Thực trạng về trách nhiệm kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian

Một phần của tài liệu 821 nghiên cứu về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc phát hiện gian lận và nhầm lẫn trong lập và trình bày báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 57)

gian lận và nhầm lẫn trong cuộc kiểm toán tại các công ty kiểm toán.

Các câu hỏi trên khảo sát đã tập trung vào đánh giá mức độ nhận biết về trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện và xử lý gian lận trong kiểm toán BCTC.

SV: Vũ Phi Long Lớp K18CLCG

Kết quả cho thấy: Việc đánh giá rủi ro có gian lận chủ yếu trong các doanh nghiệp kiểm toán là các chủ nhiệm kiểm toán (audit manager) (với 10/12 phiếu đồng ý). Tiếp theo đó là các KTV phụ trách cuộc kiểm toán hay còn gọi là trưởng nhóm kiểm toán (với 7/12 phiếu đống ý ) và cuối cùng là KTV tham gia cuộc kiểm toán. Thông qua việc phỏng vấn các kiểm toán viên thì tác giả rút ra kết luận rằng các KTV có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên và các trưởng phòng kiểm toán là các chủ nhiệm kiểm toán của các DNKT.

KTV phụ trách cuộc kiểm

toán 7

Thành viên tham gia kiểm

Kết quả cho thấy: tất cả 12 KTV đều có câu trả lời khi được phỏng vấn về việc phát hiện ra gian lận thì các KTV cho rằng gian lận đang là một thử thách rất lớn đối với quá trình kiểm toán đơn vị cơ sở và KTV cần có nhiều kinh nghiệm và kiến thức có liên quan thì mới có thể giảm thiểu rủi ro gian lận BCTC.

Thực tế cho thấy, các công ty kiểm toán chưa đưa ra các thử nghiệm phù hợp với thực trạng gian lận tinh vi hiện nay. Có thể kể đến như việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là thủ tục được chuẩn mực đề cập giúp KTV phát hiện gian lận nhưng các thủ tục này phần lớn không được áp dụng trong các cuộc kiểm toán.

Trong trường hợp kiểm toán viên doanh nghiệp kiểm toán không thể xác định được ảnh hưởng của các sai sót trọng yếu đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán và họ cho rằng các vấn đề này ảnh hưởng lan tỏa đến báo cáo tài chính, họ sẽ phải từ chối đưa ra ý kiến.

Theo những quan sát thực tế có thể thấy, việc cân đối giữa chi phí - doanh thu, hạn chế về thời gian kiểm toán, nhân lực tham gia của các công ty kiểm toán khiến

cho việc thực hiện các thủ tục phát hiện gian lận còn thiếu và bị giới hạn rất nhiều. Phần lớn KTV chưa cân đối giữa các thủ tục phát hiện gian lận và thủ tục phát hiện nhầm lẫn, sai sót. Cán cân này đang thiên về phát hiện các nhầm lẫn hơn là các gian lận trong quá trình lập BCTC. Điều này dẫn đến sự sai sót mang tính trọng yếu nếu có gian lận xảy ra.

Trường hợp kiểm toán viên xác định được rằng báo cáo tài chính đã được kiểm toán vẫn còn chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng lan tỏa đến báo cáo tài chính. Kiểm toán viên doanh nghiệp kiểm toán đã trao đổi, giải thích với đơn vị được kiểm toán nhưng đơn vị được kiểm toán vẫn kiên quyết không sửa đổi báo cáo tài chính thì họ buộc phải đưa ra ý kiến rằng báo cáo tài chính đó là không trung thực, không hợp lý, hay còn gọi là ý kiến trái ngược.

Mặt khác, kiểm toán viên doanh nghiệp kiểm toán cũng không thể có đủ quyền lực để buộc được một đơn vị cố tình công bố báo cáo tài chính không trung thực, không hợp lý phải thay thế bằng một báo cáo tài chính khác trung thực, hợp lý. Trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ của kiểm toán viên của doanh nghiệp kiểm toán chỉ giới hạn trong việc công bố trên báo cáo kiểm toán của họ rằng báo cáo tài chính đính kèm không trung thực, không hợp lý.

Một phần của tài liệu 821 nghiên cứu về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc phát hiện gian lận và nhầm lẫn trong lập và trình bày báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 57)

w