Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 559 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán do BOD thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 84)

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN nói riêng, cụ thể như sau:

a. Trong giai đoạn lập kế hoạch

Về thu thập thông tin khách hàng

Việc thu thập thông tin về khách hàng còn sơ sài. KTV mới chỉ thu thập các thông tin chung liên quan tới DN, dựa vào hồ sơ kiểm toán đã lưu trữ trước đó. Kiểm tra những biến động bất thường trong năm về tình hình hoạt động kinh doanh của DN, sự thay đổi cơ cấu tổ chức. Trong khi đó, chính sách nhà nước, các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung cũng như ảnh hưởng đến việc hạch toán CPBH và CPQLDN nói riêng chưa được quan tâm thu thập, điều này cũng phần nào gây khó khăn cho việc nhận định ban đầu những rủi ro có thể xảy ra. Khi được giao những phần hành riêng biệt, KTV mới chỉ quan tâm đến các yếu tố nội tại trong DN, không có mối liên hệ với đặc điểm riêng biệt tại DN. Điều này dẫn đến trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ thực hiện theo quy trình chuẩn công ty hướng dẫn mà không có sự phán đoán linh hoạt nên mất thời gian, công sức mà vẫn không loại bỏ được những sai sót, gian lận trọng yếu.

Về việc tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

Mặc dù BDO đã xây dựng một hệ thống bảng hỏi đánh giá KSNB để áp dụng đối với khoản mục CPBH và CPQLDN nói riêng cũng như các khoản mục khác nói chung. Tuy nhiên, các câu hỏi được ghi trong bảng hỏi đều có dạng câu

hỏi đóng, ngoài các thông tin được hỏi thì KTV không thu được gì thêm các vấn đề khác ngoài thông tin được đề cập đến trong bảng câu hỏi này. Do mỗi khách hàng có đặc điểm riêng về loại hình, quy mô, lĩnh vực kinh doanh... nên nếu chỉ sử dụng bảng câu hỏi thì sẽ không thật sự phù hợp, dẫn đến cái nhìn phiếm diện, không thấy hết được những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống KSNB.

Về thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

KTV thường tính toán sự biến động của chỉ tiêu chi phí, doanh thu, tỷ lệ chi phí trên doanh thu năm nay so với năm trước. Thủ tục phân tích này chưa có sự so sánh với số liệu của ngành. Như vậy, KTV chưa thể bao quát hết tình hình để đưa ra đánh giá ban đầu.

b. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán KTV có đề cập đến thủ tục khảo sát kiểm soát, tuy nhiên trên thực tế KTV không sử dụng thủ tục khảo sát kiểm soát mà tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản. Việc không sử dụng thủ tục khảo sát KSNB dẫn tới KTV không thể đánh giá được đầy đủ sự vận hành của KSNB, không bao quát được được hết các sai sót, điều đó dẫn tới việc xác định phạm vi kiểm toán và thiết kế các thử nghiệm cơ bản không phù hợp hoặc phải thực hiện thử nghiệm cơ bản nhiều hơn, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của cuộc kiểm toán.

Về việc thực hiện thủ tục phân tích

Đối với khoản mục CPBH và CPQLDN, KTV sử dụng các tỉ suất chi phí với doanh thu của DN, chưa có sự so sánh với các DN cùng quy mô trong ngành, gây khó khăn trong việc đánh giá đúng khả năng của khách hàng. Vì vậy, để thủ tục phân tích đem lại hiệu quả cao hơn, KTV nên sử dụng tài liệu thống kê bên ngoài của các DN có cùng quy mô trong ngành để kết hợp đối chiếu, so sánh với số liệu của khách hàng.

Các kỹ thuật phân tích được KTV sử dụng rất đơn giản chủ yếu là phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất. Dựa vào bảng phân tích, KTV nhận thấy được sự biến động năm nay so với năm trước, kỳ này so với kỳ trước rồi từ đó đi sâu tìm hiểu những biến động lớn, phỏng vấn và yêu cầu giải thích, vì vậy KTV rất có thể

sẽ bỏ qua những biến động nhỏ, điều này dẫn tới nguy cơ làm xuất hiện một số rủi ro kiểm toán. Bên cạnh đó, việc phân tích này không giúp KTV thấy được sự biến động đặt chung trong cùng một ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh. Do đó, kết quả thu được từ thủ tục phân tích này là thấp, và không có nhiều hiệu quả.

* Về kiểm toán chi tiết

Việc chọn các mẫu nghiệp vụ để thực hiện kiểm tra chi tiết được tiến hành tùy theo phán đoán của KTV nên có thể dẫn đến bỏ sót nhiều sai sót mà đơn vị cố tình che giấu, chứa đựng rủi ro cao có thể dẫn đến sai lầm khi kiểm toán. Nhất là với các khách hàng quen thuộc, các KTV ít kinh nghiệm thường mang nặng ý chí chủ quan, tập trung thủ tục kiểm toán vào các sai sót cố hữu của đơn vị phát hiện được từ cuộc kiểm toán trước, từ đó mà bỏ quên các sai sót khác có thể xảy ra.

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn kiểm toán, KTV không thực hiện xác định lại mức trọng yếu đã được xác lập ở giai đoạn lập kế hoạch do KTV không đánh giá lại rủi ro sau khi lập kế hoạch. Hạn chế này nhiều khi sẽ dẫn đến việc đưa ra những điều chỉnh các sai sót chưa thực sự phù hợp, bỏ qua các sai sót trọng yếu.

Việc tổng hợp các vấn đề phát sinh trong kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN còn sơ sài, chưa chi tiết, về quản lý và kiểm soát CPBH và CPQLDN đối với đơn vị còn chung chung. Các GTLV trình bày thiếu các nội dung theo yêu cầu. Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện soát xét công việc của KTV làm phần hành CPBH và CPQLDN nhưng việc soát xét còn chưa kỹ lưỡng, chủ yếu thông qua việc hỏi xem KTV đã làm những gì và thu được kết quả như thế nào, vì sao có được kết quả đó chứ chưa thực hiện lại thủ tục kiểm toán quan trọng để xem KTV có mắc sai sót gì trong quá trình tính toán, xử lý số liệu, phân tích và kiểm tra chi tiết hay không.

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Hệ thống luật và chuẩn mực kế toán, kiểm toán ở nước ta nhìn chung tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn rườm rà. Các thông tư, quyết định sửa đổi bổ sung lại thường phát hành cuối niên độ kế toán. Điều đó làm cho các KTV khi kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN nói riêng và các khoản mục khác nói chung thường bối rối và có khi bất đồng quan điểm giữa Công ty với khách hàng. Các văn bản về Thuế, Kế toán, Kiểm toán thường xuyên thay đổi cũng gây khó khăn cho việc cập nhật kiến thức cho các KTV.

về phía công ty kiểm toán

BDO bố trí lịch trình kiểm toán khá dày đặc nên tạo nhiều áp lực cho các KTV, khối lượng công việc lớn mà thời gian thực hiện ít. Chính sách lương, thưởng của Công ty chưa thực sự tốt để tạo động lực cho các KTV làm việc hiệu quả, chú trọng đến việc thực hiện kiểm toán một cách cẩn thận và tỉ mỉ hơn.

Trong mùa kiểm toán, với lịch trình công tác dày đặc KTV phải liên tục tới các khách hàng khác nhau. Khối lượng công việc lớn dẫn đến công tác yêu cầu khách hàng chuẩn bị tài liệu kiểm toán còn chưa được chú trọng. Do KTV mới chỉ chú trọng đến các thông tin bên trong đơn vị, trong khi các bước công việc khác cũng đòi hỏi nhiều thời gian. KTV phải cân nhắc việc phân bổ thời gian cho các bước công việc để đảm bảo tiến độ cuộc kiểm toán, hiệu quả của thủ tục đánh giá KSNB với chi phí và thời gian, việc đánh giá KSNB cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ của KTV.

về phía khách hàng

Một nguyên nhân khách quan nữa là do sự chậm chễ từ phía khách hàng, khách hàng chưa thực sự hợp tác trong việc cung cấp tài liệu kiểm toán. Ngoài ra, hiện nay các DN tại Việt Nam đã tiến hành xây dựng và áp dụng KSNB nhưng không phải DN nào cũng có một KSNB hoạt động có hiệu quả, do đó không phải với DN nào cũng có thể áp dụng thủ tục kiểm soát khi thực hiện kiểm toán.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CPBH VÀ CPQLDN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO

TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN BDO THỰC HIỆN 3.1. Định hướng phát triển Công ty TNHH Kiểm toán BDO

Công ty TNHH Kiểm toán BDO luôn đuổi theo định hướng: “Hiểu rõ khách hàng - làm việc hiệu quả - chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và các dịch vụ gia tăng khác.”

Ban điều hành luôn sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc, câu hỏi về chuyên môn nghề nghiệp của khách hàng của BDO, luôn sẵn sàng chia sẻ với các khách hàng của mình khi họ gặp khó khăn, vướng mắc trong công việc, luôn hỗ trợ các thông tin giải đáp về thuế, kế toán, tài chính và các quy định về luật pháp khác có liên quan như: Các thủ tục thanh lý, hợp nhất, mua bán, sáp nhập, giải thể DN; các quy định về luật chứng khoán, luật quản lý thuế, luật đầu tư, luật thương mại, luật phá sản, luật doanh nghiệp. BDO luôn nỗ lực mang lại cho khách hàng giá trị gia tăng nhiều nhất, hướng đến mục tiêu xứng đáng là người bạn đồng hành tin cậy của DN.

BDO luôn phấn đấu để trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán hàng đầu Việt Nam, được khách hàng yêu quý và xã hội tin cậy, có môi trường làm việc tốt cho nhân viên. Với đội ngũ lãnh đao có năng lực và tâm huyết, BDO đang ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, từng bước hoàn thiện chương trình kiểm toán, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả chương trình kiểm toán đó trong thực tế, thực hiện những bước đi vững chắc nhằm phát triển một thương hiệu uy tín, chất lượng đáp ứng tốt nhất sự tin tưởng và kỳ vọng của khách hàng.

Kiểm toán hiệu quả khoản mục CPBH và CPQLDN là một trong những tiền đề góp phần tạo lên uy tín, thành công cho BDO. Các khoản CPBH và CPQLDN là quan trọng, ảnh hưởng đến lợi nhuận, kết quả hoạt động kinh doanh của DN, nên việc hạch toán đầy đủ và hợp lý các khoản CPBH và CPQLDN trên BCTC vô cùng quan trọng đối với người sử dụng thông tin tài chính. Do vậy việc hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN là hết sức cần thiết.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán đối với khoản mục CPBH vàCPQLDN trong kiểm toán BCTC do Công ty BDO thực hiện CPQLDN trong kiểm toán BCTC do Công ty BDO thực hiện

Với từng giai đoạn sẽ có các giải pháp hoàn thiện cụ thể đối với từng điểm hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN. Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế còn tồn tại là do giới hạn về thời gian, chi phí cho cuộc kiểm toán và đáp ứng nhân lực phù hợp với quy mô, tính chất của từng hợp đồng kiểm toán.

3.2.1. Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch Hoàn thiện việc thu thập thông tin khách hàng

Việc thu thập thông tin khách hàng là rất quan trọng trong một cuộc kiểm toán. Do vậy, với các khách hàng lâu năm, KTV không nên chỉ xem xét hồ sơ chung và HSKT các năm trước. KTV cần phải tìm hiểu các thông tin liên quan khác như: thông tin về thị trường và đặc điểm khách hàng của đơn vị được kiểm toán, khả năng bán hàng của đơn vị, các thông tin liên quan đến các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận,... trung bình ngành. Mặt khác, việc thu thập thêm các thông tin về các DN trong cùng ngành cũng giúp KTV đánh giá được tình hình tài chính của khách hàng và vị trí trong ngành của khách hàng được kiểm toán.

Để đảm bảo hiệu quả của việc tìm hiểu thông tin về khách hàng, lịch trình kiểm toán nên được sắp xếp trước và thông báo cho các nhóm kiểm toán, từng thành viên trong nhóm để chủ động trong việc tìm hiểu thông tin khách hàng.

Công tác chuẩn bị tài liệu là thủ tục khá đơn giản và thường không được các KTV chú ý trong công tác chuẩn bị trước khi cuộc kiểm toán diễn ra. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt công việc này sẽ có tác dụng thiết thực đối với công việc của KTV cũng như chất lượng của cuộc kiểm toán. Các KTV cần có kế hoạch gửi bản yêu cầu cung cấp tài liệu cho phía khách hàng trước thời điểm cuộc kiểm toán bắt đầu đảm bảo để khách hàng có đủ thời gian chuẩn bị các tài liệu cần thiết, có thể nêu thứ tự ưu tiên các tài liệu quan trọng cần chuẩn bị trước. KTV cũng cần trao đổi với khách hàng để đề nghị khách hàng có kế hoạch nghiêm túc thực hiện công việc này. Hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

Việc đánh giá hệ thống KSNB là cơ sở quan trọng để xác định thời gian, quy mô và các thử nghiệm phù hợp được sử dụng trong cuộc kiểm toán. Hiện tại BDO đang sử dụng phương pháp bảng câu hỏi về hệ thống KSNB được thiết kế để thu thập thông tin về hệ thống KSNB của khách hàng. Nhưng cách áp dụng khá cứng nhắc, bảng câu hỏi được xây dựng sẵn cho khoản mục CPBH và CPQLDN đối với tất cả các khách hàng. Do đó với những khách hàng có đặc điểm kinh doanh đặc thù thì bảng câu hỏi này không có tác dụng nhiều. Vì thế, BDO nên tiến hành thiết kế các bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống KSNB phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, giúp KTV tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả cao hơn.

KTV nên sử dụng phương pháp lưu đồ, phương pháp này giúp KTV đưa ra những đánh giá chính xác hơn về các thủ tục kiểm soát áp dụng với các hoạt động của đơn vị và dễ dàng nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống KSNB của công ty. Việc sử dụng kết hợp bảng câu hỏi với lưu đồ hoặc với bảng tường thuật sẽ cung cấp cho KTV hình ảnh tối ưu về hệ thống KSNB, giúp KTV hiểu biết tốt hơn về hệ thống KSNB của khách hàng.

Hoàn thiện việc thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

KTV nên tìm hiểu sự biến động của thị trường, thực hiện phân tích và so sánh với số liệu chung của ngành và đối thủ cạnh tranh của khách hàng để có được cái nhìn tổng quan hơn.

3.2.2. Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toánKhảo sát về KSNB Khảo sát về KSNB

KTV nên đánh giá khảo sát KSNB trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Đối với các khách hàng có KSNB được đánh giá là mạnh và hiệu quả, các KTV cần thiết kế các kỹ thuật và thủ tục khảo sát cụ thể với những mẫu kiểm toán phù hợp. Đối với các khách hàng có KSNB được đánh giá ở mức trung bình hoặc yếu, các KTV có thể tổng hợp lại các thiếu sót của hệ thống KSNB từ đó tư vấn và hướng dẫn để khách hàng hoàn thiện hệ thống KSNB hơn sau mỗi cuộc kiểm toán. Đồng thời, dựa trên những thay đổi tích cực trong KSNB của khách hàng, KTV có thể sử

dụng các khảo sát về KSNB nhiều hơn để giảm bớt khối lượng của các khảo sát cơ bản trong cuộc kiểm toán niên độ sau.

Thực thiện thủ tục phân tích

Trong kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN tại BDO, KTV ngoài việc thực hiện phân tích ngang thì còn có thể so sánh số liệu của khách hàng với số liệu chung của ngành. Công việc này có thể được tiến hành đơn giản thông qua hệ thống trang web của các Bộ và các công ty. Đồng thời, KTV có thể phân tích mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và phi tài chính, căn cứ vào kết quả hoạt động kinh

Một phần của tài liệu 559 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán do BOD thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 84)