Gian lận tại từng loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 821 nghiên cứu về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc phát hiện gian lận và nhầm lẫn trong lập và trình bày báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41 - 54)

Khai khống lợi nhuận/doanh

thu 1 2

Che dấu công nợ 2

Ghi nhận chi phí sai kì kế

toán 3 3

SV: Vũ Phi Long Lớp K18CLCG

có ở Doanh nghiệp niêm yết

Bảng 6. Kết quả khảo sát về Hình thức gian lận tại các doanh nghiệp nhà nước

Khảo sát về gian lận tại các doanh nghiệp nhà nước thì 10/12 kiểm toán viên cho rằng có gian lận tại các doanh nghiệp Nhà nước đều có liên quan đến khoản mục chi phí. Thông qua tìm hiểu thực tế thì kết quả khảo sát này khá phù hợp với thực tế vì mục đích thực hiện hành vi gian lận tại các doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu là khai khống chi phí nhằm tham ô, chiếm đoạt tài sản công trở thành tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân. Ngoài ra, khai khống chi phí còn nhằm mục đích làm giảm lợi nhuận, báo cáo tài chính báo lỗ cuối năm để giảm nộp thuế cho Nhà nước.

Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng vốn Nhà nước cho thấy, trong giai đoạn 2011-2016, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận 19 cuộc thanh tra tại các doanh nghiệp Nhà nước, tập trung tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Qua 19 kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện sai phạm số tiền 345.869 tỷ đồng, 48,3 triệu USD, 303.920 EURO. Tổng số tiền phát hiện sai phạm gần 347.000 tỷ đồng. Kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước gần 1.038 tỷ đồng, 31.812 USD, xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quản có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền trên 344.831 tỷ đồng, 48,3 triệu USD, 303.920 EURO.

Đồng thời, kiến nghị xử lý hành chính nhiều tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 16 vụ, 17 đối tượng. Kiến nghị hoàn thiện nhiều cơ chế chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở trong công tác quản lý.

Theo báo cáo này, sai phạm của doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu liên quan tới thủ tục đầu tư, mua sắm tài sản không đúng quy định. Các tập đoàn, tổng công ty cũng mắc sai phạm khi hạch toán tài sản, chi phí không đúng nguồn, dẫn đến phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh không đúng bản chất; trình độ quản lý yếu kém dẫn tới vi phạm quản lý kinh tế, vi phạm pháp luật.. .Ngoài ra, sự hạn chế trong

SV: Vũ Phi Long Lớp K18CLCG

Khóa luận tốt nghiệp 35 Học viện Ngân Hàng

công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chủ quản cũng là nguyên nhân dẫn đến sai phạm trong quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2013-2016, Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra đối với 12 kết luận thanh tra đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.Kết quả đôn đốc, xử lý sau thanh tra đã thu về ngân sách Nhà nước 1.028 tỷ đồng/1.038 tỷ đồng (tương đương thu hồi 99%) và 31.812 USD (thu hồi được 100%); xử lý khác về kinh tế 45.667 tỷ đồng/344.830 tỷ đồng, đạt 13% và 27,3 triệu USD đạt 56,5%. Xử lý hành chính với 43 tổ chức và 145 cá nhân, đã khởi tố 7 vụ việc với 24 đối tượng.

2.3.2.2. Gian lận tại công ty cổ phần niêm yết

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằng cách gửi bảng câu hỏi đến các KTV giàu kinh nghiệm và thu hồi được kết quả như sau:

Khai khống lợi nhuận/doanh

thu 5 6

Che dấu công nợ 9 Kê khai thiếu chi phí trong kì 7 Ghi nhận chi phí sai kì kế

Kết quả khảo sát cho thấy hành vi khai khống lợi nhuận và doanh thu chiếm tỷ lệ cao nhất (11/12 phiếu chiếm 91.7%) tiếp đến là che dấu công nợ (9/12 phiếu chiếm 75%) và ghi nhận thiếu chi phí trong kỳ (7/12 phiếu chiếm 58.3%). Đặc điểm hầu hết của các hành vi gian lận này đều nhằm làm tăng doanh thu tạo ra lợi nhuận ảo với mục đích thu hút nhà đầu tư và để báo cáo lên hội đồng quản trị của công ty. Với hình thức khai khống lợi nhuận và doanh thu thì các doanh nghiệp thường mắc phải các sai phạm trọng yếu liên quan đến khoản mục hàng tồn kho trên BCĐKT

Các hành vi gian lận thường

có ở Doanh nghiệp TNHH Hoàn toànđồng ý Đồng ý Khôngđồng ý Hoàn toàn Khai khống chi phí 7 3

bằng cách ghi giảm hàng tồn kho thực có tại doanh nghiệp hoặc liên quan đến dự phòng như không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định của Bộ tài chính, từ đó ảnh hưởng đến giá vốn của doanh nghiệp, Giá vốn thấp trong khi doanh thu lại tăng cao khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp cao thu hút gọi vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài.

Thông thường, với báo cáo tài chính được kiểm toán xác nhận là trung thực, hợp lý, nhà đầu tư thường yên tâm về tính chính xác, minh bạch của các số liệu tài chính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, báo cáo sau kiểm toán vẫn có sự sai lệch số liệu.

Câu chuyện về CTCP NTACO (ATA), CTCP Thiết bị y tế Việt - Nhật (JVC), hay CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) có thể xem là những ví dụ kinh điển về chất lượng báo cáo tài chính sau kiểm toán trong những năm gần đây.

Báo cáo tài chính của TTF trong 5 năm gần nhất từ 2011 - 2015 do Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam thực hiện, các ý kiến đều là chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên, đến khi Tân Liên Phát trở thành cổ đông lớn của TTF và Công ty Kiểm toán Ernst & Young (E&Y) được “đặt hàng” vào kiểm toán lại trong năm 2016 mới phát hiện ra việc thất thoát hàng tồn kho trị giá 980 tỷ đồng, để lại những hậu quả nặng nề cho chủ nợ và các cổ đông của TTF. Để hiểu rõ trách nhiệm của KTV trong vụ gian lận này, chúng ta có thể lật lại vấn đề ở bản thân công ty kiểm toán DFK.

Website của công ty giới thiệu, DFK Việt Nam là một trong 20 công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam, là một trong số ít các công ty kiểm toán tại Việt Nam được thành lập bởi các kiểm toán viên đã làm việc nhiều năm cho các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Big Four). Trong năm 2009, DFK Việt Nam là một trong số 21 công ty kiểm toán (bao gồm cả Big Four) được Bộ Tài chính lựa chọn để hỗ trợ Bộ trong việc nghiên cứu và cập nhật các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Giám đốc công ty là ông Nguyễn Lương Nhân.70% khách hàng của DFK Việt Nam là các doanh nghiệp tại nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

SV: Vũ Phi Long Lớp K18CLCG

Trong năm 2015, DFK Việt Nam đã kiểm toán cho nhiều công ty đại chúng như CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành và các công ty con; CTCP Đầu tư thương mại SMC (mã: SMC) và các công ty con; CTCP Công viên nước Đầm Sen (mã: DSN ); CTCP Gạch men Chang yih (mã: CYC ); ... Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn và nhiều công ty chứng khoán khác cũng đã được kiểm toán bởi DFK Việt Nam.

Trong những vụ bê bối từng xảy ra với BCTC đã được kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán (ví dụ PVX, JVC...), các công ty kiểm toán luôn trả lời rằng: chúng tôi đã thực hiện kiểm toán BCTC của công ty theo đúng quy định.

Đây là 1 lá chắn khá an toàn cho các công ty kiểm toán khi xảy ra gian lận tại khách hàng mà họ bị qua mặt không phát hiện ra. Nhưng uy tín lại là tất cả với 1 công ty kiểm toán. Lá chắn về Luật có thể giúp họ không dính vào lao lý nhưng không thể cứu vãn được nhà đầu tư cũng như sẽ khiến khách hàng không còn tin tưởng họ và ra đi mãi mãi.

Sự chính xác của BCTC khi đến tay nhà đầu tư không chỉ phụ thuộc vào ban giám đốc công ty, nó cũng phụ thuộc cả vào đạo đức của kiểm toán viên bởi vì trong một số hoàn cảnh, dù phát hiện ra nhưng kiểm toán đã cho qua hoặc thậm chí giúp khách hàng hợp lý hoá để giữ mối quan hệ. Vụ gian lận dẫn đến sụp đổ của tập đoàn Enron Mỹ và kéo theo cái chết của 1 hãng kiểm toán lớn là Arthur Andersen là câu chuyện mà ngành kiểm toán không bao giờ quên được.

Che dấu công nợ 10 Kê khai thiếu chi phí trong kì 4 8

toán

SV: Vũ Phi Long Lớp K18CLCG

TNHH

Ket quả khảo sát cho thấy rằng, tại các công ty TNHH thì khai khống chi phí trong kỳ là hành vi gian lận thường xuyên xảy ra nhất (với 10/12 phiếu chiếm 83.3%) tiếp đến là ghi nhận chi phí, công nợ sai kỳ kế toán ( với 8/12 phiếu chiếm 66.7%).

Thông qua việc tìm hiểu từ các vụ án kinh tế liên quan đến gian lận tại các công ty TNHH thì các sai phạm tại loại hình doanh nghiệp này chủ yếu liên quan đến việc khai tăng chi phí nhằm làm giảm các loại thuế phải nộp.

Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Bắc Ninh về hoạt động của các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp Phú Lâm (Tiên Du - Bắc Ninh), Công ty TNHH Hùng Phát đã sử dụng 11 số hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) do Công ty TNHH phát triển dịch vụ và thương mại Trường Thi phát hành (mã số thuế 0106615388, địa chỉ: số 371 phố Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP.Hà Nội) hết giá trị sử dụng theo thông báo của Chi cục thuế quận Long Biên, TP.Hà Nội (hóa đơn bất hợp pháp) để kê khai khấu trừ thuế các tháng 8,9/2016 với tổng giá trị tiền hàng là 6.413.989.500đ, tiền thuế GTGT tương ứng là 641.398.950đ, dẫn đến làm giảm số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền 641.398.950đ. Đồng thời giá trị hàng hóa trên các số hóa đơn Công ty đã hạch toán vào chi phí khi tính thuế TNDN của kỳ thuế năm 2016.

Ngoài ra Công ty TNHH Hùng Phát sử dụng 14 số hóa đơn, có ký hiệu VN/16P do Công ty cổ phần đầu tư ICS Việt Nam, mã số thuế: 0105976430, sau đổi tên thành Công ty TNHH phát triển thương mại và dịch vụ Đông Xuân (mã số thuế: 01059764301 địa chỉ: số 18B phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP.Hà Nội) phát hành để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào thuộc kỳ kê khai thuế các tháng 7,8,9/2016 và hạch toán chi phí khi tính thuế TNDN trong kỳ thuế năm 2016, với tổng giá trị tiền hàng là 7.794.982.000đ, tiền thuế GTGT tương ứng là 779.498.200đ, tuy nhiên công ty này đã bỏ địa chỉ kinh doanh, cần xác minh làm rõ.

Hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế GTGT và hạch toán chi phí của Công ty TNHH Hùng Phát là hành vi trốn thuế, vi phạm quy định của Luật Quản lý thuế năm 2006, có dấu hiệu vi phạm các quy định tại Điều 161 Tội trốn thuế và Điều 164a Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước của Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009, nay là Điều 200, Điều 203 Bộ Luật Hình sự năm 2015, có sửa đổi bổ sung năm 2017; Điều 1 và 2 Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/6/2013 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ Luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính-kế toán và chứng khoán.

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ngày 22/3/2018, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đã ban hành công văn về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan CSĐT và ban giao hồ sơ về hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để kê khai tài sản trừ thuế GTGT và hạch toán chi phí của Công ty TNHH Hùng Phát sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh xem xét giải quyết.

Ngày 29/5/2018, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã có thông báo số 07/PC46, theo đó ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Trốn thuế xảy ra tại Công ty TNHH Hùng Phát và quyết định khởi tố bị can với Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Công ty này.

Được biết, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh tiến hành thanh tra 14 doanh nghiệp tại CNN Phú Lâm về việc kê khai, quyết toán thuế. Kết quả thanh tra cho thấy có 13/14 doanh nghiệp có vi phạm việc kê khai, quyết toán thuế, vi phạm quy định của Luật thuế TNDN, Thuế GTGT và Luật quản lý thuế.

Tổng số tiền kê khai sai, quyết toán sai là hơn 2,5 tỷ đồng, điều chỉnh giảm lỗ hơn 41 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT là hơn 1,6 tỷ đồng.

Cụ thể như công ty Việt Toàn có tổng số tiền kê khai, quyết toán sai là hơn 167 triệu đồng; Công ty giấy và bao bì Phú Cường kê khai quyết toán sai gần 400 triệu đồng, điều chỉnh giảm lỗ hơn 8 tỷ đồng; Công ty TNHH Tiến Đức kê khai quyết toán sai hơn 88 triệu đồng, điều chỉnh giảm lỗ hơn 2,5 tỷ đồng; Công ty TNHH sản xuất và thương mại Minh Đức kê khai quyết toán sai hơn 540 triệu đồng; Công ty

sản xuất giấy và bao bì Phương Đông kê khai quyết toán sai hơn 110 triệu đồng, điều chỉnh giảm lỗ hơn 5 tỷ đồng; Công ty cổ phần bao bì Thuận Phát kê khai quyết toán sai gần 140 triệu đòng, điều chỉnh giám khấu trừ thuế GTGT là hơn 3 triệu đồng. Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giấy Anh Quốc kê khai quyết toán sai hơn 370 triệu đồng; Công ty Song Toàn kê khai quyết toán sai gần 50 triệu đồng, điều chỉnh giảm lỗ hơn 1,5 tỷ đồng; Công ty sản xuất và thương mại Việt Mỹ kê khai quyết toán sai hơn 150 triệu, điều chỉnh giám lỗ gần 8 tỷ đồng; Công ty CP giấy Bình Minh kê khai quyết toán sai hơn 300 triệu đồng...

2.3.2.4. Gian lận tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Thực tế cho thấy, vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là khá rõ nét và đã được khẳng định. Các dự án FDI góp phần tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống cho người lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, khu vực FDI cũng đã và đang bộc lộ những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực nổi bật là chuyển giá, trốn thuế, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp (DN) trong nước, tác động không tốt đến môi trường đầu tư. Chuyển giá không chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mà còn lan rộng đến các doanh nghiệp trong nước (chuyển giá nội địa). Dấu hiệu chuyển giá dễ nhận biết nhất tại khu vực FDI là hiện tượng nhiều doanh nghiệp khai lỗ triền miên. Đại diện Kiểm toán Nhà nước cho biết, các doanh nghiệp FDI kinh doanh thua lỗ thường tập trung vào các ngành nghề gia công may mặc; da giày; sản xuất, kinh doanh chè xuất khẩu; công nghiệp chế biến...

Đặc biệt, theo Tờ trình và báo cáo thẩm tra của Dự thảo Luật Quản lý Thuế (2019) có đến 90% doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc ở TP. Hồ Chí Minh có kết quả kinh doanh thua lỗ, trong khi hầu hết các doanh nghiệp trong nước cùng lĩnh vực này đều có lãi. Nhiều thương hiệu quốc tế lớn làm ăn ở Việt

Một phần của tài liệu 821 nghiên cứu về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc phát hiện gian lận và nhầm lẫn trong lập và trình bày báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41 - 54)

w