5. Ket cấu của khóa luận
1.3.3. Tăng khả năng cạnh tranh
Một là, M&A giúp các doanh nghiệp logistics tăng thị phần trong ngành, giảm bớt đối thủ cạnh tranh. Thị trường logistics hiện nay đang ngày càng phát triển, tuy nhiên phần lớn thị phần lại nằm trong tay các tập đoàn lớn, những doanh nghiệp còn lại đều phải nỗ lực để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. M&A
Tên nghiên cứu - Năm phát hành Tên tác giả - Phương pháp
Nội dung chính Ưu điểm Hạn chế
sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt sự cạnh tranh khi một doanh nghiệp tiến hành sáp nhập với chính đối thủ của mình. Sự hợp nhất giữa hai doanh nghiệp sẽ khiến các nguồn lực gia tăng, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các thương vụ M&A theo chiều dọc.
Hai là, M&A sẽ là quá trình giúp doanh nghiệp tiếp cận và khai thác được nhiều nhóm khách hàng hơn. Đối với các thương vụ M&A theo chiều ngang, doanh nghiệp logistics sẽ có thêm nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng những dịch vụ mà trước đây doanh nghiệp chưa cung cấp.
Ba là, M&A sẽ giúp giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau M&A có thể tận dụng cơ sở hạ tầng, mạng lưới, phương tiện vận chuyển của đối tác ở một thị trường khác, không cần những chi phí phát sinh cho việc mở rộng thị trường.
Bốn là, M&A để gia tăng sức mạnh cho doanh nghiệp trong thời điểm bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) chỉ ra rằng, các doanh nghiệp logistics Việt đang bị giảm 10 - 30% doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí có doanh nghiệp giảm tới 50% doanh thu bởi tác động tiêu cực từ đại dịch.
Theo ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch của VLA, dưới tác động của đại dịch nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động nên lượng hàng hóa cần lưu chuyển ít đi dẫn đến việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung ứng cũng giảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt.
Ông Russell Reed - Giám đốc điều hành UPS Việt Nam & Thái Lan - cũng thừa nhận rằng, thách thức lớn nhất hiện nay từ góc độ logistics chính là chuỗi cung ứng hiện đang gặp gián đoạn. Hàng hóa lưu kho bị chậm trễ và thiếu hụt cũng như việc cắt giảm lượt vận chuyển khiến các doanh nghiệp phải cấp tốc tìm nguồn cung ứng thay thế và những giải pháp khác để vận chuyển hàng hóa.
18
“Có đến 83% số công ty trong chuỗi giá trị vật chất tại Việt Nam đã gặp phải vấn đề về nguồn cung do tác động của đại dịch. Điều này không nằm ngoài dự đoán vì cả ba đối tác kinh doanh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã chịu ảnh hưởng của đại dịch ở các mức độ khác nhau”, ông Russell Reed cho biết. Trước những áp lực này, khá nhiều doanh nghiệp logistics đã đi đến phương án M&A để tăng năng lực cạnh tranh.