Sự cần thiết đến từ xu thế phát triển nền kinh tế hiện nay

Một phần của tài liệu 579 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP HCM chi nhánh tại hà nội thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 109 - 125)

6. Kết cấu khóa luận

3.1.1. Sự cần thiết đến từ xu thế phát triển nền kinh tế hiện nay

Thời đại nay, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra đối với tất cả các quốc gia, địa phận trên thế giới và tất nhiên Việt Nam không năm ngoài cơn sóng hội nhập đó. Việc là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, ASEAN,... đã phần nào chứng minh được luận điểm trên. Tuy nhiên, không chỉ tham gia vào các tổ chức quốc tế, Việt Nam cũng đang nỗ lực đồng bộ hóa hệ thống chuẩn mực kế toán theo quy chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu hợp tác với các DN nước ngoài, như một chiếc chìa khóa để phá bỏ được rào cản về ngôn ngữ và sự khác nhau giữa cách vận hành hoạt động kinh doanh. Sự thích nghi và thay đổi của hệ thống kế toán cũng yêu cầu ngành kiểm toán, chi tiết hơn là kiểm toán độc lập phải có cho mình sự cải thiện, nâng cao tổ chức, chất lượng cuộc kiểm toán hơn nữa. Thêm nữa, số lượng DN thành lập hiện nay đang ngay càng nhiều, cũng đồng nghĩa số lượng khách hàng của các DN kiểm toán đang tăng cao. Đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với mỗi công ty. Việc xây dựng được lòng tin và uy tín đối với khách hàng là yếu tố tiên quyết quyết định thành công của một DN kiểm toán.

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, đòi hỏi các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán phải đầu tư thêm nhiều hơn những công sức nhằm có được một chỗ đứng trong thị trường kiểm toán hiện đại. Để làm được điều đó, tất nhiên các công ty kiểm toán, đặc biệt là các đơn vị nội địa phải thay đổi cách làm việc nhiều hơn, tư duy đổi mới hơn. Một trong số đó chính là cải thiện hoạt động kiểm toán BCTC, dịch vụ mang đến nguồn doanh thu chủ yếu cho các công ty.

Đối với khoản mục HTK, chuẩn mực kế toán của Việt Nam (VAS) đã xây dựng và áp dụng phương pháp kế toán HTK từ rất lâu và rất ít lần phải chỉnh sửa. Điều này cho thấy hệ thống kế toán kể trên thực sự hữu dụng cũng như rất toàn diện ở thời điểm này. Thêm nữa, chuẩn mực kế toán quốc tế về HTK (IAS 2) so với VAS 2 không khác nhau nhiều, cho thấy nếu có sự tham gia của các công ty, nguồn vốn nước ngoài,

những DN kiểm toán vẫn có thể đáp ứng phần nào. Tuy nhiên, không thể phủ nhận cách ghi nhận HTK và giá trị HTK đều có sự thay đổi hàng năm do xuất hiện nhiều ngành nghề xa lạ và mặt hàng trong kho cũng có sự khác biệt, yêu cầu KTV phải chuẩn bị thêm những kiến thức đối phó với làn sóng hội nhập ngày nay.

3.1.2. Sự hạn chế từ phương thức kiểm toán khoản mục HTK do Chi nhánh AISC thực hiện

CN AISC đã đăng ký hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán được 25 năm và là một trong 3 công ty kiểm toán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam. Là công ty đặt nền móng cho dịch vụ kiểm toán, cùng với đó là một trong 10 công ty có doanh thu nhiều nhất từ dịch vụ kiểm toán cho các công ty có lợi ích công chúng. Điều đó cho thấy công ty luôn duy trì được sự thành công trong hoạt động lâu bền của mình. Tuy nhiên khi dịch vụ kiểm toán BCTC đang phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây, thì công ty đang tỏ ra yếu thế hơn các công ty có nguồn vốn nước ngoài hoặc tiềm lực mạnh hơn. Tuy chưa xảy ra sự cố đáng tiếc nào trong lịch sử hoạt động của mình, nhưng nếu không có sự thay đổi nào, cùng với việc ngày càng nhiều DN có các thủ đoạn tinh vi, làm giả giấy tờ, trốn thuế,... thì nguy cơ công ty sẽ gặp phải các rủi ro trên là rất cao

Như đã đề cập ở phần ưu, nhược điểm, thiếu hụt đội ngũ nhân sự chính là điểm yếu lớn nhất của CN AISC tại Hà Nội. Việc thiếu hụt này khiễn công ty không thể phân công nhiều hơn các trợ lý thực hiện các khoản mục khả năng xảy ra rủi ro, từ đó dẫn đến các sai phạm trọng yếu vẫn chưa được phát hiện. Thêm nữa, công ty cũng chưa có những sự đầu tư đủ tốt cho các phương tiện hỗ trợ kiểm toán khác như máy móc, thiết bị, phần mềm vi tính,..

Đối với khoản mục HTK, đây là khoản mục mà công ty luôn có sự quan tâm, dành nhiều công sức và thời gian để giải quyết. Hầu hết các KTV đều đủ chuyên nghiệp để phát hiện các sai phạm trong các chức năng của HTK, từ quá trình nhập nguyên vật liệu đến nhập thành phẩm và xuất kho bán. Tuy nhiên, do khách hàng của công ty trải đều ở tất cả các ngành nghề, KTV khó có thể có sự hiểu biết kỹ càng về từng loại HTK, từ đó có thể có các soát xét sai lầm, không thể phát hiện được những lỗ hổng trong hệ thống kế toán HTK của khách hàng.

3.1.3. Định hướng phát triển công ty

Với việc đang tăng cường số lượng thực tập sinh và tuyển dụng trợ lý kiểm toán chưa có kinh nghiệm, có thể thấy được CN AISC đang nỗ lực hết mình trong việc tăng cường số lượng KTV, bổ sung cho những thứ mình đang thiếu thời điểm hiện tại. Đồng thời, hàng năm, công ty thường đăng ký cập nhật kiến thức KTV tại Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các Hội nghề nghiệp chuyên môn khác. Điều đó cho thấy công ty đang muốn hướng đến một công ty Kiểm toán vững mạnh hơn, quy mô lớn hơn cũng như đáp ứng được số lượng khách hàng đang ngày một tăng hiện nay.

Công ty cũng phần nào nhìn nhận được yếu điểm của mình trong cách kiểm toán BCTC, ngoài việc nâng cao chất lượng KTV, công ty cũng đang rất khuyến khích nhân viên bày tỏ ý kiến về chất lượng dịch vụ của công ty hiện tại và luôn luôn lắng nghe, sẵn sàng thay đổi nếu ý tưởng có tính khả thi.

Công ty cũng đánh giá rằng khoản mục HTK là khoản mục lớn trong tài sản công ty, chiếm tỷ trọng cao cũng như có độ phức tạp không hề nhỏ. Đây cũng là khoản mục mà công ty đang quan tâm, tìm cách cải thiện quy trình kiểm toán nhằm không chỉ có thể phát hiện ra rủi ro, đánh giá độ trung thực và hợp lý của BCTC tốt nhất, mà còn đưa ra tư vấn cho khách hàng cải thiện chất lượng kiểm soát nội bộ đối với HTK.

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục HTK 3.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán

a.

Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch

CN AISC luôn áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn kiểm toán và cũng đặt được kết quả nhất định. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu hay việc so sánh số liệu giữa các năm và trung bình ngành còn hạn chế. Theo em, công ty nên áp dụng những phương pháp sau:

+ KTV nên được chỉ thị tiến hành thu thập dữ liệu về tình hình tài chính công ty 3 năm trở lên (hiện tại chỉ so sánh qua 2 năm). Nếu khách hàng là DN đã làm việc với công ty ở các kỳ kiểm toán trước thì việc thu thập hồ sơ sẽ rất dễ dàng, không tốn thời gian. Đối với khách hàng mới, công ty nên thúc giục khách hàng cung cấp số liệu trên

BCTC trong vòng 5 năm trở lại để có thêm sự so sánh, thấy được cái nhìn toàn cảnh hơn về tình hình tài chính công ty

+ KTV cũng có thể lập bảng Cân đối kế toán và bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo % thay vì chỉ là số liệu, việc so sánh theo tỷ lệ sẽ giúp KTV đầu tiên sẽ nhận diện nhanh chóng hơn khoản mục nào đang chiếm tỉ trọng lớn trong công ty khách hàng. Tiếp đến KTV đồng thời cũng nhận dạng được những thay đổi trong cơ cấu thành phần của tài sản, nợ phải trả hay nguồn vốn trên Bảng cấn đối kế toán.

Ví dụ (hình 3.1), bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do em thiết kế sẽ có cả số liệu của năm trước kiểm toán và các năm trước đó, ít nhất là 3 năm liền kề. Việc thu thập số liệu cũng không có quá nhiều khó khăn khi đây là công ty có công bố kết quả tài chính trên trang chủ chính thức của công ty và cũng là khách hàng được kiểm toán bới CN AISC trong 3 năm trở lại đây. Việc nhìn những biến động so với năm trước giúp KTV ít nhất cũng nắm được tình hình tài chính công ty , như doanh thu công ty đã tăng 59 tỷ và lợi nhuận sau thuế cũng tăng 885 triệu qua 1 năm, cho thấy đây là năm hoạt động kinh doanh tốt , có chiều hướng tích cực. Từ đây KTV sẽ phân tích thêm tại sao lại có sự tăng trưởng như vậy, có phải công ty đã có thêm những nguồn khách hàng mới, hay thay đổi giá bán hàng hóa để tăng thêm nguồn thu,...

Tiếp đến công ty cũng nên áp dụng tỷ lệ trên BCTC để việc phân tích tỷ trọng của khoản mục thành phần dễ dàng hơn. Ví dụ , chi phí giá vốn hàng bán luôn tăng mạnh qua các năm, nhưng lí do không đến từ việc giá vốn hàng bán tăng, mà đến từ việc công ty cũng đẩy mạnh việc bán hàng, lí do đến từ tỷ lệ giá vốn hàng bán không có sự thay đổi lớn, xấp xỉ 97%. Vì giá vốn hàng bán là tài khoản đối ứng liên hệ trực tiếp tới HTK nên việc phân tích thay đổi giá vốn cũng phần nào phụ vụ cho phân tích HTK sau này.

A510 1 /4

CN CÔNG TY TNHH KIẺM TOÁN VÀ DỊCH vụ TIN HỌC TP.HCM Γ⅛ ⅞<⅛∙

Tên khách hàng: công ty A Người thực hiện

Ngáy kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2019 Người soát xét 1

Nại dung: PHÂN TÍCH sơ BỌ BCTC Người soát xét 2

CHÌ TIEV Mà sô TK Thuyet

luiub

sô liệu trước

điêu cbĩnb TỹDT lệ trênthuần Năm 2018

Tỹ lệ trên DT thuần Biên động Ghi chú VMJ % VXD % VXD % 1

. Doanh thu bãn hãng và cung càp dịch vụ Ol 511 VIl

114,948,064,9

60 66,678,724,869 (48,269,340,091)

3 .

Doanb tbu tbuan ve ban bang vá cung cap

dịch 10 114,948,064,960 100.00 % 66,678,724,869 100.00% (48,269,340,091) -72.39% T Giá vốn hàng bán 11 632 VI.2 103,128,972,0 28 89.72% 59,455,823,591 7% 89.1 (43,673,148,437) -73.45% 5

. Lợi nbuận gộp vê bán bàng và cung câp dịch vụ 20 11,819,092,932 10.28% 78 7,222,901,2 10.83% (4,596,191,654) -63.63%

( 1)

6

. Doanh thu hoạt động tài chinh 21 515 VL 3 43,929,487 0.04% 1,644,595 % 0.00 92) (42,284,8 -2571.14% ____________

7

. Chi phi tài chinh

22 ' 635 VL4 1,307,058,8 27 1.14% 1,368,967, 570 2.05 % 61,908,743 4.52%

- Trong đó: Chi phí ỉãi vay 25 N63

5 1,239, S37,723 1.08% 1,368,967,570 2.05 % 129,129,847 9.43% «

. Chi phi bân hàng 25 641 VL 5 45 4,608,783,2 4.01% 704 1,608,033, % 2.41 41) (3,000,749,5 -186.61% ____________

9

. Chi phi quán lý doanh nghiệp

26 642 VI. 5 3,047,738,5 03 2.65% 1,918,416, 789 2.88 % (1,129,321,7 14) -58.87% 0

. Lợi nhuận thuân từ hoạt động kinh doanh 30

2,899,441,8 44 2.52% 2,329,127,8 10 3.49 % (570,314,03 4) -24.49% ( 4) 1 . Thu nhập khác 31 711 VL 6 06 907,219,7 0.79% 952 7,385,728, 8% 11.0 6,478,509,246 87.72% 2 . Chi phi khác 32 811 VL 7 913,525,761 0.79% 8,060,867, 018 12.0 9% 7,147,341,257 88.67% 3 . Lợi nhuận khác 40 (6.306,055) -0.01% (675,138,06 6) - 1.01% (668,832,011) 99.07% 4

. Tông lợi nhuận kê toán trước thuê 50

2,893,135,7 89 2.52% 1,653,989,7 44 2.48 % (1,239,146,045) -74.92%

5 Chi phi thuể thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 821 VL 8 0 211,643,538

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu tác giả đề xuất

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2019- Công ty A 2019- TB ngành 2018- Công ty A 2018- TB ngành Chỉ số vòng quay HTK 163.7 21.1 106.2 20.3 Chỉ số vòng quay khoản phải thu 31.2 10.6 25.8 6.1 Số vòng quay vốn lưu động 139.3 19.5 190 20.1 ROA 2.8% 3% 4.2% 2.5% ROE 19.4% 12.3% 17.1% 18.6% 91

+ Việc phân tích các hệ số tài chính nên so sánh với chỉ số trung bình ngành: hiện nay Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức nào chịu trách nhiệm làm nên một hệ thống phân tích các hệ số tài chính, hoặc số liệu vẫn còn chưa chính xác, thiếu minh bạch. Điều này một phần gây khó khăn cho các công ty kiểm toán trong quá trình so sánh chỉ số công ty mình kiểm toán với các công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Đối với HTK, công ty hiện tại chỉ xoay quanh quanh các chỉ số về vòng quay HTK và tỷ suất lãi gộp qua các năm cho cơ sở phân tích kết quả hoạt động của HTK. Nếu giải quyết được vấn đề có nguồn thông tin cung cấp dữ liệu ngành, việc so sánh sẽ trở nên trực quan hơn rất nhiều. Biện pháp hữu hiệu nhất là công ty Kiểm toán sẽ tự tiến hành thu thập thông tin về các khách hàng trong cùng lĩnh vực để tự tính toán các chỉ số trên. Với đặc điểm là công ty có các chi nhánh và văn phòng đại diện trên mọi miền đất nước, cùng với lượng khách hàng dồi dào, việc kiểm toán các công ty cùng một lĩnh vực kinh doanh là khá nhiều. Ví dụ, tác giả đã tìm được BCTC của các công ty bưu chính công bố kết quả tài chính trên các trang web và các khách hàng của CN AISC, nên cũng có thể tính toán sơ bộ chỉ số tài chính trung bình ngành như sau:

TT

Đánh giá KTV về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của HTK

Nhận định về rủi ro

1 Đánh giá về sai sót trọng yếu trước khi xem xét KSNB

về HTK của DN kiểm toán (rủi ro tiềm tàng của HTK) Nhiều sai sót/ rủi ro thấp

^2 Đánh giá về KSNB về ngăn chặn, phát hiện các sai sót

về HTK của DN Kiểm toán (rủi ro kiểm soát của HTK)

Hiệu quả cao/ hiệu quả thấp

Sự chấp nhận của KTV với sai sót trọng yếu về HTK tồn tại sau khi kiểm toán (rủi ro có thể chấp nhận)

Chấp nhận ở mức thấp/ rủi ro thấp

^4 Mức độ bằng chứng kiểm toán liên quan đến số dư,

nghiệp vụ HTK mà KTV cần thu thập ( rủi ro phát hiện dự tính)

Mức độ cao/ rủi ro thấp

Ở bảng này có thể thấy được sự tăng về vòng quay HTK cũng một phần đến từ thị trường cũng đang có đà phát triển.

b.

Hoàn thiện việc đánh giá rủi ro khoản mục HTK

Đánh giá rủi ro ở các công ty thường do KTV cao cấp thực hiện, do đó hầu hết các KTV và các trợ lý sẽ khó xác định được chính xác hướng kiểm toán sau khi có đánh giá. Tại CN AISC, các KTV chỉ thực hiện thủ tục kiểm toán theo bảng phân công nhiệm vụ có sẵn, theo kinh nghiệm mà không quan tâm đến rủi ro được đánh giá. Bên cạnh đó, việc xác định rủi ro bằng định lượng hiện nay cũng khó xác định con số chính xác. Vì vậy, công ty nên có những thiết kế riêng giấy tờ làm việc về soát xét các rủi ro cho KTV theo phương pháp định tính. Bảng hướng dẫn có thể xây dựng theo khung như sau

TT Câu hỏi 1 2 3 4 5

1

Vật tư chỉ được xuất kho căn cứ đề nghị cấp vật tư đã được [người có thẩm quyền] phê duyệt

x

2

Thành phẩm nhập kho phải được kiểm tra và xác nhận bởi [người giám sát độc lập với quy trình sản xuất]

x

3

Việc ghi nhận giá vốn phải căn cứ vào Phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng, phiếu vận chuyển.

x

4

[Định kỳ] tổ chức kiểm kê, đối chiếu số lượng thực tế với sổ kế toán

x

5

[Trong ngày], các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho phải được chuyển về bộ phận kế toán và cập nhật kịp thời vào sổ kết

toán

x

6

Vật liệu thừa phải được [người có trách nhiệm] theo dõi, kiểm kê và ghi sổ kịp thời.

x

7

[Hàng tháng], bộ phận kế toán phải đối chiếu với bộ phận sản xuất về lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho.

x

8

Người chịu trách nhiệm phải đối chiếu lượng vật tư thực

nhận với phiếu xin lĩnh vật tư và phiếu xuất kho (về loại, số x c.

Quy trình đánh giá KSNB

Như đã đề cập, CN AISC thường hay sử dụng bảng câu hỏi trong quá trình tìm hiểu hệ thông KSNB của công ty, hay môi trường hoạt động của công ty. Qua đó, thông qua phỏng vấn BGĐ, nhân viên kho và kế toán HTK, KTV sẽ hoàn thiện bảng câu hỏi được thiết kế từ trước, gồm các hỏi Đúng/Sai/Không áp dụng và điền vào đó. Tuy nhiên về độ năng suất thì bảng câu hỏi chưa thể phản ánh đầy đủ những biến cố xảy ra trong kỳ tài chính, thêm nữa công ty cũng không có bất kỳ thang đo nào đối với câu trả lời của người được phỏng vấn, từ đó là cơ sở

- 0-30 %: Rủi ro cao

Một phần của tài liệu 579 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP HCM chi nhánh tại hà nội thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 109 - 125)