Sự cần thiết và yêu cầu nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian

Một phần của tài liệu 821 nghiên cứu về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc phát hiện gian lận và nhầm lẫn trong lập và trình bày báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 64)

gian lận và sai sót.

Tại Việt Nam hiện nay, Kiểm toán Nhà nước chủ yếu kiểm toán trên hồ sơ, giấy tờ, tuy nhiên, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm cho hồ sơ, giấy tờ, tài liệu giấy không còn nữa, thay vào đó là các dữ liệu thông tin điện tử, vừa đa dạng vừa khó nắm bắt. Nếu không am hiểu, các kiểm toán viên sẽ không thể thực hiện kiểm toán.

Rủi ro mất thông tin, dữ liệu thông qua việc kết nối internet cũng là một vấn đề quan trọng mà cơ quan quản lý và doanh nghiệp cần quan tâm. Thông tin, kết quả kiểm toán có thể bị rò rỉ từ việc gửi thư điện tử tới đơn vị được kiểm toán hoặc các tổ chức, cá nhân bên ngoài, trao đổi qua mạng dùng chung. Các phần tử xấu có thể lợi dụng các thông tin, kết quả kiểm toán chưa chính thức để thực hiện các mục đích phá hoại, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cơ quan kiểm toán.

Cuộc Cách mạng công nghiệp đòi hỏi cơ quan quản lý phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng CNTT tốt hơn nữa để theo kịp sự phát triển của công nghệ. Trong lĩnh vực kiểm toán, hoạt động kiểm toán nói chung và Kiểm toán độc lập nói riêng đều thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận mức độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính do kế toán xử lý và cung cấp, phòng tránh gian lận tinh vi, phức tập. Khi CNTT ngày càng phát triển, kế toán và doanh nghiệp lưu trữ thông tin tài chính trên hệ thống quản lý riêng của doanh nghiệp. Điều này khiến cho việc thực hiện hành vi gian lận càng dễ dàng hơn, mang tính hệ thống và khó nhận biết. Nếu không thay đổi để cập nhật với xu hướng Cách mạng công nghiệp thì ngành Kiểm toán sẽ khó mà phát hiện ra những gian lận, sai sót chủ đích của doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy,

sự thay đổi của quy trình, thủ tục xử lý, tổng hợp thông tin cũng như việc trình bày thông tin trên báo cáo tài chính trong bối cảnh kinh tế đang phát triển theo chiều hướng công nghiệp hóa là điều hết sức cấp thiết.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam, theo quy định trong Luật Kiểm toán độc lập ban hành năm 2011, doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết; chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán:

a) Có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán;

b) Có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán.

Doanh nghiệp kiểm toán cũng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật. Luật Kiểm toán độc lập chưa có văn bản hướng dẫn, nên mức bồi thường thiệt hại chưa có quy định cụ thể. Còn trong văn bản được áp dụng trước đó là Nghị định 105/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về Kiểm toán độc lập và Thông tư số 64/2004/TT- BTC ngày 29/6/2004 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 105, mức thiệt hại do công ty kiểm toán gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng do hai bên tự thỏa thuận hoặc do cơ quan có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật. Hình thức và mức phạt do hai bên tự thoả thuận có thể gồm: chấm dứt hợp đồng kiểm toán đã ký kết, không được tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán trong các năm sau, trừ trong mức phí kiểm toán đã ký kết, và phạt mức cao nhất là 10 lần mức phí kiểm toán của hợp đồng năm bị phạt. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài rủi ro bị kiện, KTV và công ty kiểm toán còn chịu tác động từ các cơ quan quản lý Nhà nước. KTV và công ty kiểm toán có thể phải nhận các hình thức kỷ luật, xử phạt hành chính từ các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Gần đây trong tháng 1/2012, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ra

quyết định xử phạt hành chính đối với một số KTV vì đã không đưa ra ý kiến về một số sai phạm trên báo cáo tài chính đã kiểm toán của một số công ty niêm yết, trên cơ sở nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và quy chế về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán cho các tổ chức niêm yết. Để có thể xác định trách nhiệm pháp lý của KTV, công ty kiểm toán đối với các bên thứ ba như các nhà đầu tư, chủ nợ, trong thời gian tới sẽ cần có những quy định cụ thể hơn trong các văn bản luật và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý. Như vậy, nếu đã phát hiện các gian lận trên BCTC mà KTV không tiến hành đủ thủ tục và các biện pháp xử lý thì KTV sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.

Một phần của tài liệu 821 nghiên cứu về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc phát hiện gian lận và nhầm lẫn trong lập và trình bày báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 64)

w