5. Ket cấu của khóa luận
3.1.3. Một số thương vụ M&A tiêu biểu trong ngành logistics tại Việt Nam
giai đoạn 2019-2020
Thị trường logistics tại Việt Nam ngày càng sôi động với những thương vụ M&A khủng khi mà các tên tuổi ngoại như Nhật Bản, Hàn Quốc,... đang áp đảo với lợi thế về tài chính và công nghệ cùng hàng loạt chiến lược bành trướng và thâu tóm. Giai đoạn 2019 - 2020, thị trường logistics Việt Nam đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A đình đám diễn ra. Sau đây là một số thương vụ tiêu biểu.
• Symphony và Indo Trần (2019)
Năm 2019, CTCP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (Indo Trans Logistics Corporation - ITL Corp) nổi lên như một “hiện tượng mới” của ngành logistics khi nắm giữ thị phần lớn tại Việt Nam và hoạt động mạnh mẽ ở khu vực
Đông Nam Á. ITL Corp được thành lập năm 1999, là một trong những công ty logistics hàng đầu với mạng lưới rộng khắp Việt Nam và mở rộng sang cả Campuchia, Lào, Thái Lan,... với hơn 1.800 nhân viên. ITL Corp cung cấp nhiều dịch vụ như: vận tải quốc tế, logistics tổng hợp, chuyển phát nhanh, kho bãi,. với hệ thống đạt chuẩn quốc tế. Trong khi đó, Symphony International Holdings (Singapore) là tập đoàn đầu tư hàng đầu tại khu vực Châu Á. Hơn 35 năm qua, Symphony không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đơn vị cung ứng độc quyền trong khu vực thông qua các cá nhân, tổ chức trong hệ thống.
Vào tháng 7 năm 2019, tập đoàn Symphony International Holdings đã mua lại 28,57% cổ phần của ITL từ Singapore Post. Ước tính giá trị của thương vụ trong khoảng 42,6 triệu USD và giá trị của công ty sau sáp nhập sẽ ở mức xấp xỉ 150 triệu USD. Giám đốc Symphony, ông Anil Thadani cho biết: “Chiến lược của ITL rất phù hợp với chiến lược của chúng tôi, tức đầu tư vào các doanh nghiệp được hưởng lợi khi tầng lớp trung lưu đang gia tăng ở châu Á. Chúng tôi đã xem xét một số cơ hội tại Việt Nam trong những năm qua, và ITL đáp ứng các tiêu chí chúng tôi muốn đầu tư với đội ngũ quản lý mạnh cũng như có vị thế, hệ thống hưởng lợi trực tiếp từ sự tăng trưởng trong khu vực”. Thương vụ hợp tác giữa ITL và Symphony được kỳ vọng sẽ tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ ở Việt Nam và toàn khu vực Đông Dương.
• SSJ Consulting - Gemadept (2019)
Ngày 2/7/2019, Công ty TNHH SSJ Consulting (công ty con của Sumitomo - Nhật Bản) đã đăng ký mua gần 29,7 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Gemadept (HOSE:GMD), tương ứng tỷ lệ 10% vốn. Sau khi hoàn tất giao dịch, SSJ Consulting trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại Gemadept sau Vietnam Investments Fund II, L.P (sở hữu 29,55% vốn). Động thái mua vào cổ phần Gemadept của SSJ Consulting Việt Nam diễn ra trong bối cảnh ngành cảng biển Việt Nam đang được đánh giá là giàu tiềm năng tăng trưởng. Sau khi tham gia Gemadept, SSJ Consulting được kỳ vọng có thể sẽ đem đến cho doanh nghiệp này một hơi thở mới mang phong cách Nhật Bản.
Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số phiếu hợp lệ Tỷ lệ đạt
50 21 19 38%
• Ryobi - Transimex (2020)
CTCP Logistics Quốc tế Ryobi Việt Nam là thành viên của Tập đoàn Ryobi Holding, được thành lập từ tháng 9/2014 với ngành nghề chính là dịch vụ kho bãi. Công ty định hướng tập trung mở rộng chuỗi kho lạnh ở các nước khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Về phần Transimex, công ty được thành lập vào năm 1983, tiền thân là Công ty Kho vận Giao nhận Ngoại thương. Đến năm 2000, Transimex chính thức chuyển thành công ty cổ phần và tháng 8 cùng năm bắt đầu giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán (HOSE: TMS).
Ngày Ryobi đã mua vào gần 17 triệu cổ phần TMS, thay thế Casco và chính thức trở thành cổ đông lớn của TMS với tỷ lệ nắm giữ hơn 24% vốn. Động thái mua vốn Transimex lần này có thể xem là một trong những kế hoạch M&A nhằm mở rộng kinh doanh tại Việt Nam của nhà đầu tư Nhật Bản.
• Indo Trần - CTCP Kho vận Miền Nam (2020)
CTCP Kho vận Miền Nam (Sotrans, HOSE: STG) tiền thân là Công ty Kho vận Cấp 1 được thành lập ngày 14/10/1975 sở hữu hệ thống kho và vận chuyển chủ lực của ngành thương mại. Từ năm 2007, STG đã chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Trải qua 6 đợt tăng vốn, vốn điều lệ của STG đã gấp 19 lần so với số vốn ban đầu, tăng từ 51 tỷ đồng (năm 2007) lên 983 tỷ đồng (năm 2019). Lĩnh vực hoạt động chính của STG là vận tải hàng hóa đường thủy nội địa, kinh doanh kho bãi, khai thác cảng, dịch vụ logistics,... STG có hệ thống đại lý ở hàng trăm quốc gia trên toàn cầu, tập trung vào các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,...
Ngay lúc Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex, HOSE: GEX) vừa rút vốn khỏi mảng logistics, CTCP Giao nhận và vận chuyển Indo Trần (ITL) - cổ đông lớn thứ 2 của STG đã nhảy vào thâu tóm toàn bộ doanh nghiệp này. Sau khi nhận quyền sở hữu cổ phiếu STG từ Gelex qua VSD vào 19/8/2020, ITL chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại STG lên 97%, tương đương hơn 95 triệu cổ phiếu. Được biết, ITL đã xây dựng nền móng cho việc nâng sở hữu tại STG từ tháng 9/2015 và đã theo đuổi mục tiêu này trong suốt 5 năm qua. “Việc ITL Corp mua sáp nhập
Sotrans Group sẽ hoàn thiện mảnh ghép hoàn hảo trong việc tận dụng năng lực của một doanh nghiệp đứng đầu về thị trường hàng không với một doanh nghiệp dẫn đầu về cảng và ICD. Sự kết hợp của hai doanh nghiệp này sẽ mang lại cho các khách hàng của cả hai công ty các lợi ích thiết thực và giá trị gia tăng thông qua các dịch vụ logistics tích hợp, đa dạng và tối ưu về mặt chi phí.”, ông Đặng Doãn Kiên, phó Chủ tịch phụ trách Khối Đầu tư của ITL cho biết.