Định hướng phát triển của Kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 821 nghiên cứu về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc phát hiện gian lận và nhầm lẫn trong lập và trình bày báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 62)

Định hướng phát triển ngành Kiểm toán Việt Nam được thể hiện rõ ràng hơn theo hướng hội nhập với sự tham gia tích cực từ các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức phát triển quốc tế và các công ty kiểm toán. Các tổ chức nghề nghiệp hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, góp phần phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán. Để đạt được những thành tích thực sự nổi bật, ngành Kiểm toán cần thay đổi để phù hợp với các yêu cầu mang tính định hướng như sau:

Thứ nhất, các giải pháp thay đổi cần phải phù hợp trong thị trường hội nhập quốc tế hiện nay. Gần đây, Việt Nam đã đàm phán tham gia CPTPP - cơ hội để nước ta cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Bên cạnh đó, với vai trò là một FTA thế hệ mới, CPTPP chính là cơ hội để nước ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế cũng như hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế - một điều kiện cần để đầu tư trong nước và nước ngoài. Kiểm toán là một nghề mang tính chuyên nghiệp cao. Không những thế nó còn là một ngành cần cập nhật kiến thức rất thường xuyên cho nên việc thay đổi để phù hợp với các điều kiện kinh tế thị trường là điều quan trọng.

Thứ hai, Kiểm toán là ngành thực sự mới được phát triển ở Việt Nam qua 25 năm. Cho nên để đạt được hiệu quả cao nhất trong cập nhật xu hướng thế giới, chúng ta cần học hỏi kiến thức, kinh nghiệm áp dụng từ các quốc gia phát triển khác. Điều này giúp cho việc xây dựng chuẩn mực được thuận lợi hơn, hòa nhập với quy định quốc tế.

Thứ ba, các thay đổi trên cũng cần phải phù hợp với đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Những đặc điểm này tạo nên sự khác biệt trong gian lận và sai sót trên BCTC của các doanh nghiệp Việt. Các doanh

nghiệp có hình thức tổ chức khác nhau sẽ có các gian lận khác nhau. Điều này tạo ra sự đa dạng, phức tạp và tinh vi của hành vi gian lận. Các hình thức gian lận tương ứng phổ biến có thể kể đến nhau: tham ô, sử dụng sai ngân sách nhà nước ở trong các doanh nghiệp Nhà nước, khai khống doanh thu và chi phí trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn, các doanh nghiệp tư nhân, TNHH phần lớn gian lận trốn thuế giá tị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, với bất kể phương pháp thay đổi nào cũng cần phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.

Một phần của tài liệu 821 nghiên cứu về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc phát hiện gian lận và nhầm lẫn trong lập và trình bày báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 62)

w