Thực trạng về gian lận BCTC ở các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu 821 nghiên cứu về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc phát hiện gian lận và nhầm lẫn trong lập và trình bày báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 37)

Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam dính líu đến các cáo buộc gian lận BCTC ở nhiều loại hình doanh nghiệp, thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Cuộc khảo sát năm 2018 của PwC cho thấy chỉ tính riêng trong hai năm vừa qua, 52% các DN tại Việt Nam đã phải đối mặt với tội phạm gian lận. Tỷ lệ này cao hơn so với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (46%) và toàn cầu (49%). 40% số người tham gia khảo sát cho biết, họ chưa từng phải đối mặt với tội phạm gian lận, tuy nhiên, cũng rất có thể là do các gian lận này chưa bị phát giác.

Loại hình tội phạm kinh tế thường gặp nhất là biển thủ tài sản (40%) và hối lộ và tham nhũng (36%). Gian lận thực hiện bởi người tiêu dùng chiếm 33% và vi

phạm đạo đức kinh doanh chiếm 29%.

Nguồn: PwC Việt Nam Khảo sát do PwC thực hiện tại Việt Nam cũng cho thấy phần lớn (53%) các vụ phạm tội kinh tế có thủ phạm là người trong nội bộ của tổ chức. Hơn nữa, các cán bộ quản lý cấp trung và quản lý cấp thấp chiếm tới 61% tổng số vụ gian lận nội bộ này. Trong khi đó, tỷ lệ tội phạm kinh tế do các đối tượng bên ngoài tổ chức (như khách hàng, nhà cung cấp, đại lý, tin tặc, v.v.) gây ra là 36%

Tổn thất từ tội phạm kinh tế được chia thành tổn thất tài chính và tổn thất phi tài chính. Xét trên phương diện tài chính, 53% các tổ chức được khảo sát cho biết họ chịu tổn thất dưới 100.000 USD (tương đương 2,3 tỷ đồng) trong vòng 2 năm vừa qua. Gần một phần ba (32%) số người tham gia khảo sát ước tính họ đã gánh chịu mức tổn thất trên 100.000 USD từ các vụ gian lận.

Trong số các ảnh hưởng phi tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là tổn thất về uy tín/thương hiệu của DN, theo 28% số người tham gia khảo sát; tiếp theo là tinh thần nhân viên (23%) và các quan hệ kinh doanh (21%).

Cũng theo báo của của PwC năm 2018 thì “ở Việt Nam cho thấy hầu hết các vụ gian lận và tội phạm kinh tế khác được phát hiện bởi mật báo trong nội bộ hoặc do tình cờ. Hai hình thức này giúp phát hiện 16% số vụ gian lận. Kiểm toán nội bộ, một chức năng của doanh nghiệp, góp phần phát hiện 14% số vụ gian lận (tỷ lệ trên toàn cầu), và 18% trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.”

Tại Việt Nam, tỷ lệ phát hiện gian lận kinh tế nhờ kiểm toán nội bộ chỉ chiếm 3%. Tương tự, Đường dây nóng tố giác ở Việt Nam chỉ phát hiện được 3% số vụ việc gian lận, trong khi tỷ lệ này trên thế giới và ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được ghi nhận là 7%. Rõ ràng, các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể cải thiện đáng kể hơn nữa về môi trường kiểm soát và giảm thiểu gian lận bằng cách triển khai hiệu quả các chức năng kiểm toán nội bộ và đường dây nóng tố giác. Mặt trái của một nền kinh tế phát triển nhanh chóng là các doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào mục tiêu tăng trưởng doanh số mà không chú trọng đến các ưu tiên cải thiện chốt kiểm soát nội bộ

Về phát hiện gian lận, cuộc khảo sát cho thấy hầu hết các vụ gian lận và tội phạm kinh tế khác được phát hiện bởi mật báo trong nội bộ (16%) hoặc do tình cờ (16%). Trên thế giới, kiểm toán nội bộ là một chức năng khá phổ biến trong các DN và góp phần phát hiện 14% số vụ gian lận. Tuy nhiên tại Việt Nam, tỷ lệ phát hiện gian lận kinh tế thông qua kiểm toán nội bộ chỉ là 3%.

Biểu đồ 2. Cách thức phát hiện gian lận

Ngành nghề kinh doanh Hoàn toàn đồng ý Đồn g ý Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý Dệt may 1 Năng lượng 5 Xây dựng 12 Hàng tiêu dùng 9 Hóa chất 4 Tư vấn dịch vụ 6 Lắp ráp 6 Khác 1

Nguồn: PwC Việt Nam Trong vòng hai năm qua, các công ty Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro gian lận khá thường xuyên - gần một nửa số người tham gia khảo sát cho biết họ đã làm các cuộc đánh giá rủi ro gian lận (46%). Tuy nhiên, 16% thừa nhận chưa thực hiện

Những lĩnh vực được thực hiện đánh giá rủi ro

46%

Đánh giá rủi ro Tấn công mạng Trừng phạt kinh tể và Kế hoạch ứng phó Không thực hiện

gian lận chung kiểm soát xuất kháu tấn công mạng đánh giá rủi ro trong

vòng 24 tháng qua

Khác Chống hối lộ và Phòng, Chống

tham nhũng rửa tiền

Nghĩa vụ pháp lý Chống cạnh tranh/ Không biết theo ngành chống độc quyền

các đánh giá rủi ro gian lận nào trong vòng 24 tháng trở lại đây. 15% thì không chắc chắn đã từng thực hiện cuộc đánh giá rủi ro gian lận nào hay chưa (trong trường hợp câu trả lời là không chắc chắn, khả năng lớn là việc đánh giá rủi ro gian lận chưa bao giờ được thực hiện).

Nguồn: PwC Việt Nam Trên thực tế, lỗ hổng dẫn tới các cuộc tấn công mạng được phân loại là hạng mục rủi ro quan trọng đứng thứ 2, với tỷ lệ trả lời là 46% ở cấp toàn cầu và 41% ở cấp khu vực. Tuy nhiên, tại Việt Nam, rủi ro an ninh mạng dường như ít được quan tâm hơn, chỉ có 29% tổ chức tham gia khảo sát cho biết họ đã từng thực hiện đánh giá về các lỗ hổng an ninh mạng.

SV: Vũ Phi Long Lớp K18CLCG

Một phần của tài liệu 821 nghiên cứu về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc phát hiện gian lận và nhầm lẫn trong lập và trình bày báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 37)

w