Chỉnh sửa, bổ sung các chuẩn mực kiểm toán

Một phần của tài liệu 821 nghiên cứu về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc phát hiện gian lận và nhầm lẫn trong lập và trình bày báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 67)

Chuẩn mực kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên

Trách nhiệm của KTV trong phát hiện gian lận được quy định chủ yếu trong chuẩn mực VSA 240 và VSA 200. Nên trong các chuẩn mực này cần bổ sung các vấn đề như sau:

3.3.1.1. về đánh giá rủi ro có gian lận và nhầm lẫn:

Việc bổ sung thêm nội dung này nhằm giúp kiểm toán viên thấy rõ hơn về trách nhiệm đánh giá gian lận và nhầm lẫn trong suốt cuộc kiểm toán. VSA 200, cần bổ sung các nội dung sau đây:

Nhấn mạnh về việc đánh giá rủi ro trong suốt cuộc kiểm toán

Các rủi ro trọng yếu liên quan đến gian lận cần được đánh giá đúng mực. Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, các KTV cần sử dụng các biện pháp làm giảm rủi ro kiểm toán đến mức có thể chấp nhận được. Duy trì tính hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán là một cách để làm tăng những phát hiện gian lận. Ngoài ra, khi tham gia kiểm toán, việc phân tích các nguy cơ dẫn đến sai phạm cũng sẽ giúp KTV đánh giá được tính tin cậy của các bằng chứng cho phần hành được giao.

Mức độ rủi ro

KTV cần xem xét BCTC từ tổng thể, khái quát nhất đến chi tiết từng khoản mục, tài khoản. Xem xét tổng thế là việc điều tra, đánh giá về kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, các hình thức ngăn ngừa, đối phó với gian lận xảy ra và các hoạt động thực hiện có tuân thủ như quy định. BCTC sẽ bị ảnh hưởng trọng yếu bởi các rủi ro sai phạm chủ đích của doanh nghiệp. Trong khi đó, các khoản mục, nghiệp vụ chi tiết cần được xem xét đến mức độ rủi ro mà nó đem lại. Như vậy sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp và cẩn trọng cho KTV

3.3.1.2. về việc phân định trách nhiệm trên Báo cáo tài chính:

Hiện tại, chuẩn mực VSA 240 về trách nhiệm của kiểm toán viên có quy định về phân tách trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện gian lận trên BCTC đối với Ban giám đốc, Ban quản trị và KTV. Trước hết, việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán. Trong khi đó, kiểm toán viên chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Do yêu cầu cần thiết nâng cao trách nhiệm của KTV trong phát hiện gian lận xảy ra trên BCTC, tác giả có đưa ra một số ý kiến về giải pháp như sau:

Thảo luận trong nhóm kiểm toán

Trên thực tế, hiện nay tại các công ty kiểm toán thì việc phát hiện gian lận thường chỉ do trưởng nhóm của cuộc kiểm toán trao đổi với các cấp quản lý thuộc công ty kiểm toán đó mà chưa có sự trao dổi giữa các thành viên trực tiếp tham gia kiểm toán vì vậy nên tác giả đề xuất cần có một chuẩn mực quy định rõ về việc đưa ra một quy định cụ thể về việc này nhằm đảm bảo chất lượng trong một cuộc kiểm toán.

Cần thiết phải thảo luận đến các rủi ro xảy ra gian lận trên BCTC

Trong đoàn kiểm toán bắt buộc phải có trưởng nhóm kiểm toán là KTV có kinh nghiệp và các chứng chỉ nghề nghiệp KTV hành nghề. Ngoài ra, trưởng đoàn còn phải nắm rõ về công ty khách hàng: môi trường kiểm soát, rủi ro tiềm tàng, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp,... từ đó có thể cùng các thành viên khác đem

vấn đề này ra để thảo luận, tìm kiếm, phân tích được những khả năng xảy ra không chỉ sai sót mà còn có cả gian lận.

VAS 240 quy định về nội dung thảo luận có thể bao gồm:

“(1) Trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán về cách thức và trường hợp mà họ cho rằng báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán có khả năng có sai sót trọng yếu do gian lận, cách thức Ban Giám đốc có thể thực hiện và che giấu hành vi lập báo cáo tài chính gian lận và cách thức mà tài sản của đơn vị có thể bị biển thủ;”

“(2) Xem xét các tình huống cho thấy có sự điều chỉnh kết quả kinh doanh và các thủ đoạn mà thành viên Ban Giám đốc có thể thực hiện nhằm điều chỉnh kết quả kinh doanh dẫn đến việc lập báo cáo tài chính gian lận;”

“(3) Xem xét các yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán có thể tạo ra động cơ hoặc áp lực buộc Ban Giám đốc hoặc những đối tượng khác phải thực hiện hành vi gian lận, tạo cơ hội thực hiện hành vi gian lận, và có yếu tố văn hóa hoặc môi trường tạo điều kiện cho Ban Giám đốc hoặc các đối tượng khác có thể biện minh cho việc thực hiện hành vi gian lận;”

“(4) Xem xét sự giám sát của Ban Giám đốc đối với các nhân viên thường tiếp cận với tiền hoặc tài sản dễ bị biển thủ;”

“(5) Xem xét các thay đổi bất thường hoặc chưa giải thích được trong hành vi hoặc lối sống của Ban Giám đốc hoặc các nhân viên mà nhóm kiểm toán lưu ý;”

“(6) Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì thái độ đúng đắn trong suốt cuộc kiểm toán đối với khả năng tồn tại sai sót trọng yếu do gian lận;”

“(7) Xem xét các tình huống có thể có khả năng tồn tại gian lận;”

“(8) Xem xét xem bằng cách nào để bổ sung yếu tố mà đơn vị được kiểm toán không thể dự đoán trước được vào nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện;”

“(9) Xem xét và lựa chọn các thủ tục kiểm toán hiệu quả để xử lý khả năng tồn tại sai sót trọng yếu do gian lận trong các báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán;”

“(10) Xem xét các thông tin cáo buộc gian lận mà kiểm toán viên nhận được;” “(11) Xem xét rủi ro Ban Giám đốc khống chế kiểm soát.”

Thông báo với Ban giám đốc và các thành viên chịu trách nhiệm trong Hội đồng quản trị:

KTV khi phát hiện ra các gian lận và có đầy đủ bằng chứng về sự tồn tại gian lận phải thông báo, trao đổi với cấp quản lý nhanh nhất có thể trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán. Cấp quản lý ở đây phải là cấp cao hơn với nhưng người có liên quan đến gian lận. Phù hợp nhất sẽ là ban Quản trị nếu xét thấy mức độ nghiêm trọng và tính thông đồng trong hành vi gian lận.

Lưu trữ tài liệu, bằng chứng kiểm toán:

Cần bổ sung quy định về lưu trữ thông tin có liên quan đến các thủ tục đánh giá rủi ro có gian lận. Việc lưu trữ này nhằm mục đích đánh giá sau kiểm toán của chính doanh nghiệp Kiểm toán và giúp làm bằng chứng kiểm toán cho các yêu cầu khác như: tham khảo cho kì kiểm toán sau, yêu cầu kiểm tra bằng chứng của cơ quan thanh tra,...

Những tài liệu về các nghi vấn gian lận, nghi vấn sai sót trọng yếu, đánh giá mức độ trọng yếu của rủi ro có gian lận trên BCTC cần được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán. Bên cạnh các nội dung liên quan đến bằng chứng nghi vấn gian lận, KTV còn phải lưu trữ một số nội dung sau: phản ứng của đoàn KTV khi phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếu, các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và kết quả của các thủ tục đó. KTV cũng nên lưu lại các bằng chứng về đánh giá rủi ro có gian lận của chính doanh nghiệp được kiểm toán, xuất phát từ Ban Giám đốc hay Ban Quản trị hoặc bộ phận khác.

Một phần của tài liệu 821 nghiên cứu về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc phát hiện gian lận và nhầm lẫn trong lập và trình bày báo cáo tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 67)

w