Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

Một phần của tài liệu 559 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán do BOD thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42)

Nhằm đảm bảo uy tín cho dịch vụ mà mình cung cấp, việc kiểm soát chất lượng luôn được BDO đặt lên vị trí chú trọng hàng đầu, được tiến hành thường xuyên và tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt với nhiều cấp quản lý khác nhau.

Tại BDO kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán gồm 3 phần: Kiểm soát chất lượng trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán, soát xét HSKT khi kết thúc kiểm toán và soát xét 3 cấp.

* Kiểm soát chất lượng trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán

- Giai đoạn lập kế hoạch:

Trong giai đoạn này, KTV cần xây dựng thủ tục kiểm tra khả năng chấp nhận khách hàng và trình bày lại công việc đã thực hiện trên GTLV. Tại BDO khách hàng được chấp nhận kiểm toán là khách hàng có mức rủi ro thông thường, hoặc mức rủi ro chấp nhận được. Công việc đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng đòi hỏi người có kinh nghiệm, có kỹ năng chuyên môn tốt, thường là trưởng nhóm kiểm toán thực hiện và được soát xét lại bởi trưởng phòng và Ban Giám đốc.

Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải lập kế hoạch chi tiết, xác định rõ lịch trình, phạm vi các thủ tục kiểm toán và nội dung của cuộc kiểm toán, sau đó phổ biến cho toàn bộ các thành viên trong nhóm.

- Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

KTV và trợ lý kiểm toán phải thường xuyên báo cáo tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện kiểm toán cho trưởng nhóm. Trưởng nhóm sẽ định kỳ báo cáo lại với chủ nhiệm kiểm toán tiến độ thực hiện kiểm toán theo kế hoạch và kết quả thực hiện kiểm toán. Khi xảy ra vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV, ảnh

hưởng đến rủi ro của cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ báo cáo với chủ nhiệm kiểm toán, xin ý kiến từ chủ nhiệm trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Giai đoạn kết thúc kiểm toán:

KTV đánh giá tính đầy đủ, phù hợp của các bằng chứng đã thu thập được. Nếu bằng chứng thu thập chưa đầy đủ, KTV cần thực hiện các thủ tục thay thế bổ sung hoặc đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận. Bên cạnh đó, KTV cũng cần đánh giá lại những rủi ro BCTC còn chứa đựng những sai sót trọng yếu.

Soát xét hồ sơ kiểm toán khi kết thúc kiểm toán

Khi kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm sẽ thu thập và soát xét một lượt các HSKT của các KTV, trợ lý KTV trong nhóm. Sau đó chuyển hồ sơ sang bộ phận soát xét chất lượng của công ty để thực hiện soát xét lại hồ sơ một lần nữa. Việc soát xét phải tuân thủ theo các điều kiện cụ thể như sau:

Tất cả các GTLV đều phải được soát xét bao gồm cả GTLV trên giấy và GTLV trên máy tính.

Người thực hiện soát xét cần hiểu biết về hoạt động của khách hàng và mục tiêu của cuộc kiểm toán.

Để xem xét mức độ đạt yêu cầu của GTLV, người soát xét sẽ phải trả lời các câu hỏi theo quy định.

Sau khi thực hiện soát xét xong, người soát xét phải thể hiện việc soát xét của mình bằng một ký hiệu trên GTLV, bằng chữ ký trên trang giấy làm việc hay bằng việc ghi chép kiểm tra. Cuối cùng người soát xét phải ghi kết luận của mình trong ghi chép tổng kết, nếu còn ý kiến chưa được thống nhất thì cần bàn bạc và thống nhất trước khi phát hành báo cáo.

Soát xét ba cấp

Tại BDO, việc soát xét được thực hiện ở ba cấp là KTV, bộ phận soát xét chất lượng kiểm toán và Ban Giám đốc công ty.

Đầu tiên KTV sẽ kiểm tra công việc mà trợ lý kiểm toán đã làm và tự kiểm tra công việc của mình xem đã đáp ứng được những quy định về kiểm soát chất lượng của Công ty và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hay chưa.

Bộ phận soát xét chất lượng sẽ căn cứ vào chương trình kiểm toán và kế hoạch kiểm toán mà KTV đã lập để soát xét lại GTLV trong HSKT. Ở cấp soát xét này, bộ phận soát xét cần quan tâm đến các bút toán điều chỉnh được lập và các vấn đề bất thường trong BCTC của công ty khách hàng.

Sau đó, Ban Giám đốc thực hiện việc soát xét lại lần cuối cùng để đảm bảo các BCKT phát hành tránh được rủi ro.

2.1.5. Quy trình kiểm toán BCTC chung do BDO thực hiện

2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức nhân sự cuộc kiểm toán

Trước mỗi cuộc kiểm toán, tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng khách hàng, Công ty TNHH Kiểm toán BDO sẽ có cách sắp xếp nhân sự và phân công nhiệm vụ riêng biệt, nhưng thông thường, trong một đoàn kiểm toán sẽ có từ 4 - 6 thành viên bao gồm Giám đốc Kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán, KTV và trợ lý KTV.

Giám đốc kiểm toán: Là người chịu trách nhiệm chung về cuộc kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán. Giám đốc kiểm toán trực tiếp liên lạc và giao nhiệm vụ cho chủ nhiệm kiểm toán.

Chủ nhiệm kiểm toán: Là người chịu trách nhiệm điều hành chung cuộc kiểm toán, lập và ký báo cáo kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán giao nhiệm vụ cho trưởng nhóm và giám sát trong suốt quá trình từ lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán nhằm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.

Trưởng nhóm kiểm toán: Thường là chủ nhiệm kiểm toán hoặc KTV có nhiều năm kinh nghiệm và có hiểu biết về đơn vị khách hàng. Trưởng nhóm có trách nhiệm chỉ huy toàn cuộc kiểm toán, tổng hợp kết quả làm việc của các thành viên khác trong nhóm cũng như ký tên và chịu trách nhiệm phát hành BCKT.

KTV: Nhóm kiểm toán thường có 1 đến 2 KTV tùy thuộc vào quy mô cuộc kiểm toán. Các KTV có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, thường được giao thực hiện các phần hành khó hơn và nhiệm vụ kèm cặp các trợ lý kiểm toán mới.

Trợ lý kiểm toán: Trong nhóm kiểm toán thường có 1 đến 2 trợ lý kiểm toán, có 1 hoặc 2 năm kinh nghiệm trong nghề. Trợ lý kiểm toán thường sẽ được giao kiểm toán các phần hành đơn giản. Trợ lý kiểm toán được các KTV và trưởng nhóm kiểm toán hướng dẫn trực tiếp.

Ngay khi bắt đầu cuộc kiểm toán, các thành viên trong nhóm sẽ được phân công nhiệm vụ, mức độ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn sẽ phụ thuộc vào năng lực, thế mạnh, kinh nghiệm của từng thành viên, phụ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của dịch vụ.

2.1.5.2. Phương pháp kiểm toán

Tại BDO, phương pháp tiếp cận kiểm toán được sử dụng là phương pháp định hướng rủi ro (risk-based approach), tức là KTV trước hết sẽ phải hiểu rõ về DN, lĩnh vực kinh doanh và môi trường kinh doanh của DN đó, từ đó xác định rủi ro có thể dẫn đến sai sót trên BCTC. Tiếp đến, KTV đánh giá rủi ro này trên cấp độ BCTC và cấp độ CSDL, cân nhắc các yếu tố như bản chất của rủi ro, các thủ tục KSNB thích hợp. Kết quả của việc đánh giá sẽ phân loại cuộc kiểm toán thành: Rủi ro có sai sót trọng yếu ở mức cao đòi hỏi có những thủ tục kiểm toán đặc biệt và rủi ro có sai sót trọng yếu ở mức độ bình thường có thể giải quyết bằng chương trình kiểm toán chuẩn. Sau khi đánh giá rủi ro, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán để đưa ra kết luận.

Phương pháp này đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm của các phương pháp tiếp cận truyền thống trước đó, đặc biệt là phương pháp này không chỉ chú trọng đến các rủi ro đơn thuần mà còn chú trọng đến các rủi ro kinh doanh. Sau khi đã xác định được rủi ro trọng yếu, KTV sẽ tập trung chú trọng hơn đến các phần hành, chu trình chứa rủi ro này vì vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho cuộc kiểm toán mà vẫn đảm bảo được chất lượng.

Ngoài ra, phương pháp tiếp cận của Công ty luôn đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận, các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISAs) và các chuẩn mực, quy định khác có liên quan.

2.1.5.3. Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO

thể, đối với BDO Việt Nam, quy trình kiểm toán vẫn thực hiện theo 3 giai đoạn với các thủ tục như chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành gồm: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.

2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán đối với khoản mục chi phí bán hàng vàchi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện

Mọi cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính luôn được tiến hành theo 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN cũng được tiến hành theo 3 giai đoạn trên.

2.2.1. Lập kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Đối với khoản mục CPBH và CPQLDN, lập kế hoạch kiểm toán sẽ giúp KTV thu thập được BCKT đầy đủ và có thích hợp làm cơ sở để đưa ra ý kiến xác đáng về khoản mục CPBH và CPQLDN trên Báo cáo tài chính, từ đó giúp các KTV hạn chế các sai sót và nâng cao hiệu quả công việc. Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN, KTV cần thực hiện những công việc như sau:

Thu thập thông tin về khách hàng

Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV sẽ tìm kiếm và thu thập thông tin về khách hàng, bao gồm: Lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm hoạt động kinh doanh, hệ thống kế toán, hệ thống KSNB,... Trên cơ sở hiểu biết đó, đưa ra đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát tại đơn vị được kiểm toán.

Để thu thập thông tin trong kiểm toán CPBH và CPQLDN, KTV thực hiện các công việc sau:

- Tìm hiểu các phương thức bán hàng: Bán hàng theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho, bán hàng theo hình thức chuyển hàng trực tiếp tại kho, bán hàng đại lý, bán lẻ hàng hóa, xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác sản phẩm, hàng hóa,... Nắm được các phương thức bán hàng của DN sẽ giúp KTV có được sự hiểu biết về hoạt động bán hàng nói chung cũng như các yếu tố chi phí cấu thành nên CPBH.

Tìm hiểu về chính sách bán hàng: Chính sách bán hàng quy định các yếu tố cơ bản như giá cả của từng mặt hàng; hình thức thanh toán; cách thức giao nhận hàng hóa; chính sách đổi trả hàng trong trường hợp hàng hóa bán ra không đúng quy cách; các chương trình chăm sóc khách hàng; chương trình giảm giá, khuyến mãi,... Việc tìm hiểu chính sách bán hàng của DN giúp KTV xác định được tính hợp lý của khoản mục CPBH với chính sách bán hàng của DN.

Tìm hiểu chính sách bảo hành sản phẩm: KTV cần tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chính sách bảo hành như danh mục những sản phẩm được bảo hành và không được bảo hành, thời hạn bảo hành, điều kiện để sản phẩm được bảo hành,... Tìm hiểu các chính sách khác: Chi trả lương và các khoản trích theo lương; chính sách phân bổ CCDC, NVL; chính sách quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ cho hoạt động bán hàng và quản lý DN.

Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng đối với CPBH và CPQLDN là bước công việc quan trọng KTV cần thực hiện khi kiểm toán khoản mục này không chỉ để xác định tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở xác định phạm vi kiểm toán, thời gian và bản chất các khảo sát cần thực hiện. Các công việc cần tiến hành bao gồm:

Môi trường kiểm soát: Phong cách làm việc của Ban giám đốc, khả năng kiểm soát hoạt động SXKD, quy định về quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí quản lý,.

Hệ thống kế toán: Hệ thống kế toán có hữu hiệu không, tức là: việc xác định và ghi sổ các nghiệp vụ về CPBH và CPQLDN là có thực; phản ánh các nghiệp vụ kịp thời, chính xác và đầy đủ; trình bày các nghiệp vụ CPBH và CPQLDN, các khoản liên quan chính xác trong BCTC.

Thủ tục kiểm soát: KTV kiểm tra và đánh giá mức độ đầy đủ, phù hợp của các quy chế kiểm soát CPBH và CPQLDN. KTV phải khẳng định được các quy chế này được xây dựng đúng theo các nguyên tắc: bất kiêm nhiệm, ủy quyền phê chuẩn, phân công phân nhiệm. KTV chú ý đến việc thực hiện thủ tục phê duyệt có đúng

chức năng hay không, việc phân công bố trí nhân sự trong các khâu liên quan đến phê duyệt- thực hiện, kế toán - thủ kho - thủ quỹ có đảm bảo sự độc lập cần thiết không.

Sau khi đã thu thập được các thông tin, KTV sẽ mô tả lại hệ thống KSNB của khách hàng và thực hiện đánh giá. KTV thường sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá về KSNB đối với khoản mục CPBH và CPQLDN.

KTV đối chiếu với các mục tiêu đã đề ra như ở trên để đánh giá RRKS. RRKS là khả năng trong đó các sai sót trọng yếu trong các thông tin được kiểm toán đã không được hệ thống KSNB ngăn ngừa, phát hiện, sửa chữa. Điều này phụ thuộc vào hệ thống KSNB: Trình độ, ý thức của Ban giám đốc, cụ thể là cơ cấu tổ chức, nhân sự, kiểm toán nội bộ, tính đầy đủ và hợp lý của các thủ tục kiểm soát.

Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Thủ tục phân tích bao gồm việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động quan trọng và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến. KTV thường áp dụng hai phương pháp phân tích là phân tích dọc và phân tích ngang.

- Phân tích ngang (Phân tích xu hướng): Phân tích dựa trên cơ sở so sánh các số liệu của cùng một chỉ tiêu trên BCTC:

+ So sánh số liệu CPBH và CPQLDN năm nay với năm trước hoặc giữa các kỳ với nhau, qua đó thấy được những biến động và tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để xem xét về tính hợp lý hay nghi ngờ về khả năng sai sót đối với biến động bất thường.

+ So sánh số liệu CPBH và CPQLDN của khách hàng với số liệu của ngành để nhận biết được sai sót nếu có, cụ thể, nếu số liệu của đơn vị kiểm toán có biến động quá lớn (hoặc quá nhỏ), hay trái chiều so với sự biến động của ngành thì KTV cần thiết phải đi sâu làm rõ.

Phân tích dọc (Phân tích tỷ suất): Phân tích dựa trên cơ sở so sánh tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu với CPBH và CPQLDN. Cụ thể, so sánh tỷ lệ CPBH và CPQLDN trong tổng doanh thu kỳ này so với kỳ trước.

Xác định mức trọng yếu

KTV dựa vào các thông tin đã thu thập được về lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm kinh doanh, đặc điểm hệ thống KSNB để làm cơ sở đưa ra kế hoạch kiểm toán phù hợp. Xác định mức trọng yếu nhằm mục đích:

Ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được. Xác định phạm vi kiểm toán cần tập trung.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của sai sót có thể xác định hoặc không xác định lên BCTC.

Sau khi KTV đã đánh giá rủi ro, KTV tiếp tục tiến hành xác định mức trọng yếu chung cho BCTC và mức trọng yếu thực hiện dựa vào rủi ro kiểm toán đã xác định bên trên và nhỏ hơn mức trọng yếu tổng thể. Quy định của BDO là tỷ lệ của mức trọng yếu thực hiện so với mức trọng yếu tổng thể từ 50% - 75%.

Một phần của tài liệu 559 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán do BOD thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42)