Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu 578 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 94 - 99)

- Đài Loan Hộ

b, Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Công tác tiếp cận khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán của Công ty được thực hiện khá tốt. Khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng lâu năm do các cuộc kiểm toán mà Công ty đã tiến hành đảm bảo về mặt thời gian, chất lượng, cũng như sự nhiệt tình với công việc của các nhân viên nên khách hàng tin tưởng vào dịch vụ do Công ty cung cấp và thường đề nghị ký kết hợp đồng kiểm toán cho những năm tài chính tiếp theo. Bên cạnh đó, AASC là công ty có uy tín và thương hiệu trên thị trường nên các khách hàng mới thường trực tiếp liên hệ để kí hợp đồng kiểm toán. Đồng thời, BGĐ và toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty cũng luôn cố gắng trong công việc tìm kiếm khách hàng mới với chiến lược tiếp cận và nắm bắt nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, tư vấn và cung cấp miễn phí tài liệu, gửi thư chào hàng tới khách hàng và nêu rõ những nét đặc trưng, các loại hình dịch vụ mà Công ty cung cấp, giá phí kiểm toán dự kiến. Công việc tiếp cận khách hàng thường do Trưởng phòng hoặc Phó tổng giám đốc đảm nhận nên có sự đảm bảo chắc chắn thành công cho mỗi giao dịch.

KTV luôn tuân thủ đầy đủ các bước công việc từ việc tìm hiểu thông tin về HTK của khách hàng, tìm hiểu về KSNB đối với HTK, đánh giá tính trọng yếu, rủi ro... và lập kế hoạch cụ thể để thực hiện kiểm toán.

KTV chủ động thực hiện quan sát, trao đổi với khách hàng. Ngoài ra, AASC cũng đã có thiết kế hệ thống các bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB trong đó có thiết kế riêng cho khoản mục HTK. Tuy đây chỉ là những câu hỏi khái quát nhưng

SV: Hoàng Thị Nga 69 Lớp: K19KTP

toán theo kế hoạch đã lập và chương trình kiểm toán của Công ty AASC phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán, quy định mới; yêu cầu kiểm toán... Đây là chương trình chuẩn dựa trên chương trình chuẩn do Hiệp hội nghề nghiệp ban hành và nó được sử dụng cho mọi khách hàng. KTV dựa vào đặc điểm của từng khách hàng để vận dụng sao cho phù hợp. KTV có thể bổ sung hoặc giảm bớt các thủ tục kiểm toán nếu thấy cần thiết để cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả nhất.

Thủ tục phân tích chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn này là phân tích xu hướng. Đây là thủ tục đơn giản nhưng có hiệu quả khá cao, có thể giúp KTV phát hiện những biến động bất thường của HTK trong năm tài chính, từ đó chọn ra thời điểm có thể xảy ra sai sót nhiều nhất.

Cùng với kết quả của thủ tục phân tích, KTV thực hiên thủ tục kiểm tra chi tiết HTK để thu thập bằng chứng kiểm toán. Việc kết hợp này giúp tăng cường hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm bởi việc kiểm tra chi tiết với quy mô lớn là gia tăng chi phí, thời gian cho cuộc kiểm toán.

Hệ thống KSCL hoạt động kiểm toán được thiết kế chặt chẽ nhằm đảm bảo uy tín đối với khách hàng và giảm thiểu rủi ro kiểm toán. KSCL được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán góp phần củng cố niềm tin nơi khách hàng. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, nhóm trưởng kiểm toán luôn bao quát, trao đổi với các KTV để nhắc nhở những công việc cần thực hiện

b, Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Giai đoạn kết thúc kiểm toán, để đưa ra ý kiến cuối cùng thì phải được soát xét bởi 3 cấp: Trưởng nhóm kiểm toán, Trưởng phòng và BGĐ. Nhờ đó mà AASC có thể kiểm soát được chất lượng của các cuộc kiểm toán. Các kết quả kiểm toán của Công ty nói chung và khoản mục HTK nói riêng đều có tính chính xác cao, là điều kiện thuận lợi cho việc phát hành BCKT và thư quản lý.

Hồ sơ kiểm toán lưu trong công ty được quy định phải được sao chép đúng

tham chiếu, phải thu thập được tất cả các giấy tờ làm việc chứng minh cho kết quả kiểm toán của mình. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV luôn đảm bảo rằng hồ sơ kiểm toán được sao lưu toàn bộ và lưu trong file hồ sơ và đúng tham chiếu mới nhất của HLB. Điều này sẽ giúp việc quản lý hồ sơ cũng như việc tìm kiếm giấy tờ làm việc năm trước trở lên dễ dàng hơn.

2.2.3.1. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, trong quá trình kiểm toán còn tồn tại một vài hạn chế sau:

a, Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

- về thu thập thông tin khách hàng: Trong các cuộc kiểm toán, KTV hầu như chỉ sử dụng giấy tờ làm việc của năm trước mà chưa đi sâu vào tìm hiểu những thay đổi trong năm nay. Do vậy, việc đánh giá rủi ro kiểm toán phụ thuộc nhiều vào những nhận xét của cuộc kiểm toán trước. Mặc dù tiết kiệm được thời gian nhưng có thể chịu rủi ro cao nếu năm nay khách hàng có những thay đổi trọng yếu ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán mà KTV chưa nắm bắt hoặc chưa phân tích được.

- về tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng: Công ty sử dụng bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn để tiến hành đánh giá KSNB của khách hàng đối với HTK. Việc này giúp tiết kiệm được thời gian, tuy nhiên chất lượng chưa cao. KTV rất ít sử dụng bảng tường thuật và lưu đồ. Bên cạnh đó, việc đánh giá KSNB của khách hàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và xét đoán nghề nghệp của KTV. Điều này mang tính chủ quan, có thể sẽ làm KTV không nhận ra được mặt yếu kém của hệ thống KSNB của khách hàng.

- Về ước lượng mức trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu: AASC chưa thực hiện việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục của BCTC mà chỉ thực hiện trên tổng thể, điều này có thể mang đến nhiều rủi ro cho cuộc kiểm toán.

- Về thực hiện chương trình kiểm toán: AASC xây dựng chương trình kiểm toán dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA). Đây là chương trình chuẩn được áp dụng cho mọi khách hàng. Tuy

SV: Hoàng Thị Nga 70 Lớp: K19KTP

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

nhiên, có rất nhiều loại hình khách hàng với đặc điểm kinh doanh khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng chương trình kiểm toán mẫu tuy tiết kiệm thời gian và chi phí song sẽ kém linh hoạt và hạn chế trong công tác kiểm toán.

a, Giai đoạn thực hiện kiểm toán

- về thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Trên thực tế, trong quá trình kiểm toán, việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát nói chung và thử nghiệm kiểm soát đối

với HTK nói riêng chỉ được thực hiện ở một cấp độ sơ sài, điều này dẫn đến số

lượng các thử nghiệm cơ bản phải thực hiện nhiều hơn, làm kéo giài thời

gian, tăng

chi phí kiểm toán. Bên cạnh đó, do KTV chỉ thực hiện thử nghiệm kiểm soát

ở cấp

độ sơ sài nên trong quá trình thực hiện kiểm toán, nhiều KTV lựa chọn là không

dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng, thực tế đó dẫn đến số mẫu chọn để kiểm

tra chi tiết lớn, KTV sẽ mất nhiều thời gian công sức để kiểm tra chứng từ

hoặc thực

hiên tính toán lại. gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của cuộc kiểm toán. - về việc thực hiện thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích được thực hiện sơ sài.

Qua nghiên cứu hồ sơ kiểm toán nhận thấy, thủ tục phân tích chủ yếu là phân tích

xu hướng, phân tích sự biến động của HTK năm nay so với năm trước mà

chưa thực

hiện so sánh HTK thực tế với kế hoạch, chưa so sánh các tỷ suất về HTK...

Mặc dù

có những ưu điểm nhất định nhưng phân tích xu hướng không phải là thủ tục hữu

hiệu nhất trong mọi trường hợp. Từ đó, dẫn tới hạn chế trong việc chọn mẫu kiểm

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

khoa học. Chính vì vậy, công việc tổng hợp kết quả kiểm toán và kiểm soát chất lượng thường bi kéo dài.

2.2.3.2. Nguyên nhân của thực trạng

Thực trạng quy trình kiểm toán HTK của AASC nói riêng và của các công ty kiểm toán Việt Nam nói chung còn các hạn chế là dọ những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu sau đây:

Một phần của tài liệu 578 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 94 - 99)

w