàng có thỏa thuận trả tiền vào thời gian xác
nhận hoặc có hiệu lực hay không?
+ Kiểm tra căn cứ ghi sổ của khoản phải thu khách hàng: hóa đơn bán hàng, chứng từ
xuất kho, vận chuyển, hồ sơ tài liệu giao hàng...
-Kiểm tra lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để đẩm bảo cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, tính chính xác
Đối với thủ tục kiểm tra dự phòng phải thu khó đòi KTV cần kiểm tra các khoản
dự phòng mà đơn vị đã trích lập; Xem xét các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ có tranh
chấp, đánh giá khả năng phải lập dự phòng của các khoản này và thực hiện xem xét việc thanh toán sau ngày khóa sổ.
-Kiểm tra số dư tài khoản có gốc ngoại tệ nhằm đảm bảo cơ sở dẫn liệu liên quan đến
tính đánh giá
Đối với các số dư có gốc ngoại tệ KTV cần kiểm tra xem các số dư này đã được
đánh giá lại vào thời điểm lập BCTC theo quy định hay chưa? Tỷ giá thực hiện đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ là tỷ giá nào?
-Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng để đảm bảo cơ sở dẫn liệu liên quan đến trình bày và thuyết minh
Các thử nghiệm cơ bản được sử dụng đối với việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng bao gồm:
+ Trong quá trình kiểm kê hàng tồn kho, KTV ghi nhận số liệu và nội dung các chứng
từ gửi hàng cuối cùng trước khi kiểm kê để làm cơ sở cho việc đối chiếu sau này + Kiểm tra các phiếu giao hàng xung quanh ngày khóa sổ, xem xét các chứng từ liên quan như đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, hóa đơn,.. .và đối chiếu với dữ liệu thu thập khi
kiểm kê để xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu và nợ phải thu. + Thực hiện rà soát các nghiệp vụ bán hàng gần thời điểm cuối kỳ có giá trị lớn.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga-19A4020545 GVHD:TH.S Trần Phương Thùy
-Kiểm tra số dư người mua trả tiền trước
+ KTV kiểm tra đến các chứng từ gốc như hợp đồng, chứng từ chuyển tiền, phiếu thu,
sổ phụ, sao kê ngân hàng, giấy báo có ngân hàng,...để đánh giá tính hợp lý của các số
dư qua việc xem xét lý do trả trước.
+ Kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày kết thúc kỳ kế toán. + Kiểm tra các giao dịch tài chính cuối năm để xem các giao dịch có đủ điều kiện ghi
nhận doanh thu hay không?