Ke toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu 677 kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ quang huy (Trang 26)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.3.2. Ke toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Khái niệm

“Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả

cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp, bao gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả công

nhân trực tiếp sản xuất”. (PGS.TS Lê Văn Luyện (Chủ biên), 2014)

Phương pháp tập hợp và phân bổ

- Đối với chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì sẽ được quy nạp trưc tiếp cho đối tượng đó.

- Đối với chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì dùng phương pháp phân bổ gián tiếp với tiêu thức phân bổ hợp lý (chi phí tiền lương theo định mức, giờ công định mức, sản phẩm hoàn thành,...)

❖Chứng từ sử dụng

CPNCTT được xác định trên cơ sở các chứng từ: Bảng chấm công, bảng thanh

toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, phiếu xác nhận số lượng sản phẩm hoàn thành, phiếu xác nhận làm thêm giờ,...

15

622

Tài khoản sử dụng

Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản - “Chi phí nhân công trực tiếp”. Kết cấu của tài khoản 622 như sau:

TK 622

S Chi phí nhân công trực tiếp S Kết chuyển chi phí NCTT để tính tham gia quá trình sản xuất sản vào giá thành sản phẩm

phẩm S Kết chuyển chi phí nhân công trực

tiếp vượt mức bình thường Cuối kỳ tài khoản 622 không có số dư.

,> Quy trình hạch toán:

Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Kết chuyển CPNCTT r

TK 632

CPNCTT vượt trên mιi'c bình thường

TK 338

Các khoản trích theo lương

V Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

V Các khoản ghi giảm CPSXC

V K/C CPSXC vào CP chế biến cho các đối tượng chịu CP

V K/C CPSXC không được phân bổ vào CPSXKD trong kỳ.

16

1.3.3.3. Ke toán tập hợp chi phí sản xuất chung Khái niệm

“Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phục vụ cho quá tình sản xuất

sản phẩm phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí SXC bao gồm các yếu tố: chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho nhu cầu của phân xưởng; chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất, chi

phí dịch vụ mua ngoài và chi phi phí chung khác bằng tiền”. (PGS.TSLê Văn Luyện (Chủ biên), 2014)

Phương pháp tập hợp và phân bổ

Chi phí sản xuất chung thường liên quan đến nhiều đối tượng nên kế toán sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Tùy thuộc vào loại chi phí (chi phí SXC biến đổi và CPSXC cố định) sẽ có quá trình phân bổ phù hợp.

Đối với chi phí SXC biến đổi, kế toán thực hiện phân bổ hết trong kỳ cho mỗi

đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế.

Đối với chi phí SXC cố định, kế toán phải phân bổ dựa trên mức công suất hoạt động thực tế của phân xưởng. Nếu số lượng sản phẩm thực tế mà sản xuất ra lớn hơn mức công suất bình thường thì chi phí SXC cố định được phân bổ hết vào giá thành. Nếu số lượng sản phẩm thực tế mà sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường thì phần chi phí SXC tương ứng với số lượng thực tế được tính vào giá thành, phần còn lại được tính vào giá vốn hàng bán.

Chứng từ sử dụng

Chi phí SXC được xác định trên cơ sở chứng từ: Phiếu xuất kho, Hóa đơn bán

hàng, hóa đơn GTGT đầu vào, Bảng chấm công, Bảng lương, bảng phân bổ lương,....

Tài khoản sử dụng

Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- “Chi phí sản xuất chung”. Kết cấu của tài khoản này như sau:

17

CPSXC không được phân bổ,^ ghi nhận vào CPSXKD TK 214 TK 11 CP khấu hao TSCĐ k --- ► CP khác bằng tiền -

Cuối kỳ tài khoản 627 không có số dư

Quy trình kế toán:

Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí sản xuất chung

TK 334, 338 TK 627 TK 154

Tk 152

CP nhân viên CP phân bổ vào CP chế biến trong kỳ CP vật liệu TK 153, 242 TK 632 TK 111, 112, 152 CP CCDC Ghi giảm CPSXC

18

1.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Việc tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm phụ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng là kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ. Neu doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho thì kế toán sẽ sử dụng TK 154 - “Chi phí

sản xuất kinh doanh dở dang”. Còn trường hợp doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán sẽ sử dụng TK 631 - “Giá thành sản xuất” để tổng hợp CPSX.

Sơ đồ 1.5: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

TK 621 TK 154 TK 152, 138

Kết chuyển CPNVLTT Các khoản ghi giảm CPSX

TK 622 Kết chuyển CPNCTT TK 627 TK 155 Nhập kho TK 157 GTSP hoàn thành Gửi bán Kết chuyển CPSXC TK 632 Tiêu thụ

19

Sơ đồ 1.6: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển CPSX dở dang đầu kỳ Kết chuyển CPSX dở dang cuối kỳ TK 621 TK 632 Kết chuyển CPNVLTT Kết chuyển GTSP hoàn thành trong kỳ TK 622 Kết chuyển CPNCTT TK 627 Kết chuyển CPSXC » được phân bổ

Nguồn: (Thông tư 200/2014/TT BTC, 2014)

1.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

1.3.1. Khái niệm sản phẩm dở dang cuối kỳ

“Sản phẩm dở dang là những sản phẩm mà còn đang nằm trên dây chuyền sản

xuất, đang còn tiếp tục sản xuất gia công chế biến để hoàn thành. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ mà khối lượng sản phẩm hoàn

thành làm dở cuối kỳ phải gánh chịu”. (PGS.TSLê Văn Luyện (Chủ biên), 2014)

1.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

❖Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính

Theo phương pháp này, SPDD cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí gia công chế biến sẽ được tính cho sản phẩm hoàn thành.

20 Công thức tính CPSXDD cuối kỳ:

Dck = Dđk + C x Qddck

Qht + Qddck

Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

Cv: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp/ NVL chính trực tiếp trong kỳ Qht: số lượng sản phẩm hoàn thành

Qddck: số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu phụ và các chi phí chế biến chiếm tỷ trọng không đáng kể.

❖ Đánh giá SPDD cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang trong kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành. Do đó, khi kiểm kê sản phẩm dở, kế toán phải đánh

giá mức độ hoàn thành sau đó quy đổi sản phẩm dở dang theo sản phầm hoàn thành tương đương.

Công thức tính CPSXDD cuối kỳ:

Dck = Dđk v x Qd Qht + Q'd

Q’d = Qddckx %Mc

Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

Cv: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp/ NVL chính trực tiếp trong kỳ Qht: số lượng sản phẩm hoàn thành

21

Q’d: số lượng sản phẩm tương đương %Mc: mức độ hoàn thành

Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với các sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán.

1.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm

1.4.1. Đối tượng và kỳ tính giá thànhĐối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm cụ thể và trình độ, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

- Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định

là đối tượng tính giá thành.

- Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng thì từng loạt sản phẩm và đơn vị sản phẩm thuộc từng đơn hàng hoàn thành là đối tượng tính giá thành.

- Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở khâu cuối cùng.

- Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc chi tiết cho mỗi khâu.

Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành chính là thời kỳ bộ phận kế toán tiến hành công việc tính giá

thành cho các đối tượng tính giá thành đã xác định. Kỳ tính giá thành có thể được xác

định là tháng, quý, nửa năm, cả năm (trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất liên tục, sản phẩm cố định) hoặc xác định vào thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất (trong trường hợp sản xuất theo đơn đặt hàng, sản xuất không liên tục).

22

1.4.2. Phương pháp tính giá thànhPhương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp tính giá thành giản đơn

Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, thích hợp với quy trình công nghệ sản xuất một loại sản phẩm, đối

tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình sản xuất. Công thức

Z = Ddk + C - Dck (z = Z/Qht)

Z: tổng giá thành sản phẩm đã hoàn thành z: giá thành trên 1 đơn vị sản phẩm

Ddk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C: chi phí sản xuất trong kỳ

Qht: số lượng sản phẩm hoàn thành

Phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ

Các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này là các doanh nghiệp có quá trình

sản xuất ngoài thu được sản phẩm chính còn cả những sản phẩm phụ. Phần chi phí liên quan đến sản phẩm phụ phát sinh không được tính vào giá thành sản phẩm mà thường tính theo giá kế hoạch.

Công thức:

Z = Ddk + C - Dck - Cp

Z: tổng giá thành sản phẩm đã hoàn thành

Ddk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, dở dang cuối kỳ C: chi phí sản xuất trong kỳ

Cp: chi phí sản xuất sản phẩm phụ

Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sử dụng cùng một quy trình sản xuất, cùng một nguyên vật liệu và lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều

23

sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.

Căn cứ theo tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định hệ số kinh tế, kỹ thuật (hệ

số tính giá thành) cho từng loại sản phẩm, trong đó, lấy một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn (có hệ số bằng 1). Giá thành từng loại sản phẩm được xác định theo các bước:

Bước 1: Tính giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn

Z Ddk + C - Dck

z tiêu chuẩn =---=--- Q tiêu chuẩn Σ(Qi * Hi)

z tiêu chuẩn: giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn Z: tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm Q tiêu chuẩn: tổng số sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn Qi: sản lượng sản xuất thực tế sản phẩm i

Hi: hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i

Bước 2: Tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm

zi = zi tiêu chuẩn * Hi

zi: giá thành đơn vị sản phẩm loại i

Bước 3: Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm

Zi = zi x Qi x Hi

Zi: tổng giá thành sản xuất của loại sản phẩm i

❖Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản

xuất nhiều loại sản phẩm với các quy cách, phẩm chất khác nhau.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của

cả nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán.

24

Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý (giá thành kế hoạch hoặc giá thành định

mức) và chi phí sản xuất đã tập hợp để tính tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí theo công thức sau:

t = --- hoặc t = ---

Zkh Zđm

Z: tổng giá thành cho nhóm sản phẩm

Zkh: tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm (Zkh = zikh x Qi) zikh: giá thành kế hoạch đơn vị của quy các i

Zđm: tổng giá thành định mức của nhóm sản phẩm (Zđm = ziđm x Qi) ziđm: giá thành định mức đơn vị quy cách i

Qi: số lượng sản phẩm sản xuất quy cách i

Căn cứ vào tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành thực tế cho từng quy cách theo công thức sau:

Zi = Zikh x t hoặc Zi = Ziđm x t

Z: tổng giá thành cho quy cách i

Zikh: tổng giá thành kế hoạch của quy cách i Ziđm: tổng giá thành định mức của quy cách i

1.5. Hình thức sổ kế toán

Theo “Thông tư số 200/2014/ TT - BTC” có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, hình thức sổ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp gồm có:

- Hình thức nhật ký chung - Hình thức nhật ký - sổ cái - Hình thức nhật ký - ghi sổ - Hình thức nhật ký chứng từ - Hình thức kế toán trên máy tính

25

Hiện nay, đơn vị em đang thực tập đang sử dụng phần mềm kế toán theo nguyên tắc hình thức Nhật ký chung. Do giới hạn của phạm vi nghiên cứu, trong khóa

luận chỉ giới thiệu hình thức Nhật ký chung và hình thức kế toán máy trên vi tính - hai hình thức sổ thông dụng ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

26

Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Glii chú:

PHÀy MÈM

SÓKÉTQÁN

- Sô tông họp

- Sô chi tiêt

Báng tồng hợp chứng từ cùng loại

Nhập sõ liệu hàng ngày

In sô, báo cáo CUOI tháng, CUOI năm Đổi chiểu, kiêm tra

- Báo cáo tài chinh

- Báo cáo kề toán MẢY W TĨXH

Chứng từ kế toán

27

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của khóa luận, em đã trình bày những nội dung cơ bản về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cũng như hệ thống sổ kế toán sử dụng dưới góc độ kế toán tài chính. Đây là tiền đề trước khi tiến hành tìm hiểu về thực trạng kế toán tại Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quang Huy ở chương 2.

Một phần của tài liệu 677 kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ quang huy (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w