Tổng quan về logistics và ngành logistics

Một phần của tài liệu 830 những yếu tố ảnh hưởng đến mua bán sáp nhập doanh nghiệp (ma) trong ngành logistics tại việt nam (Trang 26)

5. Ket cấu của khóa luận

1.2. Tổng quan về logistics và ngành logistics

1.2.1. Khái niệm logistics

Trước khi đến với các định nghĩa mang tính học thuật, chúng ta có thể hiểu ngắn gọn: Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.

Sơ đồ 1.1 minh họa sự kết hợp của logistics đầu vào và đầu ra:

Quản lý cung ứng vật tư kỹ thuật Phân phối sản phẩm (inbound logistics) (outbound logistics)

Sơ đồ 1.1: Sự kết hợp của logistics đầu vào và đầu ra

Nguồn: vlr.vn

Hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics. Theo định nghĩa mới nhất về logistics của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP) thì logistics là: “Một phần của chuỗi cung ứng với nhiệm vụ lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát lưu lượng và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ hiệu quả, đồng thời nắm bắt các thông tin liên quan giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sự linh hoạt của logistics góp phần quan trọng cho việc đưa hàng hóa đi toàn cầu.”

Trong khi đó, Điều 233 Luật thương mại năm 2005 định nghĩa thuật ngữ logistics đầy đủ như sau: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn

khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

1.2.2. Các loại hình logistics

Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp ta có các mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) như sau:

- Logistics bên thứ nhất (1PL - First Party Logistics): Người chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo đó, chủ hàng phải đầu tư vào các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. 1PL mở rộng quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cần thiết để quản lý và vận hành hoạt động logistics.

- Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong

chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh

toán,...) để

đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này

bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các

công ty

kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán,.

- Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): Người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng,

ví dụ

như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận

chuyển nội

địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển

hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải,... 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

- Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Party Logistics): Hình thức này phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL

là các

3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện

tử.

Căn cứ vào quá trình thực hiện dịch vụ logistics, logistics được chia thành 3 loại: logistics đầu vào, logistics đầu ra và logistics ngược.

- Logistics đầu vào (inbound logistics): Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn.) một cách tối ưu cả về vị trí,

thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.

- Logistics đầu ra (outbound logistics): Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian

và chi

phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

- Logistics ngược (reverse logistics): Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản

xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.

Căn cứ vào đối tượng hàng hóa, logistics được chia thành 6 loại: logistics hàng tiêu dùng nhanh, logistics ngành ô tô, logistics hóa chất, logistics hàng điện tử, logistics dầu khí và logistics dành cho thương mại điện tử.

- Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics): Là hoạt động logistics phục vụ cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như: quần áo, giày

- Logistics hàng điện tử (electronic logistics): Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hàng điện tử.

- Logistics dầu khí (petroleum logistics): Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành dầu khí

- Logistics dành cho hàng thương mại điện tử (e-logistics): Là hoạt động logistics phục vụ cho hàng hóa được mua bán bởi phương thức trực tuyến.

1.2.3. Vai trò của logistics

Hoạt động của logistics cơ bản bao gồm: Nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng .

Các dịch vụ của logistics bao gồm: Dịch vụ vận tải, dịch vụ kiểm tra và phân tích kĩ thuật, dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng và một số dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Hiện nay, dịch vụ logistics đã ảnh hưởng đến nền kinh tế các quốc gia do tính tác động trực tiếp đến hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong xã hội. Không chỉ thế, dịch vụ logistics còn là công đoạn không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất, kinh doanh nào. Các công ty logistics hiện hữu ở khắp mọi nơi như Vinatrans, Sotrans,... ở Việt Nam và trên thế giới như TNT, DHN, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics.

1.3. Vai trò của hoạt động M&A đối với ngành logistics 1.3.1. Mở rộng quy mô hoạt động

Theo Andrade, Stafford (2004), M&A là một phương tiện đáp ứng triển vọng tăng trưởng, có thể thay thế cho việc đầu tư nội bộ. Sau khi thực hiện M&A, các doanh nghiệp logistics có thể xây dựng quy mô và mạng lưới hoạt động rộng hơn so với thời điểm hoạt động độc lập. Như các khái niệm về logistics đã được

phân tích trước đó, logistics là một chuỗi các hoạt động gắn kết với nhau từ điểm đầu vào đến đầu ra của quá trình buôn bán quốc tế. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp logistics đều có thể đảm nhiệm hết tất cả các khâu trong chuỗi logistics, do đó, M&A sẽ giúp hình thành các tổ chức với quy mô lớn hơn và có thể vận hành nhiều hoạt động logistics hơn. Theo Nghị định 163/2017/NĐ-CP, tại Việt Nam, có đến 17 loại hình kinh doanh dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, các doanh nghiệp logistics chiếm đa số ở quy mô vừa và nhỏ, chỉ hoạt động tại một thị trường nhất định. Do đó, M&A là một hình thức đầu tư cần thiết để các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội phát triển mạng lưới hoạt động của mình. Bên cạnh đó, M&A còn giúp các doanh nghiệp logistics cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng như kho bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị,... Đây đều là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

1.3.2. Đa dạng hóa loại hình và tăng chất lượng dịch vụ

Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp logistics chỉ tập trung khai thác các mảng nhỏ trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics, mà hình thức phổ biến nhất là hình thức giao nhận vận tải. Các doanh nghiệp cần phát triển thêm các dịch vụ đa dạng như giao nhận hàng không, giao nhận hàng hải, gom hàng nhanh, quản lí đơn hàng,. Do các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam còn ở quy mô nhỏ, năng lực hạn chế nên trong thời gian tới, cần tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để có thể cung ứng dịch vụ logistics đầy đủ hơn theo một quy trình chuẩn. Vì vậy, M&A là một giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp đa dạng hóa và tăng chất lượng dịch vụ.

1.3.3. Tăng khả năng cạnh tranh

Một là, M&A giúp các doanh nghiệp logistics tăng thị phần trong ngành, giảm bớt đối thủ cạnh tranh. Thị trường logistics hiện nay đang ngày càng phát triển, tuy nhiên phần lớn thị phần lại nằm trong tay các tập đoàn lớn, những doanh nghiệp còn lại đều phải nỗ lực để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. M&A

Tên nghiên cứu - Năm phát hành Tên tác giả - Phương pháp

Nội dung chính Ưu điểm Hạn chế

sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt sự cạnh tranh khi một doanh nghiệp tiến hành sáp nhập với chính đối thủ của mình. Sự hợp nhất giữa hai doanh nghiệp sẽ khiến các nguồn lực gia tăng, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các thương vụ M&A theo chiều dọc.

Hai là, M&A sẽ là quá trình giúp doanh nghiệp tiếp cận và khai thác được nhiều nhóm khách hàng hơn. Đối với các thương vụ M&A theo chiều ngang, doanh nghiệp logistics sẽ có thêm nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng những dịch vụ mà trước đây doanh nghiệp chưa cung cấp.

Ba là, M&A sẽ giúp giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau M&A có thể tận dụng cơ sở hạ tầng, mạng lưới, phương tiện vận chuyển của đối tác ở một thị trường khác, không cần những chi phí phát sinh cho việc mở rộng thị trường.

Bốn là, M&A để gia tăng sức mạnh cho doanh nghiệp trong thời điểm bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) chỉ ra rằng, các doanh nghiệp logistics Việt đang bị giảm 10 - 30% doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí có doanh nghiệp giảm tới 50% doanh thu bởi tác động tiêu cực từ đại dịch.

Theo ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch của VLA, dưới tác động của đại dịch nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động nên lượng hàng hóa cần lưu chuyển ít đi dẫn đến việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung ứng cũng giảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt.

Ông Russell Reed - Giám đốc điều hành UPS Việt Nam & Thái Lan - cũng thừa nhận rằng, thách thức lớn nhất hiện nay từ góc độ logistics chính là chuỗi cung ứng hiện đang gặp gián đoạn. Hàng hóa lưu kho bị chậm trễ và thiếu hụt cũng như việc cắt giảm lượt vận chuyển khiến các doanh nghiệp phải cấp tốc tìm nguồn cung ứng thay thế và những giải pháp khác để vận chuyển hàng hóa.

18

“Có đến 83% số công ty trong chuỗi giá trị vật chất tại Việt Nam đã gặp phải vấn đề về nguồn cung do tác động của đại dịch. Điều này không nằm ngoài dự đoán vì cả ba đối tác kinh doanh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã chịu ảnh hưởng của đại dịch ở các mức độ khác nhau”, ông Russell Reed cho biết. Trước những áp lực này, khá nhiều doanh nghiệp logistics đã đi đến phương án M&A để tăng năng lực cạnh tranh.

1.4. Một số nghiên cứu thực nghiệm

Nhìn chung, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu chính xác về những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong ngành logistics mà chỉ có những nghiên cứu liên quan đến thực trạng, giải pháp,... của M&A nói chung cũng như M&A trong ngành logistics nói riêng và đây đa phần là các nghiên cứu định tính. Bảng 1.2 tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến đề tài M&A hoặc M&A trong lĩnh vực logistics.

Bảng 1.2: Tóm tắt các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài M&A trong ngành logistics

Impacts of international mergers and acquisitions on the logistics operations of manufacturing companies - 2005 Lotta Hakkinen - định tính và định lượng

Thảo luận về các khía cạnh sáng tạo giá trị của M&A quốc tế và giải quyết các vấn đề về tái triển khai nguồn lực và chuyển giao năng lực liên quan đến hoạt động hậu cần của các công ty sản xuất thông qua sáu thương vụ M&A theo chiều ngang được thực hiện

Các kết quả của nghiên cứu đã cung cấp một nền tảng tốt cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này. Dữ liệu thực nghiệm được thu thập cho nghiên cứu khá hẹp.

bởi các công ty sản xuất Phần Lan trong giai đoạn 1998- 2001. Customer and competitor responses to mergers and acquisitions - 2012 Junichi Kato và Richard Schoenberg - định lượng

Thực hiện một cuộc điều tra thực nghiệm về phản ứng của khách hàng và đối thủ cạnh tranh với hoạt động M&A của doanh nghiệp, sử dụng dữ liệu thu được trực tiếp từ các khách hàng. Kết luận được sự phản hồi của khách hàng và đối thủ cạnh tranh có khả năng ảnh hưởng đến kết quả của thương vụ M&A. Chưa đề cập đến các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến phản hồi của họ. Mergers and Acquisitions in shipping - 2014 George Alexandrou, Dimitrios Gounopoulo s và Hardy M. Thomas - định tính

Dựa trên những tài liệu chung về M&A để xây dựng những giả thuyết liên quan đến lợi ích của các cổ đông bên mua lại. Đưa ra được các lý thuyết về giá trị gia tăng, giá trị tập trung và những yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến lợi nhuận của các cổ đông trong doanh nghiệp vận tải sau khi M&A.

Mới chỉ tập trung đến những vấn đề về tài chính và lợi ích của bên mua lại mà chưa đi vào phân tích những tác động khác của cả bên mua lại và bị mua lại.

hiện có hiệu quả hoạt động M&A các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam - 2013 Hường - định tính

M&A, diễn biến một số thương vụ thực tế tại Việt Nam như DHL Express Việt Nam và VNPT, Maesk Logistics và Damco, đồng thời đánh giá ưu và nhược điểm trong hoạt động M&A tại Việt Nam.

được các giải pháp vi mô và vĩ mô để nâng cao hiệu quả trong hoạt động M&A. mới chỉ xuất phát từ các thương vụ trong nước, chưa xây dựng được bài học kinh nghiệm từ các thị trường thế giới. Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam - 2019 Bùi Bích Thủy - định tính

Trình bày các lý luận cơ bản về M&A, M&A trong logistics, cũng như lợi ích của M&A đối với doanh nghiệp. Thông qua phân tích thực trạng về hoạt động M&A trên thế giới và những thương vụ tiêu biểu để rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp logistics tại thị trường Việt Nam và đưa ra dự báo xu hướng M&A ngành logistics tại Việt Nam trong tương lai. Từ đó đề xuất các giải pháp áp dụng bài học kinh nghiệm về hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam. Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến M&A một cách rõ ràng và phân tích cụ thể xu hướng M&A trong ngành logistics trên thế giới. Giải pháp được đề xuất chưa mang tính lượng hóa cho một doanh nghiệp hay lĩnh vực cụ thể cũng như thiếu các số liệu thống kê về hoạt động

Một phần của tài liệu 830 những yếu tố ảnh hưởng đến mua bán sáp nhập doanh nghiệp (ma) trong ngành logistics tại việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w