Liên quan đến công việc lập BCKT, trưởng nhóm sẽ tổng hợp kết quả kiểm toán của các thành viên, đồng thời xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán mà các thành viên đã thu thập làm căn cứ để đưa ra nhận xét, đánh giá của mình. Kết quả tổng hợp được phản ánh vào Biên bản kiểm toán và được soát xét bởi ban lãnh đạo phòng trước khi trình lên Ban Tổng giám đốc.
SV: Hoàng Thị Nga 33 Lớp: K19KTP
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Kết quả kiểm toán sau khi được soát xét và trao đổi với khách hàng sẽ đi đến thống
nhất ý kiến để phát hành BCKT. Tương tự như các bước trên, BCKT cũng được soát xét
qua từng cấp để đảm bảo báo cáo được lập theo đúng quy định, chuẩn hóa về mặt ngôn
từ, không có sai sót về số liệu cũng như lỗi chính tả.
Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban Tổng giám đốc, phòng KSCL sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ kiểm toán đối với những khách hàng như: các công ty đại chúng, công ty niêm yết, các doanh nghiệp đặc thù, các công ty lớn có hoạt động phức tạp.... hoặc lựa chọn ngẫu nhiên. Việc kiểm tra này đánh giá việc tuân thủ các quy định trong quá trình thực hiện kiểm toán, yêu cầu về hồ sơ kiểm toán. Từ đó chỉ ra những điểm còn hạn chế và rút kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán sau.
Có thể nói, hoạt động kiểm soát ở tất cả các cấp và tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác kiểm toán, góp phần nâng cao chất lượng của từng cuộc kiểm toán. Hoạt động này được phản ánh vào hồ sơ chất lượng kiểm toán thông qua "Phiếu soát xét hồ sơ và BCKT".
Cũng giống như cấp lãnh đạo phòng, thành viên Ban Tổng giám đốc của AASC có thể yêu cầu trưởng nhóm kiểm toán giải trình các khúc mắc, yêu cầu thu thập thêm bằng chứng hoặc thực hiện thêm thủ tục kiểm toán bổ sung để đảm bảo ý kiến kiểm toán đưa ra là phù hợp. Các yêu cầu, ý kiến của Ban Tổng giám đốc sẽ được ghi lại tại GLV 3.05 - Soát xét của Partner.
GLV soát xét đều phải có chữ ký xác nhận của từng cấp và phải được lưu lại trong Hồ sơ kiểm toán. Trong từng lần soát xét, các cấp soát xét cũng quan tâm đến hình thức của BCKT. BCKT phải được lập theo chuẩn mực kiểm toán (VSA) và các
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán hàng tồn kho do AASC thực hiện tại tại
khách hàng công ty ABC
2.2.1. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của AASC AASC
Quy trình kiểm toán HTK được thực hiển bởi AASC bao gồm ba giai đoạn: Chuẩn bị kiểm toán; Thực hiện kiểm toán và Ket thúc kiểm toán.
2.2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khoản mục HTK gồm các bước sau:
* Một là, đánh giá khách hàng:
- Đối với khách hàng mới: KTV sẽ thu thập thông tin về quyền sở hữu, quản lý của đơn vị khách hàng, các quy định pháp luật có ảnh hưởng gì đến hoạt động
của đơn vị không đồng thời tình hình tài chính, nguồn nhân lực có đảm bảo điều
kiện hoạt động của đơn vị hay không. Xem xét nguồn nhân lực của công ty kiểm
toán và chi phí kiểm toán để đánh giá khách hàng, có chấp nhận kí hợp đồng hay
không.
- Đối với khách hàng hiện tại: KTV tiến hành đánh giá khách hàng nhằm mục đích đảm bảo các thông tin thu thập đầy đủ để cho phép AASC quyết định
xem có
nên tiếp tục hợp đồng kiểm toán không. Các thông tin và các câu hỏi hàng
năm dựa
trên kết luận của cuộc kiểm toán năm trước.
* Hai là, thu thập thông tin cơ sở về khách hàng:
KTV xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung hoặc trao đổi với KTV tiền nhiệm về các vấn đề liên quan đến HTK của khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
* Ba là, tìm hiểu về KSNB của đơn vị:
KTV sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn. Các câu hỏi thường tập trung vào các vấn đề như phê duyệt và ủy quyền, nhận hàng, xuất hàng, các kiểm soát về hiện vật và việc đánh giá HTK.
* Bốn là, thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ đối với HTK:
KTV đánh giá biến động qua giá trị tuyệt đối và tương đối các chỉ tiêu về doanh thu bán và các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí giữa 2 năm 2019 và 2018 của Công ty được kiểm toán.
* Năm là, đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán:
- Đánh giá rủi ro:
+Rủi ro tiềm tàng: Căn cứ vào những sự hiểu biết của mình về khách hàng và tình hình hoạt động SXKD, hoạt động quản lý doanh nghiệp của Công ty khách hàng kết hợp với xét đoán nghề nghiệp của bản thân để KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục HTK cho phù hợp.
+ Rủi ro kiểm soát: Thông qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB KTV đưa ra đánh giá về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
+ Dự kiến rủi ro phát hiện: Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV dự kiến rủi ro phát hiện bằng cách căn cứ vào ma trận đánh giá rủi ro.
- Xác định mức trọng yếu: Xác định mức độ trọng yếu là vấn đề phức tạp yêu
cầu sự
xét đoán nghề nghiệp của KTV. Để đảm bảo tính thận trọng, AASC đã xây dựng
một hệ thống có căn cứ để xác định mức độ trọng yếu thống nhất áp dụng trong
kiểm toán BCTC. Nội dung về ước lượng mức trọng yếu cho BCTC Công ty ABC
được trình bày trên GLV 5.04 “Xác định mức trọng yếu ở giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán”
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng