5. Ket cấu của khóa luận
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Đầu tiên, tác giả thiết kế bảng khảo sát dựa trên những hiểu biết của bản thân kết hợp với nhận định của các chuyên gia như đã đề cập ở phần 2.1. Bảng khảo sát được chia làm 3 phần như sau (Chi tiết nội dung các câu hỏi khảo sát được trình bày ở Phụ lục 1):
Phần 1: Thông tin của người tham gia khảo sát: 5 câu. Phần 2: Thông tin của doanh nghiệp được khảo sát: 5 câu.
Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong ngành logistics tại Việt Nam: 5 câu.
Tiếp theo, tác giả tiến hành chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản bằng cách lập một danh sách các đơn vị của tổng thể cần nghiên cứu, được sắp xếp theo vần ABC. Danh sách này được gọi là khung lấy mẫu hay dàn chọn mẫu (sampling frame). Sau khi có khung lấy mẫu, tác giả thực hiện lấy
đơn vị mẫu ra bằng cách bốc thăm số ngẫu nhiên. Với thời gian nghiên cứu hạn chế và kinh phí hạn hẹp, số đơn vị mẫu ngẫu nhiên mà tác giả xác định nằm trong khoảng từ 50 đến 100 công ty logistics ở miền Bắc. Kết quả bốc thăm sau đó là 50 công ty.
Trong khoảng thời gian 1 tuần, tác giả đã tiến hành khảo sát các công ty logistics ở miền Bắc, chủ yếu là ở Hà Nội. Do tình hình dịch bệnh nên quá trình thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn vì các công ty từ chối gặp mặt trực tiếp. Thông tin nghiên cứu được thu thập dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp, cụ thể là:
- Khảo sát trực tiếp trên phiếu điều tra đối với các công ty đồng ý gặp trực tiếp, các công ty trong phạm vi gần.
- Khảo sát gián tiếp bằng cách gửi link Google Form qua email và gọi điện thoại đối với các đối tượng còn lại.
Công ty được phỏng vấn và khảo sát thuộc các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đối tượng được lựa chọn phỏng vấn là những nhà quản lý với cấp bậc khác nhau trong công ty như: giám đốc điều hành, quản lý kinh doanh, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh, quản lý dịch vụ khách Iiang,... (Thông tin của các công ty và các đối tượng tham gia khảo sát được trình bày ở Phụ lục 2).
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU