Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong ngành logistics

Một phần của tài liệu 830 những yếu tố ảnh hưởng đến mua bán sáp nhập doanh nghiệp (ma) trong ngành logistics tại việt nam (Trang 48 - 76)

5. Ket cấu của khóa luận

3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong ngành logistics

tại Việt Nam qua số liệu sơ cấp

3.2.1. Kết quả khảo sát

Sau 1 tuần thực hiện khảo sát, số phiếu tác giả thu được và số phiếu đủ điều kiện đưa vào xử lý được mô tả trong bảng 3.2 dưới đây:

Để kết quả cuộc khảo sát được minh bạch và khách quan, tác giả đã cố gắng tiếp cận các đối tượng đảm nhận những chức vụ khác nhau, làm việc ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong ngành logistics để thu thập ý kiến. Biểu đồ 3.8 thể hiện tỷ lệ chức vụ của những người tham gia khảo sát. Có thể thấy thành phần tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ lớn nhất là các nhân viên với 35,7%, các lãnh đạo cấp cao như chủ tịch, tổng giám đốc,... cũng chiếm tỷ lệ lớn với 35,6%, tiếp theo là bộ phận quản lý (21,4%) và trưởng phòng (7,1%). Sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao góp phần làm tăng độ tin cậy cho kết quả khảo sát.

■Nhân viên "Quan lý "Lãnh đạo cấp cao ■Trưởng phòng

Biểu đồ 3.8: Chức vụ của người tham gia khảo sát

Các loại hình doanh nghiệp được khảo sát rất đa dạng với đầy đủ cả 5 loại hình doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam. Trong đó, công ty cổ phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 55,6%. Tiếp theo là công ty tư nhân (22,2%), công ty liên doanh nước ngoài (11,1%) và còn lại là công ty TNHH và cơ quan QLNN cùng chiếm 5,6% (biểu đồ 3.9). Khoảng 63,2% các doanh nghiệp tham gia khảo sát là các công ty lâu đời, với trên 1 thập kỷ hoạt động (biểu đồ 3.10).

■ Công ty tư nhân

■Công ty cổ phần

■ Công ty liên doanh nước ngoài ■ Công ty TNHH ■ Cơ quan QLNN

Biểu đồ 3.9: Loại hình của doanh nghiệp tham gia khảo sát

■ Trên 10 năm β5-10 năm ■Dưới 5 năm

Biểu đồ 3.10: Thời gian doanh nghiệp hoạt động

Đa phần các doanh nghiệp Iogisitics đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong biểu đồ

3.11 và 3.12, khi mà các doanh nghiệp có trên 100 lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất với 38,9%, sau đó đến các doanh nghiệp có từ 10-50 lao động (33,3%); 51 - 100 lao động (11,1%), trong khi 33,3% tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ở mức trên 100 tỷ đồng; 27,8% ở mức 3 - 20 tỷ đồng và 16,7% ở mức dưới 3 tỷ đồng.

5,60% 5,60%

■ Dưới 10 người -10 - 50 người -51 - 100 người ■ Trên 100 người ■ Trên 1000 người ■ Trên 3000 người

Biểu đồ 3.11: Số lao động của doanh nghiệp hiện tại

5,60%

■ Dưới 3 tỷ VND «3 - 20 tỷ VND «21 - 100 tỷ VND

Biểu đồ 3.12: Tổng vốn kinh doanh trung bình của doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020

Biểu đồ 3.13 thể hiện tỷ trọng của các dịch vụ logistics mà các công ty được khảo sát đang cung cấp. Trong số gần 20 dịch vụ được liệt kê trong bảng hỏi, dịch vụ được đông đảo các công ty cung cấp nhất là dịch vụ vận tải đường bộ và dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa với 72,2%. Một số dịch vụ phổ biến khác là dịch vụ vận tải đa phương thức (61,1%); dịch vụ đại lý làm hải quan (55,6%) và dịch vụ đại lý vận tải (50%).

Biểu đồ 3.13: Các dịch vụ logistics mà công ty đang cung cấp

Dù đã có những bước tăng trưởng đáng kể trong những năm trở lại đây nhưng thực tế thì M&A trong ngành logistics chưa được quan tâm nhiều tại Việt Nam. Có đến 50% những người tham gia khảo sát nói rằng họ chưa quan tâm đến hoạt động M&A trong khi 11,1% bày tỏ sự hứng thú với hoạt động này. 16,7% có tham gia vào các hoạt động đầu tư như tham gia góp vốn với các doanh nghiệp logistics có thế mạnh về tài chính, quản trị, thương hiệu hay nhận vốn từ quỹ đầu tư. Chỉ có 22,2% xác nhận doanh nghiệp của họ đã thực hiện những hoạt động liên quan đến M&A.

■ Sáp nhập, hợp nhất ■Mua bán DN ■ Chưa quan tâm

■ Quan tâm ■ Tham gia góp vốn ■ Nhận vốn từ quỹ đầu tư

Biểu đồ 3.14: Mức độ quan tâm/tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động M&A

Biểu đồ 3.15 đánh giá vai trò của hoạt động M&A đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics trên một số tiêu chí như: tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện tình hình tài chính,... Nhìn chung, hầu như các cá nhân tham gia khảo sát đều công nhận tầm quan trọng của M&A trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi tỷ lệ lựa chọn “không quan trọng” và “quan trọng ít” rất thấp, chỉ dưới 10% đối với mỗi mức độ, số còn lại đồng tình rằng các lợi ích mà M&A mang lại có vai trò “quan trọng” đến “rất quan trọng”. Cụ thể hơn, đối với tiêu chí “tăng khả năng cạnh tranh”, hơn 1 nửa số người tham gia khảo sát nhận định nó “quan trọng”. Các tiêu chí được đa phần mọi người đánh giá là “quan trọng nhiều” bao gồm: cung cấp dịch vụ logistics đa dạng và chuyên nghiệp hơn (64%); gia tăng thị phần trên thị trường (47%) và cải thiện tình hình tài chính (47%). Đặc biệt, tiêu chí có số người lựa chọn “rất quan trọng” nhiều nhất là “mở rộng quan hệ đối tác và khách hàng” với tỷ lệ là 35%. Không chỉ vậy, tỷ lệ những người cho rằng mở rộng quan hệ đối tác và khách hàng “quan trọng nhiều” cũng lên đến 35%.

70,00%

dạng và hàng nghiệp chuyên

nghiệp hơn

■Không quan trọng BQuan trọng ít BQuan trọng BQuan trọng nhiều BRat quan trọng

Biểu đồ 3.15: Vai trò của M&A trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Hai câu hỏi quan trọng nhất trong bảng khảo sát này là hai câu hỏi về các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc tiến hành M&A của doanh nghiệp logistics, tương ứng với biểu đồ 3.16 và 3.17. Ở biểu đồ 3.16, biểu đồ thống kê kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, ta có thể thấy các yếu tố có tỷ lệ người tham gia khảo sát cho là “ảnh hưởng nhiều” đến hoạt động M&A trong ngành logistics cao nhất là: sự tăng trưởng của nền kinh tế (76%); mức độ cạnh tranh trong ngành logistics (70%); sự phát triển của khoa học công nghệ (52%); tốc độ phát triển của ngành logistics (52%) và sự chấp nhận của khách hàng (52%). Là một vấn đề rất “nóng” trong thời điểm hiện tại, không ngạc nhiên khi yếu tố “ảnh hưởng của dịch COVID-19” có tỷ trọng “ảnh hưởng rất nhiều” cao nhất với 41%.

80%

logistics logistics

■ Không ảnh hưởng BẢnh hưởng ít BẢnh hưởng BẢnh hưởng nhiều BẢnh hưởng rất nhiều

Biểu đồ 3.16: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động M&A trong ngành logistics

Biểu đồ 3.17 thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong doanh nghiệp đến M&A trong ngành logistics. Dễ nhận thấy sự chênh lệch rõ rệt về tỷ trọng giữa mức độ “ảnh hưởng nhiều” với các mức độ còn lại, khi 100% các yếu tố đều có tỷ lệ cho là “ảnh hưởng nhiều” cao vượt trội, từ 50% số người tham gia khảo sát trở lên. Nổi bật nhất là yếu tố “năng lực của các thành viên tham gia M&A” có tỷ lệ “ảnh hưởng nhiều” lên tới 88%, tiếp theo là yếu tố “mức độ chia sẻ và trao đổi thông tin trong quá trình giao dịch M&A” với 76%; “uy tín và thương hiệu của đối tác” với 72%; “cách thức định giá tài sản và kế hoạch tài chính”, “khả năng quản lý rủi ro trong thương vụ M&A” với cùng 70%.

Yếu tố Tỷ lệ chấp nhận

Bên ngoài Sự tăng trưởng của nền kinh tế 88% Sự phát triển của khoa học công nghệ 88% Tốc độ phát triển của ngành logistics 94% Mức độ cạnh tranh trong ngành logistics 94% Anh hưởng của dịch COVID-19 94% Bên trong Năng lực của các thành viên tham gia M&A 94%

Mức độ chia sẻ và trao đổi thông tin trong quá trình giao dịch M&A

94%

Uy tín và thương hiệu của đối tác 94% Cách thức định giá tài sản và kế hoạch tài

chính

94%

Khả năng quản lý rủi ro trong thương vụ M&A

94%

M&A trình thực giá tài phần hiệu của của đối trong quá thành cấp quản rủi ro

hiện M&A sản và kế đối tác tác trình giao viên lý

hoạch tài dịch M&A tham gia

chính M&A

■ Không ảnh hưởng BẢnh hưởng ít BẢnh hưởng BẢnh hưởng nhiều BẢnh hưởng rất nhiều

Biểu đồ 3.17: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hoạt động M&A trong ngành logistics

3.2.2. Bàn luận kết quả

Dựa vào kết quả thu được ở phần 3.2.1., tác giả chọn được ra một số yếu tố nổi bật như trong bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.3: Những yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong ngành logistics tại Việt Nam

Tỷ lệ chấp nhận của từng biến được tác giả xác định bằng % ảnh hưởng + % ảnh hưởng nhiều + % ảnh hưởng rất nhiều. Đối với những yếu tố có tỷ lệ chấp nhận bằng nhau thì tác giả cân nhắc đến tỷ trọng của từng mức ảnh hưởng của các yếu tố đó.

• Nhóm các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong ngành logistics tại Việt Nam

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có khả năng tác động đến hoạt động M&A ngành logistics gắn liền với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngành logistics và khoa học công nghệ.

Một là, sự tăng trưởng của nền kinh tế. Một quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Việc nền kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận những tín hiệu lạc quan bất chấp những rủi ro về chính trị toàn cầu như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 chính là chất xúc tác quan trọng khiến các doanh nghiệp ngành logistics mạnh tay thâu tóm và sáp nhập.

Hai là, sự phát triển của khoa học công nghệ, hay sự bùng nổ của thương mại điện tử và e-Logistics. Công nghệ rất cần thiết trong quá trình phát triển của các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics, góp phần kết nối các thành phần của toàn bộ chuỗi dịch vụ logistics. Ở nước ta, một trong những nguyên nhân làm cho dịch vụ của các doanh nghiệp logistic kém hiệu quả là trình độ ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin còn hạn chế. Cụ thể, vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ vào hoạt động vận tải và logistics để có thể vận chuyển lượng hàng hóa lớn trong thời gian ngắn hay đảm bảo sự an toàn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Thêm nữa, thương mại điện tử đang chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ chưa từng có khi trong khoảng thời gian chống dịch, thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi từ mua hàng trực tiếp sang mua hàng trực tuyến. Tất cả những điều này đã góp phần thúc đẩy ngành logistics phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, đồng thời cũng tạo ra những áp lực tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các công ty giao nhận trong nước. Do đó, các doanh nghiệp logistics của nước ta phải có sự đầu tư về thiết bị, công nghệ mới, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và logistics để có thể tồn tại và phát triển. Việc thực hiện M&A với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực lớn về khoa học công nghệ vì vậy đã trở thành một trong những xu thế tất yếu của doanh nghiệp logistics Việt Nam.

Ba là, tốc độ phát triển của ngành logistics. Logistics hiện là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn. Tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam những năm gần đây tăng nhanh, đạt khoảng 14% - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm (theo VLA). Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp logistics trong nước tuy nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như thiếu kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics,... dẫn đến chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu của ngành. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tiến hành M&A với các doanh nghiệp nước ngoài để nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng quy mô, cải thiện số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

Bốn là, mức độ cạnh tranh trong ngành logistics. Các doanh nghiệp logistics của Việt Nam đang đứng trước áp lực cạnh tranh nặng nề khi nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, sau đó chính thức mở cửa hoàn toàn lĩnh vực Logistics kể từ ngày 1/1/2014 đã cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn để kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam. Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp nội đã phải tiến hành M&A để nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh.

Năm là, ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đại dịch COVID-19 hoành hành khiến các doanh nghiệp tăng cường hoạt động tái cấu trúc, nhu cầu bán doanh nghiệp nhiều hơn. Mặt khác, việc thẩm định chi tiết (due diligence) và ra quyết định lại gặp khó khăn do lệnh phong tỏa biên giới hay giãn cách xã hội ở các quốc gia. Như đã trình bày ở phần 3.1.1., tổng giá trị giao dịch M&A năm 2020 đã sụt giảm mạnh so với năm 2019 (51,3%) do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các thương vụ “khủng” phần lớn đều bị đình trệ khi các bên đều chờ đợi để đánh giá tác động thực sự của đại dịch. Mặc dù vậy, xét trong dài hạn, dịch bệnh có thể sẽ khiến thị trường “bùng nổ” với nhu cầu tăng mạnh ở cả bên mua và bên bán.

• Nhóm các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong ngành logistics tại Việt Nam

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp có khả năng tác động đến hoạt động M&A ngành logistics liên quan đến năng lực, khả năng quản lý tài chính và rủi ro của bản thân doanh nghiệp.

Một là, năng lực của các thành viên tham gia M&A. Năng lực của một doanh nghiệp là khả năng tận dụng và kết hợp các nguồn lực nhằm mục đích đạt được những mục tiêu mong muốn. Các nguồn lực hữu hình và vô hình phải được kết hợp và đưa vào triển khai thông qua các quy trình hoạt động cụ thể như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng, triển khai vận hành sản xuất, tiếp thu công nghệ,... để tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khi đánh giá năng lực của một doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến bộ 2 chỉ số sau:

- Năng lực tài chính: Phản ánh năng lực của 1 doanh nghiệp dựa trên các chỉ số kết quả hoạt động trên phương diện tài chính (KRI - Key Result Indicators).

- Năng lực thực hiện: Phản ánh năng lực của doanh nghiệp dựa trên các chỉ số khả năng tác nghiệp (KPI - Key Performance Indicators) thuộc 5 nhóm: Marketing/Bán hàng, Nhân sự, Công nghệ, Quản trị/Điều hành, Tổ chức/Tác nghiệp.

Việc đánh giá đúng năng lực của đối tác trước khi thực hiện M&A sẽ giúp nhà đầu tư xác định được những lợi thế của doanh nghiệp đối tác, từ đó đưa ra quyết định hợp tác chính xác. Bên cạnh đó, năng lực của bên tư vấn cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện M&A của doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn thiếu những sự chuẩn bị cần thiết khi đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi bên mua lại là các doanh nghiệp lớn đến từ các quốc gia phát triển với quy trình thực hiện M&A rất chuyên nghiệp. Vì vậy, các nhà đầu tư Việt Nam nên tìm đến những nơi tư vấn M&A để nắm rõ được những kiến thức cần thiết giúp thương vụ M&A diễn ra thành công. Các tư vấn viên sẽ

giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát hơn, hiểu rõ được khách hàng và thị trường mình đang theo đuổi, đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 830 những yếu tố ảnh hưởng đến mua bán sáp nhập doanh nghiệp (ma) trong ngành logistics tại việt nam (Trang 48 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w