SV: Hoàng Thị Nga 12 Lớp: K19KTP
cụ thể hơn về tổ chức và hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Mức độ hiểu biết về đơn vị của KTV không nhất thiết như BGĐ đơn vị khách hàng.
- Xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung hoặc trao đổi với KTV tiền nhiệm về các vấn đề liên quan đến HTK của khách hàng. KTV phải thu thập những thông tin sơ bộ về khoản mục HTK của đơn vị xem bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán, qua đó đánh giá khả năng có thể thu thập được thông tin cần thiết về tình hình kinh doanh để thực hiện công việc kiểm toán HTK.
- Trao đổi trực tiếp với BGĐ và nhân viên của khách hàng về các vấn đề HTK của Công ty họ.
- Trao đổi với chuyên gia, đối tượng bên ngoài có hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
- Tham khảo các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
- Các văn bản pháp lý và các quy định có ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán nói chung và của khoản mục HTK nói riêng.
- Tham quan nhà xưởng, kho bãi. Phương pháp này rất có lợi nhất là trong kiểm toán HTK cho phép KTV có được bức tranh khái quát về tổ chức sản xuất, quản lý HTK của Công ty khách hàng.
- Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, KTV phải thu thập những thông tin chi tiết cần thiết ngay từ khi bắt đầu công việc kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, KTV luôn xem xét, đánh giá, cập nhập và bổ sung thêm các thông tin mới.
Việc tìm hiểu về tình hình kinh doanh của đơn vị khách hàng là rất quan trọng, nó giúp KTV đưa ra xét đoán trên khía cạnh cụ thể như sau:
- Phân tích rủi ro kinh doanh và các phương án giải quyết của BGĐ.
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng (RRTT) và rủi ro kiểm soát (RRKS) của khoản mục HTK để đưa ra được một kế hoạch kiểm toán phù hợp.
- Xác định mức độ trọng yếu và đánh giá sự phù hợp của mức độ trọng yếu đó trong quá trình kiểm toán.
- Xác định các vùng phải chú ý đặc biệt trong việc kiểm toán và các kỹ năng kiểm toán cần thiết.
- Đặt ra câu hỏi thăm dò và đánh giá mức độ hợp lý của các câu trả lời.